Quy định xin giấy phép san lấp mặt bằng năm 2023

18/03/2023 | 10:29 325 lượt xem Bảo Nhi

Để cá nhân, tổ chức được phép san lấp mặt bằng theo đúng với quy định của pháp luật hiện nay vì một số lý do nào đó thì cá nhân, tổ chức họ sẽ phải làm đơn xin phép san lấp mặt bằng rồi gửi cho Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, chủ thể có thẩm quyền ở đây là Bộ tài nguyên và môi trường, tổng cục địa chất và khoáng sản Việt Nam, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản, Sở tài nguyên và Môi trường. Trong công tác san lấp mặt bằng đất đất, đầu tiên, đất thi công chủ yếu được lấy ngay bên trong phạm vi công trường cần san lấp. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Tư vấn đất đai để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Xin giấy phép san lấp mặt bằng” nhanh chóng, trọn gói của chúng tôi, hy vọng có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Trong công tác san đất, đầu tiên, đất thi công chủ yếu được lấy ngay bên trong phạm vi công trường. 

Căn cứ pháp lý

Phương pháp san lấp mặt bằng

Đối với dịch vụ san lấp mặt bằng hiện nay thì phương pháp hoàn thổ bằng cát hoặc đá dăm là hai loại vật liệu được sử dụng nhiều nhất hiện nay:

Với cát:

Đối với những công trình có khu vực xây dựng nền đất yếu ẩm ướt nền không ổn định dễ bị ngập úng khi có mưa

Dùng cát san lấp ổn định nền nhà tăng cường kết cấu nền đất cũ. Cát có cường độ nén rất cao được đánh giá cao trong vật liệu san lấp mặt bằng

Với đá dăm:

Đá dăm có kết cấu bền và chắc cứng hơn cát rất nhiều. Mặt ằng xây dựng sẽ có độ chắc chắn hơn rất nhiều.

Ngoài ra vật liệu này rẻ không đắt và được ưa chuộng cho các cơ sở nhỏ.

Hồ sơ xin giấy phép san lấp mặt bằng

Hồ sơ để xin phép thực hiện san lấp mặt bằng bao gồm:

  • Đơn xin phép san lấp mặt bằng (Hoặc Tờ khai theo mẫu quy đinh);
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ khác chứng minh quyền sử dụng đất là hợp pháp theo quy định của Luật Đất đai;
  • Bản cam kết về việc đảm bảo an toàn cho các công trình liền kề;
  • Bản vẽ, phương án thi công san lấp mặt bằng, phương án đổ thải;
  • Bản mô tả năng lực của đơn vị trực tiếp thực hiện san lấp mặt bằng;
  • Bản cam kết về an toàn môi trường;

Mẫu đơn xin giấy phép san lấp mặt bằng

Hướng dẫn viết đơn xin phép san lấp mặt bằng

Phần kính gửi của đơn xin phép san lấp mặt bằng ghi cụ thể tên của Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền( Bộ tài nguyên và môi trường, tổng cục địa chất và khoáng sản Việt Nam, Sở tài nguyên và Môi trường).

Phần nội dung của của đơn xin phép san ấp mặt bằng phải có những nội dung sau:

+ Yêu cầu thông tin của cá nhân, tổ chức muốn xin phép san lấp mặt bằng,  giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép xây dựng,..

+Trình bày những lý do tại sao muốn san lấp mặt bằng.

Cuối đơn xin san lấp mặt bằng thì người làm đơn sẽ ký và ghi rõ họ tên để làm bằng chứng.

Thủ tục xin giấy phép san lấp mặt bằng

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như hướng dẫn trên, người có nhu cầu xin giấy phép san lấp mặt bằng sẽ thực hiện thủ tục theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, các tài liệu, căn cứ chứng minh cho nhu cầu thực hiện thủ tục;

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Uỷ ban nhân dân cấp quận huyện có thẩm quyền và nhận giấy hẹn trả kết quả;

Bước 3: Nhận kết quả giải quyết hồ sơ tại bộ phận đã nộp hồ sơ bước trên sau khi đến thời gian trên giấy hẹn trả kết quả;

Bước 4: Trong trường hợp hồ sơ bị từ chối, người làm thủ tục sẽ phải thực hiện bổ sung hoặc khắc phục các vấn đề thuộc lý do từ chối được trả lời bằng văn bản;

Cơ quan xin giấy phép san lấp mặt bằng

Theo quy địnnh, thẩm quyền cho phép san lấp mặt bằng được quy định như sau:

  • Chủ tịch UBND tỉnh ban hành văn bản chấp thuận cho khai thác đất đắp nền, các công trình xây dựng, san gạt mặt bằng, hạ cốt nền.
  • Trường hợp san gạt cải tạo mặt bằng trong diện tích đất được giao (không bao gồm đất ở) cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mà không sử dụng đất để san lấp công trình khác phải đăng ký khu vực, khối lượng, phương pháp, thiết bị, kế hoạch thi công, vị trí đổ đất thải tại UBND cấp huyện và phải được UBND cấp huyện chấp thuận bằng văn bản.

Như vậy, người dân có thể nộp hồ sơ xin phép san lấp mặt bằng để sử dụng hiệu quả hơn được gửi tới Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản. Việc san lấp có thể bao gồm sửa chữa, cải tạo, san lấp, bồi đắp, chủ đơn cần có phương án để sử dụng nguồn đất dư thừa trước và sau khi tiến hành.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Xin giấy phép san lấp mặt bằng” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tư vấn đất đai luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là sổ hợp đồng đặt cọc nhà đất … vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 . Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. 

Câu hỏi thường gặp

Xác định phương án san lấp mặt bằng phù hợp quy hoạch địa phương như thế nào?

Điều quan trọng nhất trong hồ sơ xin cấp phép san lấp mặt bằng chính là tài liệu thể hiện Phương án san lấp mặt bằng phù hợp với quy hoạch địa phương, các biện pháp bảo vệ môi trường, gìn giữ giá trị, tài nguyên đất.
Phương án san lấp mặt bằng phải có 3 phần chính bao gồm: Biện pháp thi công, thời gian thi công, máy móc công nghệ áp dụng, khảo sát về sự ảnh hưởng của công tác san lấp; Vị trí, sơ đồ thi công; Biện pháp đổ thải, xử lý đất thừa hoặc bổ sung đất khi tiến hành san lấp mặt bằng.

Tự ý san lấp đất ruộng có vi phạm pháp luật?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Luật Đất đai 2013, hủy hoại đất là một trong những hành vi bị nghiêm cấm, theo đó:
“Hủy hoại đất là hành vi làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất hoặc gây ô nhiễm đất mà làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định, trong đó:
a) Làm biến dạng địa hình trong các trường hợp: thay đổi độ dốc bề mặt đất; hạ thấp bề mặt đất do lấy đất mặt dùng vào việc khác hoặc làm cho bề mặt đất thấp hơn so với thửa đất liền kề; san lấp đất có mặt nước chuyên dùng, kênh, mương tưới, tiêu nước hoặc san lấp nâng cao bề mặt của đất sản xuất nông nghiệp so với các thửa đất liền kề; trừ trường hợp cải tạo đất nông nghiệp thành ruộng bậc thang và hình thức cải tạo đất khác phù hợp với mục đích sử dụng đất được giao, được thuê hoặc phù hợp với dự án đầu tư đã được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất phê duyệt hoặc chấp thuận;
b) Làm suy giảm chất lượng đất trong các trường hợp: làm mất hoặc giảm độ dầy tầng đất đang canh tác; làm thay đổi lớp mặt của đất sản xuất nông nghiệp bằng các loại vật liệu, chất thải hoặc đất lẫn sỏi, đá hay loại đất có thành phần khác với loại đất đang sử dụng; gây xói mòn, rửa trôi đất nông nghiệp;
c) Gây ô nhiễm đất là trường hợp đưa vào trong đất các chất độc hại hoặc vi sinh vật, ký sinh trùng có hại cho cây trồng, vật nuôi, con người;
d) Làm mất khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định là trường hợp sau khi thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này mà dẫn đến không sử dụng đất được theo mục đích được Nhà nước giao, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất;
đ) Làm giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định là trường hợp sau khi thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này mà phải đầu tư cải tạo đất mới có thể sử dụng đất theo mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất.” (Khoản 3 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP)
Từ những định nghĩa và quy định nêu trên, có thể thấy hành vi san lấp đất ruộng trực tiếp dẫn đến thay đổi độ dốc bề mặt đất, làm bề mặt đất thấp hơn/ nâng cao hơn so với thửa đất liền kề (nếu không được sự cho phép từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền) được coi là hành vi hủy hoại đất và bị pháp luật nghiêm cấm. Do đó, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 15 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, cụ thể:
1. Trường hợp làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại dưới 0,05 héc ta;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
đ) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 01 héc ta trở lên.…”
Đồng thời buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm. Trường hợp người có hành vi vi phạm không chấp hành thì Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 64 của Luật đất đai.