Quy định về thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai

30/08/2022 | 19:35 6 lượt xem Tình

Hiện nay, nhu cầu được giải đáp các câu hỏi về lĩnh vực đất đai ngày càng tăng cao. Bởi đất đai là một tài sản có giá trị to lớn với người dân. Tình trạng tranh chấp đất đai diễn ra ngày càng phổ biến, chính vì vậy nên vấn đề khởi kiện tranh chấp đất đai ngày càng nhiều. Tuy nhiên, rất nhiều người tham gia khởi kiện nhưng chưa nắm rõ được quy định về thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai là bao lâu? Chưa hiểu thế nào là thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai? Để nắm được quy định pháp luật về điều này, mời bạn đọc theo dõi bài viết “Quy định về thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai” của Tư vấn luật đất đai.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đất đai 2013
  • Bộ luật dân sự 2015

Thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai là gì?

Theo Điều 149 Bộ luật Dân sự 2015 định nghĩa về thời hiệu như sau:

“Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định. Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác.

Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ, việc. Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ.”

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 150 Bộ luật Dân sự 2015

“Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.”

Như vậy, Thời hiệu khởi kiện về đất đai là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm hại của người khởi kiện, nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.

Hiểu thế nào về tranh chấp đất đai?

Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

Theo quy định tại khoản 16 Điều 3 Luật đất đai 2013 quy định:

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất

Quy định về thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai

Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự (cụ thể là tranh chấp đất đai) được tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được tính từ ngày phát sinh quyền yêu cầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Cách xác định thời hiệu khởi kiện

Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện

Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau đây:

Thứ nhất, sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.

  • Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
  • Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình;

Thứ hai, chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có quyền yêu cầu là người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

Thứ ba, người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chưa có người đại diện khác thay thế trong trường hợp sau đây:

  • Người đại diện chết nếu là cá nhân, chấm dứt tồn tại nếu là pháp nhân;
  • Người đại diện vì lý do chính đáng mà không thể tiếp tục đại diện được.

Bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện

Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự bắt đầu lại trong trường hợp sau đây:

  • Bên có nghĩa vụ đã thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện;
  • Bên có nghĩa vụ thừa nhận hoặc thực hiện xong một phần nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện;
  • Các bên đã tự hòa giải với nhau.

Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự bắt đầu lại kể từ ngày tiếp theo sau ngày xảy ra các trường hợp trên.

Thời hiệu khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng đất

Theo Điều 155 Bộ Luật dân sự 2015, pháp luật xác định các trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện bao gồm có tranh chấp quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai:

Các trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện bao gồm:

  • Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản.
  • Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
  • Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai.
  • Trường hợp khác do luật quy định.

Theo đó sẽ không áp dụng thời hiệu khởi kiện để giải quyết tranh chấp, nói cách khác, thời hạn giải quyết này là vĩnh viễn, không bị giới hạn bởi một mốc thời gian nhất định nào.

Việc không quy định thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất nguyên nhân bởi tính chất đặc thù của đất đai trong thực tế đời sống.

Quy định về thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai
Quy định về thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai

Thời hạn khởi kiện tranh chấp đất đai khác

Đối với tranh chấp đất đai là di sản thừa kế thì thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Đối với các tranh chấp khác (không thuộc loại tranh chấp nêu trên), thì thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là hai năm, kể từ ngày cá nhân, cơ quan, tổ chức biết được quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về “Quy định về thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất thổ cư, đổi tên sổ đỏ, thủ tục mua bán, cho thuê, cho mượn nhà đất khiếu nại, khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai;…

Vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.

Câu hỏi thường gặp

Các nội dung khởi kiện vụ án tranh chấp về đất đai?

Tranh chấp về quyền sử dụng đất: tranh chấp giữa các bên với nhau về việc ai có quyền sử dụng hợp pháp đối với thửa đất, mảnh đất nào đó.
Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất: dạng tranh chấp này thường xảy ra khi các chủ thể có những giao dịch dân sự như: cho mượn, cho thuê, chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, hoặc các tranh chấp liên quan đến việc bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư.
Tranh chấp về mục đích sử dụng đất: những tranh chấp này liên quan đến việc xác định mục đích sử dụng đất là gì. Tranh chấp chủ yếu do người sử dụng đất sử dụng sai mục đích so với khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.

Án phí khi khởi kiện tranh chấp đất đai là bao nhiêu?

Căn cứ khoản 2 Điều 27 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, đối với tranh chấp về quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được xác định như sau:
Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản và tranh chấp ranh giới đất mà Tòa án không xem xét giá trị, chỉ xem xét quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất của ai thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án không có giá ngạch (án phí là 300.000 đồng).
Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất mà Tòa án phải xác định giá trị của tài sản hoặc xác định quyền sở hữu quyền sử dụng đất theo phần thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như trường hợp vụ án có giá ngạch đối với phần giá trị mà mình được hưởng.

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai?

Theo quy định tại Điều 202, Điều 203 Luật Đất đai 2013 thì các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai bao gồm:
Một là, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền giải quyết tranh chấp bằng con đường hòa giải tại cơ sở.
Hai là, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện có thẩm quyền đối với trường hợp đương sự không có các giấy tờ liên quan đến đất đai.