Quy định về đứng tên chung trên sổ đỏ năm 2023

04/02/2023 | 14:58 17 lượt xem SEO Tài

Hiện nay nhu cầu đầu tư về bất động sản khá nhiều. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ về đứng tên chung trên sổ đỏ. Cũng có khá nhiều trường hợp tranh chấp nhau vì vấn đề không được đứng tên chung trên sổ đỏ mặc dù mình cũng góp tiền như nhau nhưng lại không được đứng tên chung trên sổ đỏ. Để biết rõ hơn quy định của pháp luật như thế nào về đứng tên chung trên sổ đỏ mời quý bạn đọc cùng Luật Sư tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết “Quy định về đứng tên chung trên sổ đỏ” sau đây.

Căn cứ pháp lý

Quy định về đứng tên chung trên sổ đỏ

Nhiều người cùng mua một thửa đất

Điều 209 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

Điều 209. Sở hữu chung theo phần
1. Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung.
2. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Trường hợp 1: Mua chung nhưng không tách thửa hoặc không đủ điều kiện tách thửa

Trường hợp này, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải ghi đầy đủ tên của những ngươi có chung quyền sử dụng đất và cấp cho mỗi người một giấy chứng nhận. Trường hợp chủ quyền sử dụng đất có nhu cầu cấp chung thì cấp chung một giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và trao co người đại diện. Người đại diện do các bên tự thỏa thuận. Người đại diện không có nghĩa là có nhiều quyền hơn những người khác mà quyền và nghĩa vụ tương ứng với số tiền bỏ ra.

Hình thức ghi trong giấy chứng nhận: Theo điểm b khoản 5 điều 6 thông tư 23/2014/TT-BTNMT, trường hợp toàn bộ diện tích đất đai thuộc quyền sở hữu của nhiều người thì tại mục sử dụng được ghi “sử dụng chung”.

Trường hợp 2: Mua chung nhưng tách thửa

Theo quy định tại điểm b khoản 2 điều 167 Luật đất đai 2013 quy định:

Trường hợp nhóm người sử dụng đất mà quyền sử dụng đất phân chia được theo phần cho từng thành viên trong nhóm, nếu từng thành viên trong nhóm muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định, làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và được thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của Luật này

Như vậy, nếu thửa đất nhận chuyển nhượng chung đủ điều kiện tách thửa và những người cùng mua muốn tách thửa thì phải tách thửa và thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận theo từng phần được tách.

Điều kiện tách thửa đất: Để được tách thửa đất thì ngoài điều kiện về diện tích tối thiểu thì phải đáp ứng các điều kiện khác theo quy định của UBND tỉnh/thành phố nơi có thửa đất. Diện tích tối thiểu là diện tích mà thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại sau khi tách thửa không được nhỏ hơn (diện tích tối thiểu không tính phần chỉ giới xây dựng, hành lang an toàn giao thông… nếu có). Trường hợp tách thửa tạo thành thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu nhưng xin hợp thửa với thửa đất khác liền kề để tạo thành thửa đất mới có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu thì được phép tách thửa. Quy định về diện tích tối thiểu được phép tách thửa của mỗi tỉnh, thành là khác nhau. Tuy nhiên, xu hướng diện tích được phép tách thửa càng về sau càng nhỏ đi.

Có chung quyền sử dụng đất khi là vợ chồng

Quy định về đứng tên chung trên sổ đỏ
Quy định về đứng tên chung trên sổ đỏ

Khoản 1 điều  34 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì Giấy chứng nhận quyền sở hữu, Giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác”.

Tài sản chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất. Điều 210 Luật dân sự 2015 quy định:

Điều 210. Sở hữu chung hợp nhất
1. Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó, phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung.
Sở hữu chung hợp nhất bao gồm sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và sở hữu chung hợp nhất không phân chia.
2. Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung.

Đối với tài sản chung của vợ chồng đã được đăng ký và ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì vợ, chồng có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để ghi tên của cả vợ và chồng theo quy định tại khoản 2 điều 12 Nghị định 126/2014/NĐ-CP.

Để cụ thể hóa các quy định của pháp luật, luật hôn nhân và gia đình quy định tại điểm d khoản 1 điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định: “Trường hợp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của hai vợ chồng thì ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân, địa chỉ thường trú của cả vợ và chồng”.

Như vậy, nếu quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng phải ghi thông tin của cả vợ và chồng vào Giấy chứng nhận, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

Có chung quyền sử dụng đất khi là hộ gia đình

Theo khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013, hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.

Như vậy, các thành viên trong hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Có quan hệ hôn nhân (vợ, chồng), quan hệ huyết thống (cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ,…), quan hệ nuôi dưỡng (cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi).
– Đang sống chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.
– Có quyền sử dụng đất chung bằng các hình thức như: Cùng nhau đóng góp, tạo lập để có quyền sử dụng đất chung hoặc được tặng cho, thừa kế chung,…

Thông tin Sổ đỏ khi cấp cho hộ gia đình:

Theo điểm c khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BNTMT, trường hợp người sử dụng đất là hộ gia đình sử dụng đất thì ghi “Hộ ông” (hoặc “Hộ bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số của giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình; địa chỉ thường trú của hộ gia đình.

– Trường hợp chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình.
– Trường hợp chủ hộ gia đình hay người đại diện khác của hộ gia đình có vợ hoặc chồng cùng có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi cả họ tên, năm sinh của người vợ hoặc chồng đó.

Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất cần những hồ sơ gì?

Hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất quy định tại điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT:
– Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04a/ĐK;
– Một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đối với trường hợp đăng ký về quyền sử dụng đất;
– Một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đối với trường hợp đăng ký về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Sổ đỏ đứng tên tối đa bao nhiêu người?

Theo khoản 2 Điều 98 Luật Đất đai 2013 về nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận được quy định như sau:

“Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện”.

Căn cứ theo quy định thì tóm lại, số lượng người đứng tên trên Giấy chứng nhận là không có giới hạn nếu họ chung quyền.

Lưu ý: Bạn cần phải tìm hiểu rõ các quy định của pháp luật về việc cấp sổ đỏ để tránh những trường hợp tranh chấp xảy ra cũng như bảo vệ quyền lợi cho chính mình.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Quy định về đứng tên chung trên sổ đỏ”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý giá đền bù đất 50 năm cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả. Hoặc liên hệ qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Chưa có đăng ký kết hôn thì có thể mua chung nhà và cùng đứng tên trên sổ đỏ được không?

Theo quy định tại Khoản 2 điều 98 Luật đất đai 2013 quy định về nguyên tắc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi có nhiều người chung quyền. Hai cá nhân có thể cùng mua chung nhà đất và cùng đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Việc sở hữu nhà đất và đứng tên trên sổ đỏ trong trường hợp này thuộc trường hợp nhiều người mua chung nhà đất nhưng không tách thửa.

Hai vợ chồng chung tiền mua nhà trước thời kỳ hôn nhân có phải là tài sản chung của vợ chồng sau này không?

Khi chưa đăng ký kết hôn mà giữa hai người có tài sản chung thì đó là tài sản chung theo phần. Tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng như sau: Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Sau khi đăng ký kết hôn mà giữa hai người có tài sản chung thì đó là tài sản chung hợp nhất. Phần sở hữu của vợ hoặc chồng trong khối tài sản chung trước hôn nhân được coi là tài sản riêng của vợ hoặc chồng.

Thủ tục làm sổ đỏ ghi tên 2 người

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định
Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền
Bước 3: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ
Bước 4: Giải quyết yêu cầu
Bước 5: Nhận kết quả