Quy định về thu hồi đất trồng lúa năm 2023

14/02/2023 | 14:23 117 lượt xem Hương Giang

Thu hồi đất là việc cơ quan Nhà nước tiến hành thu hồi một phần hoặc toàn bộ thửa đất của người dân để thực hiện cách chính sách quốc gia. Tuy nhiên, vì đất đai là tài sản có giá trị lớn, do đó để thu hồi lại tài sản này thì phải trải qua nhiều giải đoạn đo đạc, kiểm tra, thẩm định… khác nhau. Người dân cần nắm rõ những quy định pháp luật để theo dõi quá trình làm việc của cơ quan chức năng và chủ động bảo vệ lợi ích của mình khi cần thiết. Vậy cụ thể, pháp luật quy định về thu hồi đất trồng lúa như thế nào? Khi nào Nhà nước thu hồi đất trồng lúa? Quy trình thu hồi đất trồng lúa được tiến hành ra sao? Sau đây, mời quý bạn đọc theo dõi bài viết bên dưới của Tư vấn luật đất đai để được giải đáp những thắc mắc về vấn đề này cùng những quy định liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn.

Căn cứ pháp lý

  • Luật đất đai 2013

Đất trồng lúa là loại đất gì? 

Đất trồng lúa là một loại hình đất thích hợp cho việc trồng và sản xuất các loại cây lúa nước. Đất trồng lúa được chia thành 2 hình thái khác nhau gồm: 

  • Đất chuyên trồng lúa nước: Loại đất này có thể trồng được từ hai vụ lúa nước trong một năm theo quy định của khoản 2 Điều 3 Nghị định 35/2015/NĐ-CP.
  • Đất trồng lúa khác: là đất dùng để trồng các loại cây lúa khác và đất trồng lúa nương đã được quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 35/2015/NĐ-CP.

Khi nào Nhà nước thu hồi đất trồng lúa?

Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai. 

      Những trường hợp nhà nước được phép thu hồi đất trồng lúa là:

  • Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh
  • Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng để thực hiện dự án 
  • Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai
  • Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật
  • Thu hồi đất do người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người

      Như vậy, có 05 trường hợp nhà nước được phép thu hồi đất trồng lúa.

Quy định về thu hồi đất trồng lúa như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 66 Luật đất đai năm 2013 quy định về thẩm quyền thu hồi đất trồng lúa như sau:

“Điều 66. Thẩm quyền thu hồi đất

  1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

a) Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

b) Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.

  1. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

a) Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;

b) Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

  1. Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất.”

Quy trình thu hồi đất trồng lúa

Bước 1: Thông báo thu hồi đất

Trước khi có quyết định thu hồi đất; chậm nhất là 90 ngày (đối với đất nông nghiệp) và 180 ngày (đối với đất phi nông nghiệp) cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; phải thông báo thu hồi đất cho người có đất bị thu hồi (kế hoạch thu hồi, điều tra; khảo sát, đo đạc, kiểm đếm). 

Thông báo thu hồi đất phải được gửi đến từng người có đất bị thu hồi; đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng; niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã; địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất bị thu hồi.  

Nếu sau khi đã ra thông báo thu hồi theo đúng thủ tục mà người có đất bị thu hồi đồng ý; thì UBND cấp có thẩm quyền sẽ ra Quyết định thu hồi đất và thực hiện các chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Bước 2: Kiểm kê đất đai, tài sản có trên đất

Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường; giải phóng mặt bằng và người sử dụng đất có đất bị thu hồi triển khai kế hoạch thu hồi đất; điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm, thống kê nhà ở; tài sản khác gắn liền với đất để lập phương án bồi thường; hỗ trợ, tái định cư. 

Trường hợp người sử dụng đất không phối hợp thì UBND cấp xã; Ủy ban MTTQVN cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường tiến hành vận động; thuyết phục để người sử dụng đất thực hiện.  

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được vận động; thuyết phục mà người sử dụng đất vẫn không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường; giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc.  

Trường hợp người có đất thu hồi không chấp hành; thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế kiểm đếm và tổ chức thực hiện cưỡng chế kiểm đếm. Việc tiến hành cưỡng chế phải đúng theo trình tự; thủ tục do pháp luật quy định.

Bước 3: Lập phương án bồi thường thiệt hại, hỗ trợ, tái định cư  

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường; giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập phương án bồi thường, hỗ trợ; tái định cư đối với từng tổ chức, cá nhân, hộ gia định bị thu hồi đất; trên cơ sở tổng hợp số liệu kiểm kê, xử lý các thông tin liên quan của từng trường hợp; áp giá tính giá trị bồi thường về đất; tài sản trên đất.

Công việc tiếp theo là lấy ý kiến nhân dân và hoàn chỉnh đối với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Cụ thể như sau:

Quy định về thu hồi đất trồng lúa
Quy định về thu hồi đất trồng lúa

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường; giải phóng mặt bằng phối hợp với UBND cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức lấy ý kiến; tổ chức họp trực tiếp với người dân trong khu vực có đất thu hồi; đồng thời niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở UBND cấp xã; địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi. 

Việc lấy ý kiến phải được lập thành biên bản có xác nhận của đại diện UBND cấp xã; đại diện Ủy ban MTTQVN cấp xã, đại diện những người có đất thu hồi. 

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường; giải phóng mặt bằng tổng hợp ý kiến đóng góp bằng văn bản; ghi rõ số lượng ý kiến đồng ý; không đồng ý; ý kiến khác. Phối hợp với UBND cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức đối thoại đối với trường hợp còn có ý kiến không đồng ý về phương án bồi thường; hỗ trợ, tái định cư; hoàn chỉnh phương án trình cơ quan có thẩm quyền. 

Trên cơ sở ý kiến góp ý của các đối tượng có đất bị thu hồi; đại diện chính quyền, đoàn thể ở cơ sở, tổ chức bồi thường tiếp thu; hoàn chỉnh phương án chi tiết bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trình cơ quan chuyên môn thẩm định và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. 

Bước 4: Phê duyệt phương án chi tiết và tổ chức triển khai thực hiện

UBND cấp tỉnh hoặc cấp huyện quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ; tái định cư cùng ngày với ra quyết định thu hồi.  

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường; giải phóng mặt bằng có trách nhiệm: 

  • Phối hợp với UBND cấp xã phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường; hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở UBND cấp xã và địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi;  
  • Gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ; tái định cư đến từng người có đất thu hồi; trong đó ghi rõ về mức bồi thường, hỗ trợ, bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có); thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ; thời gian bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có) và thời gian bàn giao đất đã thu hồi cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường; giải phóng mặt bằng. 

Bước 5: Tổ chức chi trả bồi thường

Theo quy định tại Điều 93 Luật đất đai 2013; trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực thi hành; cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường phải chi trả tiền bồi thường; hỗ trợ cho người có đất thu hồi. 

  • Trường hợp cơ quan; tổ chức có trách nhiệm bồi thường chậm chi trả thì khi thanh toán tiền bồi thường; hỗ trợ cho người có đất thu hồi, ngoài tiền bồi thường; hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thì người có đất thu hồi còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng mức tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế tính trên số tiền chậm trả và thời gian chậm trả.      
  • Trường hợp người có đất thu hồi không nhận tiền bồi thường; hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thì tiền bồi thường, hỗ trợ được gửi vào tài khoản tạm giữ của Kho bạc nhà nước.     

Người sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất; mà chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật; thì phải trừ đi khoản tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính vào số tiền được bồi thường để hoàn trả ngân sách nhà nước.     

Trường hợp diện tích đất thu hồi đang có tranh chấp về quyền sử dụng đất; mà chưa giải quyết xong thì tiền bồi thường; hỗ trợ đối với phần diện tích đất đang tranh chấp đó được chuyển vào Kho bạc Nhà nước; chờ sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết xong thì trả cho ngươi có quyền sử dụng đất. 

Bước 6: Bàn giao mặt bằng, cưỡng chế thu hồi đất

 Sau khi nhận tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; người bị thu hồi đất phải bàn giao mặt bằng sạch cho chủ đầu tư.    

Trường hợp người có đất bị thu hồi không bàn giao mặt bằng; thì bị cưỡng chế thu hồi đất. Việc cưỡng chế phải được thực hiện theo đúng trình tự mà pháp luật quy định. 

Nhà nước thực hiện thu hồi bồi thường đất khi nào

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Quy định về thu hồi đất trồng lúa” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tư vấn luật đất đai luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là chuyển đất ao sang đất sổ đỏ vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. 

Câu hỏi thường gặp

Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm có phải xin phép cơ quan nhà nước không?

Các trường hợp chuyển đối phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ theo Điều 57 Luật Đất đai 2013, quy định cụ thể như sau:
“Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;…”
Như vậy, đối với trường hợp của gia đinh bạn muốn chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm phải được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Đất trồng lúa có được thế chấp không?

Theo quy định, nếu bạn đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với phần diện tích đất trồng lúa, đất đai không có tranh chấp và vẫn đang trong thời hạn sử dụng (đối với trường hợp được nhà nước giao đất, cho thuê đất) thì bạn hoàn toàn có quyền thế chấp quyền sử dụng đất nêu trên tại ngân hàng.

Đất trồng lúa có được chuyển mục đích sử dụng không?

Khoản 1 Điều 134 Luật đất đai năm 2013 có quy định: “Nhà nước có chính sách bảo vệ đất trồng lúa, hạn chế chuyển đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp”. Tuy vậy Khoản 2 Điều 44 Luật đất đai năm 2013 lại nói: “Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tổ chức kiểm tra, khảo sát thực địa các khu vực dự kiến chuyển mục đích sử dụng đất, đặc biệt là việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng”.
Như vậy có thể thấy, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa không hề dễ dàng, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà quyết định có được chuyển đổi hay không.