Chậm bàn giao nhà ở xã hội có bị xử lý không?

04/11/2022 | 14:08 19 lượt xem Lò Chum

Chậm bàn giao nhà ở xã hội

Thưa luật sư, trong dự án của xã thì tôi có được giao cho quản lý giám sát để hoàn thành công trình nhà ở cho các hộ nghèo của xã. Trong thời gian nhận công việc thì tôi có giao cho nhà thầu thực hiện dự án, dự án được thực hiện từ đầu năm 2021, thế nhưng do dịch nên vật liệu tăng lên đến đầu năm 2022 thì công trình mới được hoàn thiện. Các hộ dân được hỗ trợ dự án thì có ý kiến là chúng tôi chạm bàn giao nhà ở xã hội. Thưa luật sư, tôi muốn hỏi luật là pháp luật có quy định cụ thể về thời gian chậm bàn gia nhà ở không? Mong luật sư tư vấn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi; để giải đáp thắc mắc của bạn cũng như vấn đề: Chậm bàn giao nhà ở xã hội? Quy định như thế nào? Cụ thể ra sao Đây chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người để giải đáp thắc mắc đó cũng như trả lời cho câu hỏi ở trên thì hãy cùng tham khảo qua; bài viết dưới đây của chúng tôi để làm rõ vấn đề nhé!

Căn cứ pháp lý:

Nhà ở xã hội là gì?

Khoản 3 Điều 7 Luật Nhà ở 2014 quy định rõ:

Nhà ở xã hội là loại hình nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho những đối tượng được hưởng các chính sách về hỗ trợ nhà ở theo quy định của Luật nhà ở xã hội, quy định theo từng loại nhà cụ thể.

Trường hợp Nhà ở xã hội là căn hộ chung cư thì các căn hộ phải đạt tiêu chuẩn diện tích tối thiểu là 25m2/sàn và tối đa là 70m2/sàn.

Tuy nhiên tuỳ vào hoàn cảnh của từng địa phương, Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh sẽ có thể quy định tăng thêm diện tích cho các căn hộ song không được vượt quá diện tích 77m2 và số lượng các căn tăng thêm diện tích không quá 10% tổng số các căn hộ thuộc diện nhà ở xã hội trong dự án.

Riêng với nhà ở xã hội là nhà ở  liền kế thấp tầng, diện tích nhà ở không vượt quá 70m2.

Đối tượng nào được mua nhà ở xã hội?

Theo Điều 49 Luật Nhà ở 2014, có 09 đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội:

1 – Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;

2 – Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn;

3 – Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu;

4 – Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;

5 – Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;

6 – Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;

7 – Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

8 – Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định.

9 – Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.

Tuy nhiên, không phải cứ thuộc một trong số 09 đối tượng trên thì được hưởng chính sách nhà ở xã hội. Mà các đối tượng này cần đáp ứng thêm điều kiện về nhà ở, cư trú, thu nhập. Cụ thể:

Điều kiện 01: Về nhà ở

– Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, học tập hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu.

Điều kiện 2: Về cư trú

– Phải có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội;

– Trường hợp không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên tại tỉnh, thành phố này.

Điều kiện 3: Về thu nhập

– Các đối tượng 4, 5, 6 và 7 thì phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân;

– Trường hợp là hộ nghèo, cận nghèo thì phải có sổ hộ nghèo, cận nghèo.

Chậm bàn giao nhà ở xã hội xử lý như thế nào?

Chậm bàn giao nhà ở xã hội
Chậm bàn giao nhà ở xã hội

Theo quy định tại Điều 56 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 thì khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai chủ đầu tư dự án bất động sản trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai phải được ngân hàng thương mại có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với khách hàng khi chủ đầu tư không bàn giao nhà ở theo đúng tiến độ đã cam kết với khách hàng. Sau đó, chủ đầu tư có trách nhiệm cung cấp hợp đồng mua, cho thuê mua nhà ở của khách hàng. Căn cứ vào đó, ngân hàng sẽ phát hành cam kết bảo lãnh dưới hình thức thư bảo lãnh cho từng khách hàng.

Như vậy, trường hợp khách hàng đã nhận được thư bảo lãnh đối với căn hộ hình thành trong tương lai, mà chủ đầu tư chậm tiến độ bàn giao thì khách hàng có thể yêu cầu ngân hàng bảo lãnh thực hiện bảo lãnh theo hợp đồng.

Cụ thể, khoản 3 Điều 56 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 nêu rõ: “Trường hợp chủ đầu tư không thực hiện bàn giao nhà ở theo tiến độ đã cam kết và bên mua, bên thuê mua có yêu cầu thì bên bảo lãnh có trách nhiệm hoàn lại số tiền ứng trước và các khoản tiền khác cho khách hàng theo hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở và hợp đồng bảo lãnh đã ký kết.”

Tuy nhiên, việc bảo lãnh trên chỉ có hiệu lực trong một thời gian nhất định được quy định tại điểm e khoản 1 Điều 12 Thông tư 07/2015/TT-NHNN như sau: “Cam kết bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai phải có hiệu lực đến thời điểm ít nhất sau 30 ngày kể từ ngày bàn giao nhà cho bên mua, bên thuê mua nhà ở theo thỏa thuận của chủ đầu tư với bên mua, bên thuê mua nhà ở.”

Do đó, nếu hết thời gian bảo lãnh mà khách hàng không yêu cầu ngân hàng thanh toán các khoản tiền theo quy định thì ngân hàng sẽ không phải hoàn trả số tiền đó thay cho chủ đầu tư.  

Trường hợp này, khách hàng có thể tiến hành thỏa thuận lại với chủ đầu tư hoặc khởi kiện ra Tòa án cấp có thẩm quyền yêu cầu chủ đầu tư thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng và các nghĩa vụ phát sinh khác.

Trường hợp chủ đầu tư không chịu tiếp khách hàng?

Trong trường hợp cần chủ đầu tư thanh toán tiền gốc và phí phạt theo đúng phiếu hẹn, nhưng khi khách hàng đến trụ sở, chủ đầu tư chỉ cử đại diện, là nhân viên ra làm việc, nhưng không cho Thượng đế của mình được đi cùng luật sư, người nhà cùng vào phòng thương lượng, thì người dân nên làm gì để bảo vệ an toàn tính mạng, sự tin cậy về thông tin và sự tư vấn của luật sư theo quy đinh về quyền tự do đi lại, tự do thư tín của khách hàng

Trên thực tế, tình huống trên xảy ra không ít và khách hàng có thể gửi văn bản đến chủ đầu tư yêu cầu gặp mặt trao đổi trực tiếp và có luật sư đi cùng.

Nếu chủ đầu tư từ chối không thực hiện nghĩa vụ của mình và xâm phạm trực tiếp đến quyền của công dân thì khách hàng có thể yêu cầu các cơ quan chức năng có thẩm quyền vào cuộc để đảm bảo quyền và lợi ích của mình. Hoặc khách hàng có thể tiến hành khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền để yêu cầu chủ đầu tư thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng.

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về “Chậm bàn giao nhà ở xã hội. Chúng tôi hi vọng rằng kiến thức trên sẽ giúp ích cho bạn đọc và bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là đặt cọc đất, soạn thảo hợp đồng cho thuê đất làm nhà xưởng, thủ tục Giải quyết tranh chấp đất đai, tư vấn luật đất đai…, Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về các vấn đề liên quan đến đất đai vui lòng liên hệ đến hotline 0833 102 102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Giá bán, giá thuê, thuê mua nhà ở xã hội hiện nay thế nào?

Theo khoản 1, 2, 3 Điều 21 Nghị định 100/2015/NĐ-CP, giá bán, cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội sẽ do chủ đầu tư xác định, cụ thể:
Giá bán nhà ở xã hội
– Xác định trên cơ sở tính đủ các chi phí để thu hồi vốn đầu tư xây dựng nhà ở, lãi vay (nếu có) và lợi nhuận định mức của toàn bộ dự án tối đa 10% tổng chi phí đầu tư;
– Không tính các khoản ưu đãi của Nhà nước vào giá bán nhà ở xã hội.
 
Giá thuê mua nhà ở xã hội
– Xác định trên cơ sở tính đủ các chi phí để thu hồi vốn đầu tư xây dựng nhà ở, lãi vay (nếu có) và lợi nhuận định mức của toàn bộ dự án tối đa 15% tổng chi phí đầu tư;
– Không tính các khoản ưu đãi của Nhà nước vào giá thuê mua nhà ở xã hội.
 
Giá cho thuê nhà ở xã hội
– Xác định trên cơ sở tính đủ chi phí bảo trì; chi phí thu hồi vốn đầu tư xây dựng, lãi vay (nếu có) và lợi nhuận định mức của toàn bộ dự án tối đa 15% tổng chi phí đầu tư;
– Không tính các khoản ưu đãi của Nhà nước vào giá thuê nhà ở xã hội;

Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội là bao nhiêu?

Thông tư 20/2021/TT-NHNN đã bỏ quy định về ưu đãi lãi suất khi vay vốn mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội. Kể từ ngày 20/01/2022, đối tượng được vay vốn ưu đãi thực hiện chính sách nhà ở xã hội tại các tổ chức tín dụng được nhà nước chỉ định và việc vay mua nhà ở xã hội được thực hiện tại Ngân hàng Chính sách xã hội.

– Mức vốn vay, theo quy định tại Nghị định 49/2021/NĐ-CP như sau:
+ Tối đa bằng 80% giá trị hợp đồng mua, thuê, thuê mua nhà;
+ Trường hợp xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở thì mức vốn cho vay tối đa bằng 70% giá trị dự toán hoặc phương án vay và không vượt quá 70% giá trị tài sản bảo đảm tiền vay.

Đặc điểm của nhà ở xã hội tại Việt Nam?

Theo quy định của Pháp Luật Việt Nam, nhà ở xã hội được xây dựng theo mô hình chung cư. Tuy nhiên, xây dựng vẫn đảm bảo 1 số tiêu chuẩn sau đây:Tại các đô thị loại đặc biệt không giới hạn số tầng xây dựng
Tại đô thị loại 1, loại 2, loại 3, và loại 4 xây dựng không vượt quá 6 tầng
Diện tích xây dựng mỗi căn từ 30m2-60m2
Đảm bảo các tiêu chuẩn chung về hạ tầng, thiết kế, quy hoạch theo đúng quy định của từng loại đô thị.