Điều kiện khởi công công trình theo Nghị định 06 là gì?

26/04/2023 | 16:35 1703 lượt xem Gia Vượng

Xin chào Luật sư, tôi có thắc mắc muốn nhờ luật sư tư vấn giúp. Cụ thê hiện nay ở địa phương tôi, UBND huyện tôi đang tiến hành xây dựng trường mầm non công lập và công ty Z là chủ đầu tư. Hiện nay công ty Z đang trong quá trình hoàn tất các thủ tục để khởi công xây dựng, tôi thắc mắc về quy định về điều kiện khởi công công trình theo Nghị định 06 hiện nay là gì? Và chuẩn bị mặt bằng xây dựng được quy định thế nào? Mong luật sư tư vấn giúp, tôi xin cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tư vấn luật đất đai, bạn hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi để được giải đáp thắc mắc nêu trên.

Căn cứ pháp lý

Luật Xây dựng sửa đổi, bổ sung 2020

Công trình xây dựng là gì?

Tại điểm c khoản 1 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định về khái niệm công trình xây dựng như sau:

“Công trình xây dựng là sản phẩm được xây dựng theo thiết kế, tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước.”

Hoạt động đầu tư xây dựng cần tuân thủ nguyên tắc gì?

Căn cứ Điều 4 Luật Xây dựng 2014 quy định nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đầu tư xây dựng bao gồm:

– Bảo đảm đầu tư xây dựng công trình theo quy hoạch, thiết kế, bảo vệ cảnh quan, môi trường; phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội, đặc điểm văn hóa của địa phương; bảo đảm ổn định cuộc sống của Nhân dân; kết hợp phát triển kinh tế – xã hội với quốc phòng, an ninh, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu (được sửa đổi bởi điểm a khoản 2 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020).

– Sử dụng hợp lý nguồn lực, tài nguyên tại khu vực có dự án, bảo đảm đúng mục đích, đối tượng và trình tự đầu tư xây dựng.

– Tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng; bảo đảm nhu cầu tiếp cận sử dụng công trình thuận lợi, an toàn cho người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em ở các công trình công cộng, nhà cao tầng; ứng dụng khoa học và công nghệ, áp dụng hệ thống thông tin công trình trong hoạt động đầu tư xây dựng.

– Bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạng, sức khỏe con người và tài sản; phòng, chống cháy, nổ; bảo vệ môi trường.

– Bảo đảm xây dựng đồng bộ trong từng công trình và đồng bộ với các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.

– Tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định; chịu trách nhiệm về chất lượng công việc do mình thực hiện theo quy định của Luật này (được sửa đổi bởi điểm b khoản 2 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020).

– Bảo đảm công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thất thoát và tiêu cực khác trong hoạt động đầu tư xây dựng.

– Phân định rõ chức năng quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng với chức năng quản lý của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư phù hợp với từng loại nguồn vốn sử dụng (được sửa đổi bởi điểm c khoản 2 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020).

Điều kiện khởi công công trình theo Nghị định 06 là gì?

– Khi lập và thực hiện quy hoạch xây dựng, đầu tư xây dựng, quản lý vận hành công trình xây dựng, phát triển vật liệu xây dựng phải có giải pháp kỹ thuật và quản lý nhằm bảo đảm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, tài nguyên và bảo vệ môi trường. (được bổ sung bởi điểm c khoản 2 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020).

Điều kiện khởi công công trình theo Nghị định 06 là gì?

Theo quy định, từ ngày 01/01/2021, việc khởi công xây dựng công trình phải bảo đảm các điều kiện sau:

+ Có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng;

+ Có giấy phép xây dựng đối với công trình phải có giấy phép xây dựng theo quy định tại Điều 89 của Luật này;

+ Có thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục công trình, công trình khởi công đã được phê duyệt;

+ Chủ đầu tư đã ký kết hợp đồng với nhà thầu thực hiện các hoạt động xây dựng liên quan đến công trình được khởi công theo quy định của phập luật;

+ Có biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng;

+ Chủ đầu tư đã gửi thông báo về ngày khởi công xây dựng đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương trước thời điểm khởi công xây dựng ít nhất là 03 ngày làm việc.

– Việc khởi công xây dựng nhà ở riêng lẻ chỉ cần đáp ứng điều kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 107 Luật Xây dựng bổ sung năm 2020.

Chuẩn bị mặt bằng xây dựng được quy định thế nào?

Căn cứ Điều 108 Luật Xây dựng 2014 quy định về chuẩn bị mặt bằng xây dựng như sau:

– Việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng xây dựng được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai. Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư đối với dự án đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật.

– Thời hạn giải phóng mặt bằng xây dựng phải đáp ứng yêu cầu tiến độ thực hiện dự án đã được phê duyệt hoặc quyết định của người có thẩm quyền.

– Việc bàn giao toàn bộ hoặc một phần mặt bằng xây dựng để thi công theo thỏa thuận giữa chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng.

– Bảo đảm kinh phí cho bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có).

Thông tin liên hệ:

Tư vấn luật đất đai đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Điều kiện khởi công công trình theo Nghị định 06 là gì?“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến giá đền bù tài sản trên đất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp:

Ai có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng công trình?

Tại Điều 103 Luật Xây dựng 2014 (khoản 1 bị bãi bỏ bởi khoản 37 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020; quy định thẩm quyền cấp cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng như sau:
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép xây dựng đối với công trình thuộc đối tượng có yêu cầu phải cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh, trừ công trình quy định tại khoản 3 Điều này. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp, ủy quyền cho Sở Xây dựng, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng thuộc chức năng và phạm vi quản lý của cơ quan này. (được sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020)
– Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng đối với công trình cấp III, cấp IV và nhà ở riêng lẻ trên địa bàn do mình quản lý.(được sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020)

Cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi giấy phép xây dựng?

– Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng là cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng do mình cấp.
– Trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng không thu hồi giấy phép xây dựng đã cấp không đúng quy định thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp quyết định thu hồi giấy phép xây dựng.

Giấy phép xây dựng có những nội dung gì?

Là văn bản pháp lý quan trọng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư, trên giấy phép xây dựng gồm những nội dung chủ yếu quy định tại Điều 90 Luật Xây dựng 2014 như sau:
(1) Tên công trình thuộc dự án.
(2) Tên, địa chỉ của chủ đầu tư (riêng với trường hợp nhà ở riêng lẻ mà hộ gia đình, cá nhân tự xây hoặc thuê người khác xây thì chủ đầu tư là hộ gia đình, cá nhân đó).
(3) Địa điểm, vị trí xây dựng công trình; tuyến xây dựng công trình với công trình theo tuyến.
(4) Loại, cấp công trình xây dựng.
(5) Cốt xây dựng công trình.
(6) Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng.
(7) Mật độ xây dựng (nếu có).
(8) Hệ số sử dụng đất (nếu có).
(9) Riêng với công trình dân dụng, nhà ở riêng lẻ, công trình công nghiệp, ngoài các nội dung quy định từ (1) đến (8) thì còn phải có nội dung về tổng diện tích xây dựng, diện tích xây dựng tầng 1 (còn gọi là tầng trệt), số tầng (bao gồm cả tầng hầm, tầng áp mái, tum, tầng kỹ thuật), chiều cao tối đa toàn công trình.
(10) Thời hạn khởi công công trình không quá 12 tháng, kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng.