Quy định về kiểm định công trình xây dựng thế nào?

03/07/2023 | 14:53 37 lượt xem Thanh Thùy

Chào Luật sư hiện nay việc kiểm định công trình xây dựng có nội dung nào cần lưu ý? Tôi mới vào làm giám sát cho công ty xây dựng các công trình công cộng. Trước đây ngành học của tôi là bên chuyên ngành kỹ thuật xây dựng. Công việc chủ yếu của tôi là kiểm tra, giám sát tiến độ làm việc của các công trình và báo cáo lại với cấp trên trực tiếp của tôi. Không biết hiện nay quy định về kiểm định công trình xây dựng thế nào? Kiểm định công trình xây dựng hiện nay có những hoạt động gì và thủ tục kiểm định công trình xây dựng ra sao? Rất mong được luật sư tư vấn giúp. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã quan tâm và tin tưởng dịch vụ tư vấn luật đất đai. Chúng tôi xin được tư vấn nội dung này như sau:

Kiểm định xây dựng là gì?

Hiện nay việc kiểm định xây dựng là việc làm rất quan trọng trong quá trình xây dựng. Vậy luật quy định kiểm định xây dựng là gì? hãy cùng tham khảo nội dung bên dưới đây để có thêm thông tin về khái niệm kiểm định xây dựng nhé:

Quản lý chất lượng công trình xây dựng là hoạt động quản lý của các chủ thể tham gia các hoạt động xây dựng theo quy định của Nghị định này và pháp luật khác có liên quan trong quá trình chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng công trình và khai thác, sử dụng công trình nhằm đảm bảo các yêu cầu về chất lượng và an toàn của công trình.

Kiểm định xây dựng là hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng hoặc nguyên nhân hư hỏng, giá trị, thời hạn sử dụng và các thông số kỹ thuật khác của sản phẩm xây dựng, bộ phận công trình hoặc công trình xây dựng thông qua quan trắc, thí nghiệm kết hợp với việc tính toán, phân tích.

Mục tiêu của công tác kiểm định chất lượng công trình xây dựng thế nào?

Mục tiêu chủ yếu của việc kiểm định chất lượng công trình xây dựng là đảm bảo an toàn và các tiêu chuẩn khi xây dựng. Để hiểu rõ hơn mục tiêu của công tác kiểm định chất lượng công trình xây dựng. Chúng ta cần tìm hiểu trước hết Một số trường hợp cần thực hiện công tác kiểm định chất lượng như :

– Công trình xảy ra sự cố hoặc có một số bất cập yếu điểm về chất lượng;

– Cải tạo và nâng cấp hoặc kéo dài tuổi thọ của các công trình xây dựng,

– Bị phúc tra chất lượng công trình xây dựng khi có sự nghi ngờ về chất lượng của công trình;

– Khi có sự tranh chấp về chất lượng của công trình xây dựng;

– Tại thời điểm kiểm định định kỳ các công trình xây dựng trong quá trình sử dụng;

Thứ nhất, kiểm định chất lượng công trình xây dựng có mục tiêu nhằm thay đổi công năng công trình: Thực tiễn, công trình qua sử dụng theo thời gian nó cũng hao mòn và bị xuống cấp, đôi khi cũng cần thay đổi công năng để phù hợp với nhu cầu sử dụng hiện tại như: Chuyển từ văn phòng thành xưởng sản xuất hay nhà ở – văn phòng thành nhà hàng – khách sạn, nhà ở thành văn phòng, nâng cao Thêm Tầng, Cải tạo nâng tầng, trần nhà hay nền gạch.

Thứ hai, kiểm định công trình xây dựng để xác định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng: Một số công trình nhà xưởng hay cao tầng  bị sự cố như nứt, vỡ, nghiêng sang một bên, lún sau xuống đất khi đang xây dựng hoặc khi đang sử dụng.

Quy định về kiểm định công trình xây dựng thế nào?

Hiện nay quy định về kiểm định công trình xây dựng luôn là vấn đề được các chủ thể quan tâm và tuân thủ theo. Vậy chúng ta cần nắm rõ những quy định về kiểm định công trình xây dựng cụ thể như thế nào? Chúng tôi xin được phân tích đến những vấn đề trên như sau:

Một là, kiểm định và bảo đảm chất lượng công trình xây dựng do chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện:

Luật Xây dựng tại điều 87 đã quy định:

Cơ quan, tổ chức thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng có các quyền sau: Yêu cầu chủ đầu tư, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin phục vụ công tác thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng và giải trình trong trường hợp cần thiết; Thu phí thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí;  Mời chuyên gia tham gia thẩm định hoặc yêu cầu chủ đầu tư lựa chọn tổ chức tư vấn có đủ năng lực kinh nghiệm để thẩm tra thiết kế, dự toán xây dựng làm cơ sở thẩm định khi cần thiết;  Bảo lưu ý kiến thẩm định, từ chối yêu cầu làm sai lệch kết quả thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng.

Cơ quan, tổ chức thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng có trách nhiệm sau:  Thẩm định nội dung của thiết kế, dự toán xây dựng theo quy định của Luật này; Thông báo ý kiến, kết quả thẩm định bằng văn bản gửi cơ quan, tổ chức chủ trì thẩm định để tổng hợp, báo cáo người quyết định đầu tư; Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người quyết định đầu tư về ý kiến, kết quả thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng của mình.

Việc bảo đảm chất lượng thông qua giám sát để nghiệm thu là trách nhiệm của chủ công trình. Cũng giống như kiểm định chất lượng, một kế hoạch bảo đảm chất lượng đem lại lợi ích cho chủ công trình. Nếu thiếu một kế hoạch bảo đảm chất lượng hiệu quả, chủ công trình sẽ phải tốn kém nhiều do phải chi tiền của và thời gian để sửa chữa những phần chất lượng kém mà còn chấp nhận một công trình có nhiều rủi ro.

Hai là hoạt động kiểm định chất lượng công trình xây dựng do nhà thầu thực hiện:

Nhà thầu đã giao kết trong hợp đồng là tạo ra một sản phẩm cuối cùng phù hợp với mọi yêu cầu của các văn bản hợp đồng. Các đơn vị thi công công trình phải thiết lập chế độ trách nhiệm được ghi nhận và thể hiện trong hệ thống quản lý chất lượng công trình. Hệ thống quản lý chất lượng kiểm soát chất lượng nguyên vật liệu đầu vào, kiểm soát dây chuyền sản xuất, kiểm soát thao tác, kiểm tra các bước công việc và chế độ lấy mẫu kiểm nghiệm nhằm thực hiện các cam kết có trong thỏa ước kí kết.  Việc kiểm đinh chất lượng là trách nhiệm của nhà thầu và là nội dung hoạt động của nhà thầu chính, các thầu phụ và nhà cung ứng vật tư trang thiết bị nhằm đáp ứng nhu cầu cho Chủ đầu tư một sản phẩm thoả mãn các yêu cầu đặt ra mà trước hết phải là chất lượng.

Ba là, kiểm định trong lĩnh vực chuẩn đoán kỹ thuật công trình xây dựng

– Điều tra sự cố:

Phạm vi và khối lượng công việc kiểm định là rất lớn đối với việc giám định sự cố công trình xây dựng. Nhưng do tính chất của từng sự cố mà qui mô của công việc nêu trong từng bước được người chủ trì giám định quyết định quy trình thực hiện đánh giá.  Mặt khác, khi cơ quan điều tra trưng cầu giám định phục vụ tố tụng đối với một sự cố công trình thì tổ chức kiểm định cần phải có chức năng giám định tư pháp thực hiện dưới sự giám sát của cơ quan điều tra. Nhưng trong mọi trường hợp, tổ chức kiểm định phải thể hiện tính chuyên môn cao, khách quan, độc lập.

 – Chất lượng công trình đang sử dụng:

Sau khi đưa vào sử dụng, để chuẩn đoán kết cấu và công trình người kỹ sư phải dựa trên kết quả kiểm định về vật liệu xây dựng, phân tích kết cấu, các phương pháp đo đạc, sự hiểu biết về quy luật của quá trình suy thoái, ăn mòn vật liệu và kết cấu… Để chuẩn có thể phỏng đoán chính xác, cần phải thu thập các thông tin về lịch sử xây dựng và khai thác công trình, những hư hỏng đã sửa chữa đã làm trong quá khứ đối với công trình đang xét.

 Các trường hợp thực hiện kiểm định giám định là gì?

Việc kiểm định giám định hiện nay được thực hiện trong một số trường hợp nhất định. Các trường hợp này được thực hiện theo quy định của luật. Sẽ có các trường hợp sau đây mà cần phải tiến hành hoạt động kiểm định, giám định công trình xây dựng:

1. Các trường hợp phải thực hiện việc kiểm định:

a) Khi công trình xảy ra sự cố hoặc có khiếm khuyết về chất lượng;

b) Khi có tranh chấp về chất lượng công trình xây dựng;

c) Kiểm định định kỳ công trình xây dựng trong quá trình sử dụng;

d) Cải tạo, nâng cấp hoặc kéo dài tuổi thọ công trình xây dựng;

đ) Phúc tra chất lượng công trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng;

e) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

2. Các trường hợp thực hiện việc giám định:

a) Khi có quyết định trưng cầu của cơ quan tố tụng hoặc người tiến hành tố tụng (giám định tư pháp xây dựng);

b) Khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng hoặc các cơ quan quản lý nhà nước khác theo quy định của pháp luật (gọi chung là cơ quan quản lý nhà nước).

Quy định về kiểm định công trình xây dựng thế nào?

 Lựa chọn tổ chức kiểm định tổ chức chứng nhận như thế nào?

Để có thể thực hiện việc kiểm định công trình xây dựng thì cần có tổ chức kiểm định. Vậy những quy định có liên quan đến việc lựa chọn tổ chức kiểm định tổ chức chứng nhận như sau:

1. Việc lựa chọn tổ chức kiểm định hoặc tổ chức chứng nhận phải tuân thủ những nguyên tắc sau:

a) Tuân thủ các yêu cầu của pháp luật về đấu thầu;

b) Đáp ứng yêu cầu về năng lực của tổ chức kiểm định theo quy định tại Điều 7 hoặc của tổ chức chứng nhận quy định tại Điều 10 Thông tư này;

c) Bảo đảm yêu cầu về tính độc lập, khách quan:

Trường hợp thực hiện giám định, chứng nhận an toàn chịu lực, kiểm định theo quy định tại điểm a, b, đ khoản 1 Điều 3, chứng nhận chất lượng phù hợp theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 Thông tư này thì tổ chức thực hiện kiểm định, chứng nhận phải là tổ chức không tham gia khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, cung ứng vật tư – thiết bị lắp đặt vào công trình, quản lý dự án và giám sát thi công xây dựng cho chính đối tượng công trình được kiểm định, chứng nhận.

2. Ưu tiên lựa chọn tổ chức kiểm định, tổ chức chứng nhận đã được công bố theo quy định tại Điều 5 Thông tư này trong việc thực hiện việc giám định, chứng nhận chất lượng phù hợp theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước và chứng nhận an toàn chịu lực.

Thông tin liên hệ

Luật sư tư vấn luật đất đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Quy định về kiểm định công trình xây dựng thế nào?” Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ tư vấn pháp lý về chia nhà ở khi ly hôn … Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

 Yêu cầu về năng lực của tổ chức kiểm định thế nào?

Về pháp nhân: là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật, có chức năng hoạt động trong lĩnh vực kiểm định.
2. Về hệ thống quản lý chất lượng:
a) Có các đầu mối theo dõi, kiểm tra các hoạt động kiểm định theo hợp đồng;
b) Có kế hoạch và phương thức kiểm soát chất lượng đảm bảo công tác kiểm định bao gồm:
– Quy trình kiểm định đối với từng đối tượng;
– Phương thức kiểm soát số liệu thu thập để phục vụ kiểm định;
– Kế hoạch tổ chức thí nghiệm và kiểm định chất lượng;
– Quy trình kiểm soát nội bộ tại các bước trong quá trình kiểm định và nghiệm thu kết quả kiểm định cuối cùng trước khi công bố.

Đối với các trường hợp kiểm định và giám sát khác, trình tự thực hiện thế nào?

Đối với các trường hợp kiểm định và giám sát khác, trình tự thực hiện gồm các bước chính sau:
a) Tổ chức kiểm định lập đề cương kiểm định trình tổ chức, cá nhân có yêu cầu kiểm định xem xét chấp thuận;
b) Tổ chức kiểm định thực hiện kiểm định theo đúng đề cương được chấp thuận;
c) Tổ chức kiểm định lập báo cáo đánh giá, kết luận theo nội dung yêu cầu kiểm định của hợp đồng và gửi cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu kiểm định.
Trường hợp thực hiện giám định theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước thì tổ chức, cá nhân có yêu cầu kiểm định gửi báo cáo đánh giá, kết luận cho cơ quan này. Cơ quan quản lý nhà nước tiếp nhận báo cáo kết quả kiểm định và gửi phiếu tiếp nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này cho tổ chức, cá nhân yêu cầu kiểm định trong vòng 01 ngày kể từ khi nhận được báo cáo này (thời gian nhận báo cáo là thời gian tính theo dấu bưu chính nơi phát hành).

Đề cương kiểm định bao gồm các nội dung chủ yếu nào?

Đề cương kiểm định bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Mục đích kiểm định, yêu cầu kiểm định, nội dung thực hiện kiểm định quy trình và phương pháp kiểm định;
b) Các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng trong việc thực hiện kiểm định;
c) Danh sách nhân sự và người được phân công chủ trì thực hiện kiểm định các thông tin về năng lực của các cá nhân tham gia thực hiện;
d) Các thiết bị chính, phòng thí nghiệm được sử dụng để thực hiện kiểm định;
đ) Chi phí thực hiện, thời gian dự kiến hoàn thành việc kiểm định;
e) Các điều kiện khác để thực hiện kiểm định.