Mẫu đơn xin san lấp mặt bằng hộ gia đình tại Việt Nam năm 2023

17/03/2023 | 09:07 114 lượt xem Ngọc Gấm

Chào Luật sư, do phần đất của nhà tôi có nhiều hố sụt, sâu và nguy hiểm có từ thời chiến tranh nên gia đình tôi muốn san lấp lại mặt bằng để không xảy ra tình trạng có người sụp vào các hố sụt. Luật sư có thể cho tôi biết về mẫu đơn xin san lấp mặt bằng hộ gia đình tại Việt Nam năm 2023 như thế nào được không ạ. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư đã giải đáp giúp cho tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Hiện nay tại Việt Nam có rát nhiề hộ gia đình muốn cải tạo lại diện tích đất của mình bằng cách san lâp mặt bằng, sửa sang lại hiện trạng đất đai. Đều này đã dẫn đến hiện trạng đất của người đó không còn giống như trên sổ đỏ hoặc ảnh chụp được đo đạc khi cấp quyền sử dụng đất. Chính vì thế khi san lấp mặt bằng các gia đình, các hộ gia đình cần phải xin phép phía cơ quan nhà nước. Vậy câu hỏi đặt ra là theo quy định của pháp luật thì mẫu đơn xin san lấp mặt bằng hộ gia đình tại Việt Nam năm 2023 như thế nào?

Để giải đáp cho câu hỏi về quy định mẫu đơn xin san lấp mặt bằng hộ gia đình tại Việt Nam năm 2023. Tuvandatdai mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

  • Luật Xây dựng 2014;
  • Nghị định 08/2022/NĐ-CP.

Các đối tượng được phép san lấp mặt bằng tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 106 Luật Xây dựng 2014 quy định về quyền và nghĩa vụ của người đề nghị cấp giấy phép xây dựng như sau:

– Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép xây dựng có các quyền sau:

  • Yêu cầu cơ quan cấp giấy phép xây dựng giải thích, hướng dẫn và thực hiện đúng các quy định về cấp giấy phép xây dựng;
  • Khiếu nại, khởi kiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc cấp giấy phép xây dựng;
  • Được khởi công xây dựng công trình theo quy định của Luật này.

– Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép xây dựng có các nghĩa vụ sau:

  • Nộp đầy đủ hồ sơ và lệ phí cấp giấy phép xây dựng;
  • Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng;
  • Thông báo ngày khởi công xây dựng theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 107 của Luật này;
  • Thực hiện đúng nội dung của giấy phép xây dựng.

Như vậy hộ gia đình thuộc đối tượng được yêu cầu xin giấy phép san lấp mặt bằng.

Thủ tục xin san lấp mặt bằng hộ gia đình tại Việt Nam năm 2023

Theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về hồ sơ xin khai thác đất san lấp tại Việt Nam năm 2023 như sau:

– Hồ sơ đề nghị thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường đối với trường hợp cơ sở không thuộc đối tượng phải cấp giấy phép môi trường quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này, bao gồm:

  • 01 văn bản đề nghị thẩm định của chủ cơ sở;
  • 01 bản phương án cải tạo, phục hồi môi trường;
  • 01 bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường đơn giản hoặc đề án bảo vệ môi trường chi tiết đã được phê duyệt hoặc xác nhận.

Theo quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 36 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về hồ sơ xin khai thác đất san lấp tại Việt Nam năm 2023 như sau:

– Nội dung thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường, bao gồm:

  • Cơ sở pháp lý, sự phù hợp về cấu trúc và nội dung của phương án cải tạo, phục hồi môi trường với các quy định hiện hành;
  • Sự phù hợp của nội dung phương án cải tạo, phục hồi môi trường với các yêu cầu về bảo vệ môi trường, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch tỉnh (nếu có), quy hoạch sử dụng đất có liên quan;
  • Cơ sở tính toán khối lượng các hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường và kinh phí cải tạo, phục hồi môi trường; tính chính xác, đầy đủ khối lượng và dự toán kinh phí, tính phù hợp của phương thức ký quỹ.

– Việc thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này được thực hiện thông qua hội đồng thẩm định do cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 8 Điều này thành lập. Hội đồng thẩm định có ít nhất là 07 thành viên, bao gồm: Chủ tịch hội đồng, Phó Chủ tịch hội đồng (trong trường hợp cần thiết) và phải có ít nhất 1/3 tổng số thành viên là chuyên gia. Chuyên gia là thành viên hội đồng phải có chuyên môn về môi trường, khoáng sản hoặc lĩnh vực khác có liên quan và có kinh nghiệm công tác đáp ứng quy định tại điểm b khoản 3 Điều 34 Luật Bảo vệ môi trường.

Chuyên gia tham gia xây dựng phương án cải tạo, phục hồi môi trường không được tham gia hội đồng thẩm định phương án đó.

Trong trường hợp cần thiết, cơ quan thẩm định tổ chức khảo sát thực tế, lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức và chuyên gia để phục vụ cho hoạt động thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường.

Trong thời gian thẩm định, trường hợp có yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung phương án cải tạo, phục hồi môi trường, cơ quan thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho chủ dự án đầu tư để thực hiện. Trong thời hạn tối đa 12 tháng kể từ ngày có văn bản yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung của cơ quan thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường, chủ cơ sở có trách nhiệm hoàn thiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường gửi cơ quan thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường kèm theo văn bản giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định. Sau thời hạn này, việc thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Mẫu đơn xin san lấp mặt bằng hộ gia đình tại Việt Nam năm 2023
Mẫu đơn xin san lấp mặt bằng hộ gia đình tại Việt Nam năm 2023

Thời gian giải quyết xin san lấp mặt bằng hộ gia đình tại Việt Nam

Theo quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 36 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về hồ sơ xin khai thác đất san lấp tại Việt Nam năm 2023 như sau:

– Thời hạn thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này là không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ. Trong thời hạn quy định tại khoản này, cơ quan thẩm định có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho chủ cơ sở về kết quả thẩm định. Thời gian chủ cơ sở chỉnh sửa, bổ sung phương án cải tạo, phục hồi môi trường theo yêu cầu của cơ quan thẩm định và thời gian xem xét, ra quyết định phê duyệt quy định tại khoản 6 Điều này không tính vào thời hạn thẩm định.
– Kết quả thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường được thể hiện bằng quyết định phê duyệt kết quả thẩm định. Trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ phương án cải tạo, phục hồi môi trường đã được chỉnh sửa, bổ sung theo yêu cầu (nếu có), cơ quan thẩm định có trách nhiệm ra quyết định phê duyệt kết quả thẩm định; trường hợp không phê duyệt thì phải trả lời bằng văn bản cho chủ cơ sở và nêu rõ lý do. Hồ sơ phương án cải tạo, phục hồi môi trường đã được chỉnh sửa, bổ sung theo yêu cầu (nếu có) bao gồm:

  • 01 văn bản giải trình ý kiến thẩm định;
  • 01 bản phương án cải tạo, phục hồi môi trường đã được chỉnh sửa, bổ sung.

Mẫu đơn xin san lấp mặt bằng hộ gia đình tại Việt Nam năm 2023

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—–o0o—–

Địa danh, ngày…….tháng…….năm 20….

ĐƠN XIN CẢI TẠO SAN LẤP MẶT BẰNG
(V/v: Xin được cho phép cải tạo san lấp mặt bằng tại….. với diện tích…..m2/ ha)

Kính gửi:      – BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG – TỔNG CỤC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM – ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH… – SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH…)

– Căn cứ Luật Khoáng sản năm 2010.

(Tên tổ chức, cá nhân)…

Trụ sở tại:………………………………….

Điện thoại:……………………. Fax:………………………

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ cá thể số…/…. ngày …/…/….. (nếu có).

Đang thực hiện việc cải tạo mặt bằng ………….. tại khu vực… xã….. huyện….., tỉnh … theo Quyết định phê duyệt số …../….. ngày …../…../…. của….. (hoặc tại thửa số… tờ bản đồ số… đã được ……. cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số ngày…/…/…..)

Giấy phép xây dựng số …../….. ngày …../…../….. do….. (tên cơ quan) cấp.

Đề nghị được cấp phép khai thác đất san lấp với những thông số sau:

Diện tích khu vực cải tạo: …..….. (ha, m2), được giới hạn bởi các điểm góc: ….. có tọa độ xác định trên bản đồ khu vực kèm theo.

Trữ lượng đất san lấp khai thác:…….. m3.

Độ sâu của mặt bằng xin san lấp, cải tạo: từ….. mét đến….. mét, trung bình…. mét.

Lý do, mục đích xin san lấp mặt bằng:…

Thời gian thực hiện: …………. tháng, từ tháng …… năm ……. đến tháng …….. năm…….

Mục đích sử dụng:…

(Tên tổ chức, cá nhân)……. cam kết thực hiện đúng quy định của pháp luật về khoáng sản và quy định của pháp luật khác có liên quan.

 Tổ chức, cá nhân (Ký tên, đóng dấu)

Tải xuống mẫu đơn xin san lấp mặt bằng hộ gia đình tại Việt Nam

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Vấn đề Mẫu đơn xin san lấp mặt bằng hộ gia đình tại Việt Nam năm 2023 đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tuvandatdai luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là chia thừa kế đất hộ gia đìnhvui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Thẩm quyền cho phép san lấp mặt bằng tại Việt Nam?

Theo quy định tại Điều 36 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về hồ sơ xin khai thác đất san lấp tại Việt Nam năm 2023 như sau:
– Thẩm quyền thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này được quy định như sau:
Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường đối với các cơ sở khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường đối với các cơ sở khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
– Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành mẫu văn bản đề nghị thẩm định, quy định hoạt động của hội đồng thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường quy định tại Điều này.

Trách nhiệm của cơ quan cho phép san lấp mặt bằng tại Việt Nam?

– Niêm yết công khai và giải thích, hướng dẫn các quy định của pháp luật về cấp giấy phép xây dựng.
– Theo dõi, trả kết quả hoặc thông báo cho chủ đầu tư về hồ sơ chưa đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng.
– Cấp giấy phép xây dựng theo quy trình và trong thời hạn theo quy định tại Điều 102 của Luật này.
– Chủ trì và phối hợp với cơ quan chức năng có liên quan kiểm tra việc thực hiện xây dựng theo giấy phép xây dựng; đình chỉ xây dựng, thu hồi giấy phép xây dựng theo thẩm quyền khi chủ đầu tư xây dựng công trình vi phạm nghiêm trọng.
– Người có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do việc cấp giấy phép sai hoặc cấp giấy phép chậm theo quy định của pháp luật.

Quy định về thu hồi giấy phép san lấp mặt bằng tại Việt Nam?

– Giấy phép xây dựng bị thu hồi trong các trường hợp sau:
+ Giấy phép xây dựng được cấp không đúng quy định của pháp luật;
+ Chủ đầu tư không khắc phục việc xây dựng sai với giấy phép xây dựng trong thời hạn ghi trong văn bản xử lý vi phạm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Sau 10 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi giấy phép xây dựng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, nếu chủ đầu tư không nộp lại giấy phép xây dựng cho cơ quan đã cấp giấy phép thì cơ quan cấp giấy phép hoặc cơ quan có thẩm quyền quyết định hủy giấy phép xây dựng và thông báo cho chủ đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có công trình xây dựng. Quyết định hủy giấy phép xây dựng được đăng trên trang thông tin điện tử của Sở Xây dựng.