Quy định về đường ngõ xóm

19/05/2023 | 14:42 317 lượt xem Vân Anh

Chào luật sư, Nhà tôi vừa mua một mảnh đất nằm trong ngõ. Hai bên là đất của hai nhà khác. Gần đây gia đình tôi đang xây dựng nhà ở tại mảnh đất đó, tuy nhiên 2 nhà bên cạnh tiến hành rào phần đất nhà họ lại và không cho chúng tôi đi qua với lí do là xe chở vật liệu đi qua ngõ nhà họ gây hỏng đường ngõ, gia đình tôi đã nhiều lần đến nói chuyện và xin phép cho đi lại những hai nhà đấy vẫn nhất quyết không cho đi qua. Theo tôi tìm hiểu thì pháp luật quy định tôi có thể yêu cầu hai nhà này nhường ra một lối đi cho tôi đi qua có đúng không và hiện nay thì “Quy định về đường ngõ xóm” ra sao ạ? . Mong Luật sư giải đáp.

Chào bạn, Vấn đề về lối đi chung hay đường ngõ xóm là vấn đề rất thường xuyên xảy ra tranh chấp ở nước ta hiện nay. vậy thì pháp luật quy định như thế nào về đường ngõ xóm cũng như cách giải quyết khi có tranh chấp xảy ra như thế nào?. hãy cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Quy định về đường ngõ xóm hiện nay thế nào?

Đường ngõ xóm: Là đường nối giữa các hộ gia đình (đường chung của liên gia).

Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc có thể yêu cầu chủ sở hữu khác dành cho mình một lối đi sao cho lối đi đó thuận tiện nhất, ít gây bất tiện, ít gây thiệt hại cho chủ bất động sản cho mở lối đi đó. Bên cạnh đó phải bồi thường cho chủ sở hữu có lối đi đó một số tiền về việc đã cho phép mở lối đi trên đất của họ. Cụ thể:

Theo quy định tại Điều 254 BLDS 2015:

  • Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
  • Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
  • Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.
  • Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.

Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc có thể yêu cầu chủ sở hữu khác dành cho mình một lối đi sao cho lối đi đó thuận tiện nhất, ít gây bất tiện, ít gây thiệt hại cho chủ bất động sản cho mở lối đi đó. Bên cạnh đó phải bồi thường cho chủ sở hữu có lối đi đó một số tiền về việc đã cho phép mở lối đi trên đất của họ.

Các bên tự thỏa thuận về việc mở lối đi chung. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

Ngoài ra theo quy định tại Điều 171 Luật Đất đai 2013 có quy định về hạn chế quyền sử dụng hạn chế đối với quyền về lối đi. Do đó để đảm bảo tốt nhất về quyền đối với lối đi, chủ sở hữu bất động sản nên thỏa thuận với chủ sở hữu bất động sản có lối đi về việc đăng ký quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề.

Khi sử dụng lối đi qua bất động sản liền kề thì người người sử dụng lối đi này phải thực hiện thủ tục Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi sau khi xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề theo quy định tại (Điểm i, khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai 2013).

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

  1. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thoả thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định.
  2. Trong trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù. »

Như vậy, “Bộ luật dân sự 2015” quy định theo hướng chủ sở hữu quyền sử dụng thửa đất bị bao bọc xung quanh dẫn đến không có lối đi sẽ có quyền được chủ sở hữu quyền sử dụng các thửa đất xung quanh tạo điều kiện để có lối đi ra vào, phục vụ việc sử dụng bất động sản mà thôi. Cách xác định lối đi này hoàn toàn do các bên thỏa thuận về chiều dài, rộng để đảm bảo thuận tiện nhất cho các bên, Nhà nước không can thiệp miễn là lối đi đáp ứng nhu cầu đi lại một cách hợp lý của chủ sở hữu bất động sản bị bao bọc.

Quy định về đường ngõ xóm

Cách giải quyết khi đường ngõ xóm bị lấn chiếm

Khi có hành vi lần chiếm đất là ngõ đi chung thì người sử dung chung lối đi đó có thể thương lượng với người có hành vi lấn chiếm. Trong trường hợp nếu thỏa thuận không có kết quả thì có thể nhờ đến sự can thiệp giải quyết của các cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Tố cáo hành vi lấn chiếm

Theo quy định tại Khoản 7 Điều 166 Luật Đất đai 2013:

Người sử dụng đất có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.

Khi phát hiện hành vi lần chiếm đất thuộc lối đi chung, chúng ta có thể thực hiện thủ tục tố các hành vi nói trên tại UBND cấp xã giải quyết.

Hành vi trên đã vi phạm những quy định trong lĩnh vực quản lý hành chính về đất đai và có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy đinh tại Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP.

Yêu cầu UBND cấp xã giải quyết tranh chấp

Theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 thì nhà nước khuyến khích việc các bên hòa giải đối với những tranh chấp về đất đai. Khi các bên có tranh chấp liên quan đến việc lấn chiếm ngõ đi chung thì chúng ta có thể nộp đơn yêu cầu UBND cấp xã tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật.

Hàng xóm tranh chấp lối đi chung xảy ra rất phổ biến hiện nay

Các bạn phải làm đơn yêu cầu UBND xã tiến hành hòa giải tranh chấp, lấn chiếm ngõ đi chung đang xảy ra giữa các bên. Trong thời hạn 45 ngày kể từ thời điểm nhận được đơn yêu cầu, UBND xã phải tiến hành hòa giải và làm biên bản kết quả hòa giải theo quy định tại Điều 201 Luật Đất đai 2013.

Trường hợp hòa giải không thành, các bạn có thể lựa chọn hòa giải theo các phương án sau:

Khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục TTDS;
Yêu cầu UBND cấp huyện nơi có tranh chấp giải quyết theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai.

Khởi kiện tại Tòa án nhân dân

Khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp lấn chiếm đất thuộc phần ngõ đi chung

Theo quy định tại Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP, đối vơi tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất cũng như trong trường hợp này là việc lấn chiếm ngõ đi chung thì phải tiến hành thủ tục hòa giải tại UBND thì mới đủ điều kiện để khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp.

Theo quy định tại Điều 35, Điều 39 BLTTDS 2015 Đối với tranh chấp liên quan đến lấn chiếm lối đi chung thì tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân cấp Huyện nơi có đất đang tranh chấp.

Nếu việc lấn chiếm có gây ra thiệt hại và chứng minh được thiệt hại đó thì chúng ta cũng có thể yêu cầu tòa án giải quyết việc bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra.

Trình tự thủ tục khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết được thực hiện như sau:

  • Nộp đơn khởi kiện
  • Tòa án thụ lý giải quyết
  • Tòa án xét xử sơ thẩm
  • Tòa án xét xử phúc thẩm nếu có kháng cáo kháng nghị.

Bề rộng tối thiểu đường ngõ được quy định như thế nào?

Pháp luật không có quy định cụ thể về chiều rộng tối thiểu của lối ngõ đi lại của cá nhân, hộ gia đình. Chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất có quyền sử dụng bất động sản liền kề thuộc sở hữu của người khác để bảo đảm các nhu cầu của mình về lối đi, cấp, thoát nước, cấp khí ga, đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý, nhưng phải đền bù, nếu không có thoả thuận khác.

Điều 275 “Bộ luật dân sự 2015” quy định về quyền về lối đi qua bất động sản liền kề.

« 1. Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thoả thuận khác.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thoả thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định.

3. Trong trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù. »

Như vậy, “Bộ luật dân sự 2015” quy định theo hướng chủ sở hữu quyền sử dụng thửa đất bị bao bọc xung quanh dẫn đến không có lối đi sẽ có quyền được chủ sở hữu quyền sử dụng các thửa đất xung quanh tạo điều kiện để có lối đi ra vào, phục vụ việc sử dụng bất động sản mà thôi. Cách xác định lối đi này hoàn toàn do các bên thỏa thuận về chiều dài, rộng để đảm bảo thuận tiện nhất cho các bên, Nhà nước không can thiệp miễn là lối đi đáp ứng nhu cầu đi lại một cách hợp lý của chủ sở hữu bất động sản bị bao bọc.

Thông tin liên hệ

Tư vấn luật đất đai đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề Quy định về đường ngõ xóm“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về mẫu đơn xin phép nghỉ việc. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Câu hỏi thường gặp

Đường giao thông nông thôn bao gồm các tuyến đường nào?

Theo tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10380:2014 quy định như sau:
Đường giao thông nông thôn (GTNT) bao gồm các tuyến nối tiếp từ hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ đến tận các làng mạc, thôn xóm, ruộng đồng, trang trại, các cơ sở sản xuất, chăn nuôi… phục vụ sản xuất Nông – Lâm – Ngư nghiệp và phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội của các địa phương

Theo đó, đường giao thông nông thôn (GTNT) bao gồm các tuyến nối tiếp từ hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ đến tận các làng mạc, thôn xóm, ruộng đồng, trang trại, các cơ sở sản xuất, chăn nuôi… phục vụ sản xuất Nông – Lâm – Ngư nghiệp và phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội của các địa phương:
– Đường huyện là đường nối trung tâm hành chính của huyện với trung tâm hành chính của xã, phường, thị trấn hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của huyện.
– Đường trục xã, liên xã: Là đường nối trung tâm hành chính xã với các thôn hoặc đường nối giữa các xã (không thuộc đường huyện) có thiết kế cấp IV.
– Đường thôn: Là đường nối giữa các thôn (xóm).
– Đường ngõ xóm: Là đường nối giữa các hộ gia đình (đường chung của liên gia).
– Đường trục chính nội đồng: Là đường chính nối từ đồng ruộng đến khu dân cư.
– Cứng hóa: là mặt đường được trải bằng một trong những loại vật liệu như đá dăm, lát gạch, bê tông xi măng…

Lối đi chung và lối đi riêng khác nhau như thế nào?

Có 2 cách hiểu lối đi chung như sau:
Lối đi chung là lối đi chung của nhiều hộ gia đình khi phải qua lối đi đó thì họ mới ra được đường công cộng. Như vậy, khi không có hộ nào bị vây bọc bởi bất động sản họ không bắt buộc phải đi qua bất động sản đó thì mới ra được đường công cộng thì lối đi đó sẽ không phải lối đi chung.
Khi có bất động sản bị vây bọc và hộ dân trong bất động sản đó bắt buộc phải đi qua ngõ đó thì mới ra được đường công cộng thì ngõ đi được coi là ngõ đi chung. Và như vậy, việc xác định đây là ngõ đi chung có yếu tố quyết định đến việc chủ bất động sản sẽ nhận được gì khi mà đã bỏ tiền ra để làm ngõ, xây ngõ.