Quy định về chứng chỉ hành nghề trắc địa công trình

02/11/2022 | 10:28 43 lượt xem Hương Giang

Trắc địa công trình là công việc quan trọng, gần như không thể thiếu trong quá trình thi công công trình xây dựng. Để được cấp chứng chỉ hành nghề trắc địa công trình, cá nhân, tổ chức phải đáp ứng các điều kiện theo quy định. Vậy theo quy định, Điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề trắc địa công trình là gì? Cần chuẩn bị hồ sơ gì để xin cấp chứng chỉ hành nghề trắc địa công trình? Cơ quan nào có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề trắc địa công trình? Quy định về quyền và trách nhiệm của cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề trắc địa công trình? Khi nào chứng chỉ hành nghề trắc địa công trình bị thu hồi? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết bên dưới của Tư vấn luật đất đai để được giải đáp những thắc mắc về vấn đề này nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Xây dựng 2014
  • Nghị định 15/2021/NĐ-CP.

Trắc địa công trình là gì?

Trắc địa công trình là một trong những bộ phận vô cùng quan trọng trong toàn bộ quá trình xây dựng. Cụ thể hơn, công việc chính của trắc địa trong xây dựng là đảm bảo công trình được xây dựng với kích thước hình học và vị trí thiết kế chính xác. Chỉ khi đáp ứng được hai yêu cầu cơ bản này thì công trình mới có thể vận hành an toàn. Hơn nữa, công tác trắc địa còn hỗ trợ công việc xây dựng diễn ra nhanh chóng và chính xác hơn rất nhiều so với việc thi công từ kinh nghiệm thực tế mà không có các thông số chính xác.

Chính vì vậy mà hiện nay, công tác trắc địa gần như không thể thiếu trong xây dựng bởi tầm quan trọng và sự hỗ trợ vô cùng hiệu quả mà công tác trắc địa mang lại cho công trình xây dựng. Tuy nhiên, sự liên kết chặt chẽ này cũng đi kèm những hệ lụy nguy hiểm như nếu công tác trắc địa sai sẽ dẫn đến xây dựng sai phép, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng công trình, thậm chí có thể gây sập đổ trong tương lai. Quá trình xây dựng ảnh hưởng đến cả chi phí đầu tư và tính mạng con người.

Điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề trắc địa công trình

Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề khi đáp ứng các điều kiện sau:

1. Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; có giấy tờ về cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

2. Có trình độ chuyên môn được đào tạo, thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề như sau:

a) Hạng I; Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 07 năm trở lên;

b) Hạng II: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 04 năm trở lên;

c) Hạng III: Có trình độ chuyên môn phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 02 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ đại học; từ 03 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp.

3. Đạt yêu cầu sát hạch đối với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

Chứng chỉ hành nghề trắc địa công trình
Chứng chỉ hành nghề trắc địa công trình

Cần chuẩn bị hồ sơ gì để xin cấp chứng chỉ hành nghề trắc địa công trình?

1. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề lần đầu, điều chỉnh hạng chứng chỉ, gia hạn chứng chỉ hành nghề, bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo Mẫu số 01 Phụ lục IV Nghị định này;

b) 02 ảnh màu cỡ 4 x 6 cm và tệp tin ảnh có nền màu trắng chân dung của người đề nghị được chụp trong thời gian không quá 06 tháng;

c) Văn bằng do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp phù hợp với loại, hạng chứng chỉ đề nghị cấp;

Đối với văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp, phải là bản được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định và phải có bản dịch sang tiếng Việt được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam;

d) Chứng chỉ hành nghề đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trong trường hợp đề nghị điều chỉnh hạng, gia hạn chứng chỉ hành nghề;

đ) Các quyết định phân công công việc (giao nhiệm vụ) của tổ chức cho cá nhân hoặc văn bản xác nhận của đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư về các công việc tiêu biểu mà cá nhân đã hoàn thành theo nội dung kê khai. Người ký xác nhận phải chịu trách nhiệm về sự trung thực của nội dung xác nhận. Trường hợp cá nhân hành nghề độc lập thì phải có hợp đồng và biên bản nghiệm thu các công việc thực hiện tiêu biểu đã kê khai;

e) Giấy tờ hợp pháp về cư trú hoặc giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với trường hợp cá nhân là người nước ngoài;

g) Bản sao kết quả sát hạch đạt yêu cầu trong trường hợp đã sát hạch trước ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;

h) Các tài liệu theo quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản này phải là bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu.

Cơ quan nào có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề trắc địa công trình?

1. Thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề:

a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề hạng I;

b) Sở Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề hạng II, hạng III;

c) Tổ chức xã hội – nghề nghiệp được công nhận quy định tại Điều 81 Nghị định này cấp chứng chỉ hành nghề hạng II, hạng III cho cá nhân là hội viên, thành viên của mình.

2. Thẩm quyền thu hồi chứng chỉ hành nghề:

a) Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề là cơ quan có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ hành nghề do mình cấp;

b) Trường hợp chứng chỉ hành nghề được cấp không đúng quy định mà cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề không thực hiện thu hồi thì Bộ Xây dựng trực tiếp quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề.

Quy định về quyền và trách nhiệm của cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề trắc địa công trình

1. Cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có các quyền sau đây:

a) Yêu cầu được cung cấp thông tin về việc cấp chứng chỉ hành nghề;

b) Được hành nghề hoạt động xây dựng trên phạm vi cả nước theo nội dung quy định được ghi trên chứng chỉ;

c) Khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về cấp chứng chỉ hành nghề.

2. Cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có các nghĩa vụ sau đây:

a) Khai báo trung thực hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định tại Nghị định này; chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự chính xác của các nội dung khai trong hồ sơ;

b) Hành nghề đúng với lĩnh vực, phạm vi hoạt động ghi trên chứng chỉ hành nghề được cấp, tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan;

c) Không được cho người khác thuê, mượn, sử dụng chứng chỉ hành nghề được cấp;

d) Không được tẩy xóa, sửa chữa chứng chỉ hành nghề;

đ) Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp;

e) Xuất trình chứng chỉ hành nghề và chấp hành các yêu cầu về thanh tra, kiểm tra khi các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

Khi nào chứng chỉ hành nghề trắc địa công trình bị thu hồi?

Chứng chỉ hành nghề của cá nhân bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Cá nhân không còn đáp ứng điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 66 Nghị định này;

b) Giả mạo giấy tờ, kê khai không trung thực trong hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;

c) Cho thuê, cho mượn, thuê, mượn hoặc cho người khác sử dụng chứng chỉ hành nghề;

đ) Sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung chứng chỉ hành nghề;

đ) Chứng chỉ hành nghề bị ghi sai thông tin do lỗi của cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề;

e) Chứng chỉ hành nghề được cấp không đúng thẩm quyền;

g) Chứng chỉ hành nghề được cấp khi không đáp ứng yêu cầu về điều kiện năng lực theo quy định.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết của Tư vấn luật đất đai tư vấn về Chứng chỉ hành nghề trắc địa công trình. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tớichuyển nhượng quyền sử dụng đất, thủ tục mua bán, cho thuê, cho mượn nhà đất khiếu nại, khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai; mẫu đơn xin thay đổi tên trong sổ đỏ… thì hãy liên hệ ngay tới Tư vấn luật đất đai để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Mời quý khách liên hệ đến hotline của Tư vấn luật đất đai: 0833.102.102 hoặc liên hệ qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng được cấp trong trường hợp nào?

Tại khoản 1 Điều 63 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, chứng chỉ hành nghề được cấp cho cá nhân thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Cấp chứng chỉ hành nghề lần đầu, điều chỉnh hạng chứng chỉ hành nghề;
– Gia hạn chứng chỉ hành nghề;
– Điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ;
– Cấp lại chứng chỉ hành nghề do chứng chỉ hành nghề cũ còn thời hạn nhưng bị mất hoặc hư hỏng hoặc bị ghi sai thông tin;
– Chuyển đổi chứng chỉ hành nghề đối với cá nhân thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 62 Nghị định này.

Có được gia hạn chứng chỉ hành nghề trắc địa công trình không?

Cá nhân thực hiện việc gia hạn chứng chỉ hành nghề trong thời hạn 03 tháng tính tới thời điểm chứng chỉ hành nghề hết hiệu lực. Sau thời hạn này, cá nhân có nhu cầu tiếp tục hoạt động xây dựng thì thực hiện đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề như đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

Cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề trắc địa công trình có các quyền gì?

Cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu được cung cấp thông tin về việc cấp chứng chỉ hành nghề;
b) Được hành nghề hoạt động xây dựng trên phạm vi cả nước theo nội dung quy định được ghi trên chứng chỉ;
c) Khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về cấp chứng chỉ hành nghề.