Quy trình xử lý lấn chiếm đất công

17/09/2022 | 09:20 104 lượt xem Lò Chum

Quy trình xử lý lấn chiếm đất công

Thưa luật sư, chúng tôi có dự án của xã để xây cầu cho các em học sinh qua bên sông đi học cho tiện, thế nhưng do chưa có đủ chi phí để thực hiện dự án nên mới trích được 1 phần đất bên này sông. Một phần đất bên kia bị nhà cạnh đó mở quán tạp hóa nhỏ và lấn chiếm trong thời gian chưa thực hiện dự án. Luật sư có thể tư vấn cho tôi biết về Quy trình xử lý lấn chiếm đất công như thế nào? Cụ thể các cách giải quyết ra sao? Mong luật sư tư vấn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi; để giải đáp thắc mắc của bạn; cũng như vấn đề: Quy trình xử lý lấn chiếm đất công? Quy định như thế nào? Cụ thể ra sao?; Đây chắc hẳn; là thắc mắc của; rất nhiều người để giải đáp thắc mắc đó cũng như trả lời cho câu hỏi ở trên; thì hãy cùng tham khảo qua; bài viết dưới đây của chúng tôi để làm rõ vấn đề nhé!

Căn cứ pháp lý:

Đất công là gì?

Đất công là đất được sử dụng cho mục đích công cộng như: Làm đường xá, cầu cống, công viên, trường học, bệnh viện,..v.v.. thuộc Mục e Khoản 2 Điều 10 của Luật đất đai năm 2013. Đất công thuộc quyền sở hữu nhà nước, bất cứ một cá nhân hay một tổ chức nào muốn sở hữu thì buộc phải có văn bản hoặc quyết định của nhà nước.

Theo đó, đất công gồm đất giao thông (bao gồm cảng hàng hải, sân bay, hay hệ thống giao thông đường bộ hoặc các công trình giao thông thác…); đất có di tích lịch sử – văn hóa hoặc danh lam thắng cảnh; hoặc đất dùng để sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi giải trí công cộng

Không Lấn chiếm đất công là gì

  • Để trả lời cho câu hỏi lấn chiếm đất công là gì, trước tiên phải hiểu rằng hành vi lấn chiếm đất công bao gồm hành vi lấn đất công và hành vi chiếm đất công. Cụ thể, như sau:
  • Hành vi lấn đất công được hiểu là hành vi của người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất của mình để mở rộng diện tích đất sử dụng sang cả phần đất công mà không được các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép. 
  • Còn hành vi chiếm đất công thì được hiểu là hành vi cá nhân, tổ chức tự ý sử dụng đất công mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. 

Ví dụ các hành vi lấn chiếm đất công như hành vi xây dựng lấn chiếm đất công (xây nhà lấn chiếm đất công hoặc xây dựng các công trình khác lấn chiếm đất công)…

Quy trình xử lý lấn chiếm đất công?

Quy trình xử lý lấn chiếm đất công
Quy trình xử lý lấn chiếm đất công

Xử phạt hành chính hành vi lấn chiếm đất công

Xử lý lấn chiếm đất công còn tùy thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm mà xử phạt hành chính hay phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong đó, về xử phạt hành chính hành vi lấn chiếm đất công như sau:

  • Trước tiên, như đã phân tích trên, đất công bao gồm đất giao thông, đất thủy lợi; đất danh lam thắng cảnh… Đối với từng loại lấn chiếm đất công cụ thể (ví dụ như lấn chiếm đất công là đất giao thông, hay lấn chiếm đất công là đất di tích, danh lam thắng cảnh…) thì hình thức và mức xử phạt sẽ được thực hiện theo quy định pháp luật về xử phạt hành chính trong từng lĩnh vực tương ứng đó (dựa vào khoản 6 Điều 14 Nghị định 91/2019 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai).
  • Trong đó, phổ biến thường là hành vi lấn chiếm đất công đối với trường hợp đất công đó là đất giao thông, khi đó, căn cứ vào Nghị định 46/2016 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, quy định cụ thể các trường hợp lấn chiếm đất công và hình thức, cũng như mức xử phạt tương ứng. Ví dụ như, đối với hành vi lấn chiếm đất công là hành vi xây dựng lấn chiếm đất côngxây nhà lấn chiếm đất công, trong đó, đất công ở đây chính là đất giao thông thì bị phạt từ 15 triệu đến 20 triệu đồng (căn cứ vào Điều 12 Nghị định này)

Xử lý hình sự tội lấn chiếm đất công

Ngoài hình thức xử lý hành vi lấn chiếm đất công bằng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính cụ thể như đã nêu trên; thì trong một vài trường hợp nếu hành vi lấn chiếm đất công đó có tính chất và mức độ nguy hiểm đáng kể cho xã hội, đủ yếu tố cấu thành tội phạm được quy định cụ thể trong Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 thì hành vi lấn chiếm đất công này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cụ thể, căn cứ vào Điều 228 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 thì theo đó, có thể hiểu rằng, người nào lấn chiếm đất công, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi lấn chiếm đất công này (như đã phân tích trên); hoặc đã bị kết án về tội vi phạm quy định về sử dụng đất đai, chưa được xóa án tích mà vẫn tiếp tục có hành vi vi phạm lẫn chiếm đất công, thì chịu hình phạt như sau:

  • Phạm tội cơ bản (trường hợp phạm tội thông thường): Phạt tiền từ 50 triệu đến 500 triệu hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm; hoặc bị xử phạt tù có thời hạn từ 6 tháng đến 3 năm;
  • Phạm tội trong trường hợp lấn chiếm đất công có tổ chức; hoặc phạm tội 2 lần trở lên hoặc lấn chiếm đất công thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm thì bị phạt tiền từ 500 triệu đến 2 tỷ; hoặc bị xử phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.

Người phạm tội này (lấn chiếm đất công) còn có thể phải chịu thêm hình phạt bổ sung, đó là phạt tiền từ 10 triệu đến 50 triệu. 

Như vậy, bài viết trên đã cơ bản chỉ ra và phân tích làm rõ cho bạn đọc hành vi lấn chiếm đất công là gì, xử lý lấn chiếm đất công

Quy trình xử lý lấn chiếm đất đai khi xảy ra tranh chấp

Để bảo vệ thực thì quyền sử dụng đất, chủ sở hữu cần thực hiện các phương thức bảo vệ sau:

  • Tiến hành hòa giải, thương lượng với người có hành vi lấn chiếm đất đai. Theo pháp luật quy định, Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dần cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
  • Hoặc tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì bạn có thể thực hiện khởi kiện đến Tòa án căn cứ Điều 203 Luật đất đai 2013

Quy trình xử lý lấn chiếm đất đai về mặt dân sự

Theo quy định tại Điều 164, 166, 169, 170 Bộ luật dân sự 2015, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản (ở đây là đất bị lấn chiếm) có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

.Tùy thuộc vào từng chi tiết cụ thể cũng như số đo diện tích bị lấn chiếm khác nhau thì mức xử phạt trong quy trình xử lý lấn chiếm đất đai khác nhau.

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về “Quy trình xử lý lấn chiếm đất công. Chúng tôi hi vọng rằng kiến thức trên sẽ giúp ích cho bạn đọc và bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Nếu quý khách có nhu cầu Tư vấn đặt cọc đất, chia thừa kế nhà đất , Bồi thường thu hồi đất, Đổi tên sổ đỏ, Làm sổ đỏ, Tách sổ đỏ, Giải quyết tranh chấp đất đai, tư vấn luật đất đai…, Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về các vấn đề liên quan đến đất đai vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Có được mở lối đi qua phần công trình giải trí công cộng không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 132 Luật đất đai 2013 quy định về đất công ích thì:
“...2. Quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn để sử dụng vào các mục đích sau đây:
a) Xây dựng các công trình công cộng của xã, phường, thị trấn bao gồm công trình văn hóa, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí công cộng, y tế, giáo dục, chợ, nghĩa trang, nghĩa địa và các công trình công cộng khác theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;”
Như vậy, đối với phần đất làm sân bóng để giải trí công cộng thì có thể đây là phần đất công ích xã phường; và nếu đây là t công cộng thì gia đình không được phép sử dụng làm lối đi. Bên cạnh đó, việc  xây dựng phải đáp ứng các điều kiện về xây dựng và mở cửa nên nếu gia đình cố ý vi phạm mở lối đi có thể vi phạm về xây dựng tại địa phương nên có thể bị buộc phải phá dỡ nếu vi phạm vì gia đình không được mở cửa đi vào phần đất đã được xây dụng để làm mục đích giải trí công cộng của nhà nước.

Những đặc điểm của đất công quy định như thế nào?

Đất công do UBND sử dụng và quản lý
Theo quy định tại khoản 2 điều 7 Luật đất đai 2013, UBND cấp xã được sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích công ích; được giao đất phi nông nghiệp để sử dụng vào mục đích xây dựng trụ sở UBND, các công trình công cộng phục vụ hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí, chợ, nghĩa trang, nghĩa địa và công trình công cộng khác của địa phương.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 164, khoản 2 Điều 8 và khoản 2 Điều 141 Luật đất đai 2013, UBND cấp xã quản lý đất sử dụng vào mục đích công cộng, đất chưa giao, chưa cho thuê tại địa phương bao gồm đất bãi bồi, ven sông ven biển và đất chưa sử dụng thuộc địa phận xã, phường, thị trấn.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 141 Luật đất đai 2013, UBND cấp huyện quản lý đất bãi bồi ven sông, ven biển thường xuyên được bồi tụ hoặc thường xuyên bị sạt lở.
Theo khoản 2 Điều 164 Luật đất đai 2013, UBND cấp tỉnh quản lý đất chưa sử dụng tại các đảo chưa có người ở thuộc địa phương.
Trường hợp, đất công bị lấn chiếm bởi người dân xây nhà thì phần đất bị lấn chiếm không nằm trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) thì sẽ bị thu hồi.
Mục d khoản 2 điều 10 Luật đất đai 2013 quy định:
Theo quy định tại điều 132 Luật đất đai 2013, quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn do UBND cấp xã nơi có đất quản lý, sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.
Quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích không quá 5% tổng diện tích đất trồng cây hàng năm, cây lâu năm, nuôi trồng thủy sản để phục vụ cho nhu cầu công ích của địa phương.