Quy định về tranh chấp giáp ranh

27/08/2022 | 09:12 20 lượt xem Hương Giang

Trong số các loại tranh chấp đất đai thì tranh chấp giáp ranh là một trong những loại tranh chấp phổ biến và xảy ra thường xuyên nhất. Việc giải quyết tranh chấp giáp ranh trên thực tế không hề dễ dàng, có thể kéo dài rất lâu và những thủ tục xác minh đính chính rất phức tạp. Vậy pháp luật quy định về việc xác định ranh giới bất động sản liền kề như thế nào? Quy trình thủ tục hòa giải tranh chấp giáp ranh, cách Khởi kiện giải quyết tranh chấp giáp ranh được thực hiện ra sao? Mời bạn theo dõi bài viết sau đây của Tư vấn luật đất đai để được giải đáp những vấn đề này nhé.

Căn cứ pháp lý

Tranh chấp giáp ranh được hiểu như thế nào?

Tranh chấp giáp ranh được hiểu là tranh chấp về ranh giới giữa các thửa đất liền kề. Ranh giới này được xác đinh theo hiện trạng sử dụng, quản lý và chỉnh lý theo kết quả cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì vậy, nếu việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bạn được tiến hành đúng theo quy định, bạn có thể đòi lại phần đất bị lấn chiếm dựa trên các quy phạm pháp luật về đất đai hiện nay.

Quy định về việc xác định ranh giới bất động sản liền kề

Theo Bộ Luật Dân sự 2015 ranh giới giữa các bất động sản liền kề được quy định tại Điều 175 như sau:

Thứ nhất, việc xác định ranh giới sẽ dựa trên thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.

Không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách, kể cả trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng. Mọi chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung.

Thứ hai, người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác.

Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, cắt, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Như vậy, mọi chủ thể sở hữu các thửa đất liền kề phải thực hiện nghĩa vụ tôn trong ranh giới, duy trì ranh giới chung, không được lấn, chiếm thay đổi các mốc giới ngăn cách, kể cả trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng. Đồng thời, ranh giới giữa các thửa đất cũng được thể hiện trong bản đồ địa chính của địa phương. Do vậy, trong trường hợp có tranh chấp về ranh giới, các chủ sử dụng đất có thể tự thỏa thuận với nhau, trong trường hợp không thỏa thuận được thì có thể tiến hành hòa giải.

Thủ tục hòa giải tranh chấp giáp ranh

Theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai 2013, như sau:

a. Các bên tự hòa giải.

b. Trong trường hợp không thể tự hòa giải, các bên có thể gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản để hòa giải.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp xã, tổ chức thành viên của Mặt trận, tổ chức xã hội khác tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình. Việc hòa giải tranh này được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã, được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

c. Căn cứ vào kết quả hòa giải

Trường hợp 1: Hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau. Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Trường hợp 2: Hòa giải không thành, mà các bên đều có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì tranh chấp sẽ được giải quyết bằng cách đưa ra Tòa án nhân dân theo khoản 1 điều 203 Luật đất đai 2013: “Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết”

Việc khởi kiện để giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015, có hiệu lực từ ngày 01/7/2016.

Giả sử trong trường hợp, cả hai hộ gia đình đều đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trên cơ sở đó, khi có tranh chấp có thể căn cứ vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của 2 nhà để xác định phần ranh giới như hiện tại là có đúng không.

Từ quy định trên, có thể thấy nhà nước luôn khuyến khích các bên thực hiện việc tự hòa giải hoặc hòa giải tại cơ sở trước, sau đó nếu không có đạt được kết quả như mong muốn thì mới tiến hành thủ tục hòa giải theo quy định của luật. Cuối cùng, nếu hòa giải không thành các bên mới khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp.

Tranh chấp giáp ranh
Tranh chấp giáp ranh

Khởi kiện giải quyết tranh chấp giáp ranh

Căn cứ Điều 203 Luật Đất đai 2013, tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại UBND cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

Trường hợp 1: Nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân nơi có đất tranh chấp nếu đương sự có Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng) hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất.

Trường hợp 2: Đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết như sau:

– Khởi kiện tại Tòa án nhân dân nơi có đất tranh chấp theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

– Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền, cụ thể:

+ Tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch UBND cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương) giải quyết.

Nếu đồng ý thì kết thúc tranh chấp, nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính (khởi kiện hành chính).

+ Tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp giáp ranh

Căn cứ vào Điểm c Khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, thì trường hợp “đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết”.

Căn cứ vào Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện, Điều 36 về thẩm quyền của các Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp huyện, thì Tòa dân sự Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc về dân sự bao gồm các tranh chấp về đất đai.

Do đó, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giáp ranh là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có bất động sản xảy ra tranh chấp.

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về Tranh chấp giáp ranh”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thủ tục mua bán, cho thuê, cho mượn nhà đất khiếu nại, khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai; hợp đồng chuyển nhượng nhà đất… mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833 102 102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Án phí khi khởi kiện tranh chấp giáp ranh

Căn cứ khoản 2 Điều 27 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, đối với tranh chấp về quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được xác định như sau:
– Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất mà Tòa án không xem xét giá trị, chỉ xem xét quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất của ai thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án không có giá ngạch (án phí là 300.000 đồng).
– Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất mà Tòa án phải xác định giá trị của tài sản hoặc xác định quyền sở hữu quyền sử dụng đất theo phần thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như trường hợp vụ án có giá ngạch đối với phần giá trị mà mình được hưởng.

Nội dung đơn khởi kiện Tranh chấp giáp ranh phải có các nội dung nào?

Nội dung đơn khởi kiện phải có các nội dung chính theo điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:
-Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
-Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
-Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân;
-Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân;
-Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân;
-Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
-Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
-Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

Xác định Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết Tranh chấp giáp ranh như thế nào?

Việc xác định Tòa án nhân dân có thẩm quyền dựa trên loại vụ việc, lãnh thổ và cấp tòa án. Căn cứ vào điều 35 về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện, điều 36 về thẩm quyền của các Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp huyện, thì Tòa dân sự Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc về dân sự – bao gồm các tranh chấp về đất đai. Việc xác định thẩm quyền về loại việc cho Tòa chuyên trách là điểm mới so với Bộ luật tố tụng dân sự cũ năm 2005.
Căn cứ vào điểm c khoản 1 điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, thì trường hợp “đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết”.
Do đó, Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa dân sự Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có bất động sản.