Quy định về nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai

30/08/2022 | 19:34 32 lượt xem Tình

Hiện nay, tranh chấp đất đai là vấn đề xảy ra phổ biến và phức tạp khi giải quyết. Do đó, để duy trì sự ổn định, an toàn xã hội ở từng địa phương nói riêng và cả nước nói chung thì việc thực hiện đúng theo quy định Luật Đất đai 2013 về nguyên tắc giải quyết trang chấp đất đai vô cùng quan trọng. Để nắm được quy định pháp luật về nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai, mời bạn đọc theo dõi bài viết “Quy định về nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai” của Tư vấn luật đất đai.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đất đai 2013

Tranh chấp đất đai là gì? Đặc điểm tranh chấp đất đai

Căn cứ khoản 24 Điều 3 Luật đất đai đã đưa ra khái niệm về tranh chấp đất đai như sau:

Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.”

Về cơ bản tranh chấp đất đai được chia thành ba dạng như sau:

  • Tranh chấp về quyền sử dụng đất
  • Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất
  • Tranh chấp về mục đích sử dụng đất

Đối tượng của tranh chấp đất đai chính là quyền quản lý, quyền sử dụng, những lợi ích phát sinh từ quá trình sử dụng đất đai.

Chủ thể tranh chấp đất đai là chủ thể có quyền quản lý và quyền sử dụng đất bao gồm: cá nhân, hộ gia đình, tổ chức. Các chủ thể quản lý và sử dụng đất (nhưng không có quyền sở hữu đối với đất đai). Bởi đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Hậu quả của tranh chấp đất đai: Khi xảy ra tranh chấp đất đai: có thể gây ra hậu quả về nhiều mặt như phá vỡ mối quan hệ xã hội (giữa các chủ thể tranh chấp), mất ổn định về trật tự quản lý đất đai, thậm chí gây mất trật tự chính trị, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của cá nhân, tổ chức, Nhà nước…

Giải quyết tranh chấp đất đai là gì? Mục đích giải quyết tranh chấp đất đai?

Giải quyết tranh chấp đất đai là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Các chủ thể có thể sử dụng nhiều biện pháp như tự thương lượng, thỏa thuận để giải quyết một tranh chấp với nhau.

Pháp luật đất đai chỉ đưa ra các quy định điều chỉnh hoạt động giải quyết tranh chấp khi có sự tham gia của cơ quan nhà nước vào việc giải quyết đó. Nếu các chủ thể không tự thống nhất thỏa thuận với nhau thì Nhà nước sẽ cung cấp một công cụ giải quyết tranh chấp cho họ.

Mục đích giải quyết tranh chấp đất đai như sau:

+ Giải quyết bất đồng, bảo vệ quyền cho các chủ thể có quyền sử dụng đất hợp pháp.

+ Duy trì ổn định trật tự xã hội.

+ Thể hiện vai trò quản lý của nhà nước về đất đai.

+ Đảm bảo vấn đề được xử lý đúng pháp luật. 

Quy định về nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai

Trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai, cơ quan có thẩm quyền cần đảm bảo theo những nguyên tắc cơ bản như sau:

  • Luôn đảm bảo nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nước là đại diện chủ sở hữu.
  • Bảo đảm lợi ích của người sử dụng đất, nhất là lợi ích kinh tế, khuyến khích tự hòa giải trong nội bộ nhân dân.
  • Việc giải quyết nhằm mục đích ổn định kinh tế, xã hội, gắn với phát triển sản xuất, mở mang ngành nghề, tạo điều kiện cho lao động có việc làm, phù hợp với đặc điểm và quy hoạch của từng địa phương.

Luật Đất đai 2013 ra đời thừa nhận quyền năng của người sử dụng đất. Việc tôn trọng các quyền của người sử dụng đất và tạo điều kiện phát huy tối đa các quyền năng đó là nguyên tắc quan trọng của pháp luật đất đai.

Tôn trọng quyền định đoạt của các chủ thể khi tham gia các quan hệ pháp luật đất đai là tôn trọng quyền tự do thỏa thuận, thương lượng trên cơ sở các quy định pháp luật.

Do vậy, các bên được tự do lựa chọn các hình thức giải quyết tranh chấp để đảm bảo lợi ích của mình.

Các hình thức giải quyết tranh chấp đất đai

Giải quyết tranh chấp đất đai qua 2 thủ tục sau:

Hòa giải

Các bên tranh chấp tự hòa giải với nhau, nếu hòa giải không thành thì yêu cầu Ủy ban nhân cấp xã hòa giải.

  • Nếu hòa giải thành: UBND cấp xã lập biên bản chứng nhận kết quả hòa giải. Nếu hòa giải mà làm thay đổi hiện trạng sử dụng đất ban đầu thì UBND cấp xã phải gửi biên bản cho Phòng tài nguyên môi trường hoặc Sở tài nguyên môi trường để được thông qua và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấy đai mới.
  • Nếu hòa giải không thành: Đối với tranh chấp có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì các bên yêu cầu tòa án nhân dân giải quyết. Còn nếu không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai thì yêu cầu UBND có thẩm quyền giải quyết hoặc khởi kiện ra tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

Giải quyết tranh chấp

Tùy vào từng vụ việc mà sẽ do UBND cấp huyện hay UBND cấp tỉnh giải quyết:

  • UBND cấp huyện: Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
  • UBND cấp tỉnh: Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

Như vậy, có 02 hình thức giải quyết tranh chấp đất đai:

Theo trình tự tố tụng dân sự: Khi người khởi kiện vụ án gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ đến Tòa án có thẩm quyền, thực hiện việc tạm ứng án phí và hoàn chỉnh hồ sơ, đơn khởi kiện theo yêu cầu của Tòa án thì Tòa án sẽ tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.

Theo trình tự hành chính: trình tự này sẽ được áp dụng đối với những tranh chấp mà các đương sự không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định và lựa chọn giải quyết tranh chấp tại UBND.

Quy định về nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai
Quy định về nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai

Chủ thể có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Tòa án nhân dân

Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp:

Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ hợp lệ quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 100 Luật Đất đai năm 2013.

Các đương sự không có các loại giấy tờ trên nhưng lựa chọn khởi kiện tại Tòa án mà không giải quyết tại UBND cấp có thẩm quyền.

Tranh chấp về tài sản gắn liền với đất.

Ủy ban nhân dân

Ủy ban nhân dân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp:

Đối với đương sự là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì thẩm quyền giải quyết lần 1 là Chủ tịch UBND cấp huyện, thẩm quyền giải quyết lần 2 là Chủ tịch UBND cấp tỉnh.

Đối với đương sự một bên là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì thẩm quyền giải quyết lần 1 là Chủ tịch UBND cấp tỉnh, thẩm quyền giải quyết lần 2 là Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về “Quy định về nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai. Chúng tôi hi vọng rằng kiến thức trên sẽ giúp ích cho bạn đọc và bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, đổi tên sổ đỏ, thủ tục mua bán, Chuyển đất nông nghiệp sang đất sổ đỏ, cho thuê, cho mượn nhà đất khiếu nại, khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai;… vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.

Câu hỏi thường gặp

Căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai?

Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đất đai đưa ra;
Thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp đang sử dụng ngoài diện tích đất đang có tranh chấp và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại địa phương;
Sự phù hợp của hiện trạng sử dụng thửa đất đang có tranh chấp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
Chính sách ưu đãi người có công của Nhà nước;
Quy định của pháp luật về giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất.

Mục đích của nguyên tắc hòa giải khi xảy ra tranh chấp đất đai là gì?

Mục đích của thương lượng nhằm giữ gìn mối quan hệ gắn bó cũng như bí mật giữa các bên;
Đồng thời không tốn gian, công sức cho việc thực hiện thủ tục tại cơ quan có thẩm quyền, dễ mất hòa khí giữa các bên.

Hiểu thế nào về nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai “đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý”?

Tại Điều 4 Luật Đất đai 2013: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.”
Toàn bộ đất đai trên lãnh thổ Việt Nam thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân chỉ là những người được Nhà nước giao đất sử dụng, nên đối tượng của mọi tranh chấp là quyền quản lý, quyền sử dụng đất.
Vì vậy, khi giải quyết tranh chấp đất đai, phải tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai mà Nhà nước là đại diện.