Quy định về cấp đất tái định cư

03/10/2022 | 15:54 85 lượt xem Hoàng Yến

Dạ thưa Luật sư, cho tôi hỏi đối tượng nào sẽ được Nhà nước cấp đất tái định cư? Trình tự, thủ tục cấp đất tái định cư diễn ra như thế nào? Xin Luật sư giải đáp giúp tôi ạ.
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn pháp luật và gửi câu hỏi về Tư vấn luật Đất đai. Trường hợp của bạn sẽ được chúng tôi giải đáp thông qua bài viết dưới đây nhằm trả lời câu hỏi của bạn về đối tượng được cấp đất tái định cư cũng như nêu rõ Quy định về cấp đất tái định cư. Mời bạn đón đọc ngay nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đất đai 2013
  • Nghị định 47/2014/NĐ-CP

Đất tái định cư là gì?

Đất tái định cư là một dạng nhà nước bồi thường về đất khi tiến hành thu hồi đất giúp người dân có được một cuộc sống ổn định lâu dài.

Tái định cư ở đây sẽ được hiểu gồm:

  • Phương án bố trí chỗ ở (tái định cư tại chỗ; hoặc tái định cư tại địa điểm khác – nơi được bồi thường bằng đất);
  • Và hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình; cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở.

Theo quy định của Luật Đất đai và Nghị định 47/2014/NĐ-CP; thì việc hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp Nhà nước thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; mà phải di chuyển chỗ ở khi nhà nước thu hồi được thực hiện như sau:

  • Hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận đất ở; nhà ở tái định cư mà số tiền được bồi thường về đất nhỏ hơn giá trị một suất tái định cư tối thiểu quy định tại Điều 27 của Nghị định 47/NĐ-CP; thì được hỗ trợ khoản chênh lệch giữa giá trị suất tái định cư tối thiểu; và số tiền được bồi thường về đất
  • Trường hợp hộ gia đình; cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tự lo chỗ ở; thì ngoài việc được bồi thường về đất còn được nhận khoản tiền hỗ trợ tái định cư. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ quy mô diện tích đất ở thu hồi; số nhân khẩu của hộ gia đình; và điều kiện cụ thể tại địa phương quy định mức hỗ trợ cho phù hợp.

Nguyên tắc lập và thực hiện dự án tái định cư

Căn cứ Khoản 2 Điều 85 Luật Đất đai 2013; nguyên tắc lập và thực hiện dự án tái định cư được quy định như sau:

– Khu tái định cư tập trung phải xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ; bảo đảm tiêu chuẩn; quy chuẩn xây dựng; phù hợp với điều kiện; phong tục; tập quán của từng vùng, miền.

– Việc thu hồi đất ở chỉ được thực hiện sau khi hoàn thành xây dựng nhà ở hoặc cơ sở hạ tầng của khu tái định cư.

Các trường hợp được cấp đất tái định cư

Bên cạnh khái niệm đất tái định cư là gì, cần nắm rõ các trường hợp người dân được hỗ trợ đất hoặc nhà ở tái định cư. Các trường hợp này đã được quy định rõ trong Điều 6, Nghị định 47/2014/NĐ-CP:

Trường hợp 1

Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở gắn với quyền sử dụng đất tại Việt Nam khi bị Nhà nước thu hồi đất mà có sổ đỏ hoặc đủ điều kiện cấp Sổ đỏ thì được bồi thường bằng đất tái định cư hoặc nhà ở tái định cư, nếu đáp ứng được các điều kiện dưới đây:

  • Bị thu hồi hết đất ở;
  • Diện tích đất thổ cư còn lại sau khi bị thu hồi không đủ điều kiện để ở theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
  • Không còn nhà ở, đất ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn bị thu hồi đất ở.

Lưu ý: Nếu cá nhân, hộ gia đình, người Việt Nam định cư ở nước ngoài không có nhu cầu bồi thường bằng nhà hoặc bằng đát ở tái định cư thì được Nhà nước bồi thường bằng tiền.

Trường hợp 2

Nhiều hộ gia đình đồng sở hữu, có chung quyền sử dụng 01 thửa đất thuộc khu đất bị thu hồi thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ căn cứ vào quỹ nhà ở, đất ở tái định cư cũng như tình hình thực tế tại địa phương để quyết định cấp mức đất ở, nhà ở tái định cư cho từng hộ gia đình.

Trường hợp 3

Cá nhân hoặc hộ gia đình nằm trong khu vực hành lang an toàn khi xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn phải di chuyển chỗ ở mà không có chỗ ở nào khác thuộc địa bàn xã, phường, thị đất nơi có đất trong hành lang an toàn thì được bố trí tái định cư.

Trường hợp 4

Cá nhân hoặc hộ gia đình được hỗ trợ tái định cư dưới hình thức nhà ở, đất ở tái định cư trong trường hợp:

  • Đất thuộc khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.
  • Đất có nguy cơ sạt lở, sụt lút, bị ảnh hưởng bởi thiên tai có nguy cơ đe dọa tính mạng người dân.

Quy định cấp đất tái định cư cho người có đất bị thu hồi

Theo quy định tại Điều 86 Luật Đất đai 2013; Việc bố trí tái định cư được thực hiện như sau:

Thứ nhất; Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường; giải phóng mặt bằng được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện giao trách nhiệm bố trí tái định cư phải thông báo cho người có đất ở thu hồi thuộc đối tượng phải di chuyển chỗ ở về dự kiến phương án bố trí tái định cư và niêm yết công khai ít nhất là 15 ngày tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã; địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi. Và tại nơi tái định cư trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án tái định cư.

Thứ hai; Người có đất thu hồi được bố trí tái định cư tại chỗ nếu tại khu vực thu hồi đất có dự án tái định cư hoặc có điều kiện bố trí tái định cư. Ưu tiên vị trí thuận lợi cho người có đất thu hồi sớm bàn giao mặt bằng; người có đất thu hồi là người có công với cách mạng.

Thứ ba, Giá đất cụ thể tính thu tiền sử dụng đất tại nơi tái định cư; giá bán nhà ở tái định cư do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Thứ tư, Trường hợp người có đất thu hồi được bố trí tái định cư mà tiền bồi thường; hỗ trợ không đủ để mua một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ tiền đủ để mua một suất tái định cư tối thiểu.

Diện tích đất ở tái định cư được xác định như thế nào?

Khi được bồi thường bằng đất tái định cư, theo quy định tại Điều 27 Nghị định 47/2014/NĐ-CP thì người dân sẽ được bồi thường một suất tái định cư tối thiểu.

+Trường hợp bồi thường bằng đất ở thì diện tích đất ở tái định cư không nhỏ hơn diện tích tối thiểu được phép tách thửa tại địa phương.

+Trường hợp bồi thường bằng nhà ở thì diện tích nhà ở tái định cư không nhỏ hơn diện tích căn hộ tối thiểu theo quy định của pháp luật về nhà ở.

+Trường hợp địa phương không có quỹ đất thì người dân sẽ được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi (do UBND cấp tỉnh quyết định) tại thời điểm quyết định thu hồi đất.

Lưu ý: Nếu phần đất mà hộ người dân được bố trí tái định cư có giá trị lớn hơn so với phần đất ở trước kia bị thu hồi, thì họ sẽ phải nộp khoản tiền chênh lệch về giá giữa hai phần đất cũ và đất mới đang ở hiện tại.Quy định về đền bù tái định cư

Trình tự, thủ tục cấp đất tái định cư hiện nay thế nào?

Căn cứ Điều 70 Luật Đất đai 2013; Điều 8 Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính. Bạn cần phải chuẩn bị:

– Hồ sơ bao gồm:

+ Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Mẫu số 04/ĐK).

+ Một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai đối với trường hợp đăng ký về quyền sử dụng đất.

+ Một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Luật Đất đai (đối với trường hợp đăng ký về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất).

Trường hợp đăng ký về quyền sở hữu nhà ở hoặc công trình xây dựng thì phải có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng (trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng đã có sơ đồ phù hợp với hiện trạng nhà ở, công trình đã xây dựng).

+ Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có).

Quy định về cấp đất tái định cư
Quy định về cấp đất tái định cư

Đất tái định cư có được bán không?

Để xác định được đất tái định cư có được bán hay không, cần phải xác định xem người được bồi thường đất tái định cư đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) hay chưa? Theo quy định tại Luật Đất đai 2013, đất chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì sẽ không đủ điều kiện chuyển nhượng, việc chuyển nhượng sẽ không được nhà nước công nhận. Còn đối với đất tái định cư đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, việc chuyển nhượng, mua bán quyền sử dụng đất có thể được thực hiện như bình thường theo quy định của pháp luật.

Vậy, đối với đất tái định cư chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, có cách nào để thực hiện mua bán, chuyển nhượng hay không? Trên thực tế, người dân thường dùng hợp đồng uỷ quyền để gián tiếp chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người khác mà không vi phạm pháp luật. Theo đó, người muốn bán đất sẽ lập hợp đồng uỷ quyền để uỷ quyền cho người mua đất toàn quyền sử dụng, làm sổ, cấp sổ nhà, xây dựng, chuyển nhượng…Tuy nhiên, người nhận uỷ quyền (tức người mua đất) sẽ không được đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đến khi người bán được cấp Giấy chứng nhận và công chứng hợp đồng chuyển nhượng., vì vậy cách thức này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người mua đất.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của tư vấn luật Đất đai về vấn đề Quy định về cấp đất tái định cư” Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Nếu quý khách có nhu cầu Tư vấn đặt cọc đất, Mức bồi thường thu hồi đất, Đổi tên sổ đỏ, Làm sổ đỏ, Tách sổ đỏ, chuyển đất ao sang đất sổ đỏ, Giải quyết tranh chấp đất đai, tư vấn luật đất đai,tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, chia thừa kế đất hộ gia đình, tra cứu quy hoạch đất đai, chia nhà đất sau ly hôn…, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Đất tái định cư có được tách sổ đỏ không?

Đất tái định cư là đất do nhà nước cấp để hồi thường thu hồi đất và hỗ trợ người dân bị thu hồi đất ổn định cuộc sống. Vì vậy về mặt pháp lý người được cấp đất tái định cư là đất ở có đủ quyền sở hữu.
Do đó đất tái định cư đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì về bán chất người có quyền sử dụng đất hợp pháp này hoàn toàn có các quyền như các loại đất ở thông thường khách. Vì vậy loại đất tái định cư có thể được tách sổ đỏ nếu nó đảm bảo các quy định về điều kiện tách sổ đỏ theo quy định của pháp luật: diện tích tối thiểu, có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, làm thủ tục xin tách sổ đỏ…
Đối với trường hợp đất tái định cư chưa có sổ đỏ có thể có các loại giấy tờ sau:
– Biên bản họp xét TĐC cho các hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi.
– Biên bản bốc thăm nền TĐC.
– Biên bản bàn giao nền TĐC ngoài thực địa.
– Quyết định về việc giao nền TĐC.
Tuy nhiên, các loại giấy tờ này không thể là cứ để đất tái định cư chưa có sổ đỏ thì không thể tách sổ được mà chỉ khi người được cấp đất TĐC này được cấp Giấy CNQSDĐ mới có thể làm thủ tục sang, mua bán chuyển nhượng hay tách sổ đỏ, thế chấp.

Đất tái định cư có bị quy hoạch không?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Đất đai thì:
2. Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế – xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định.
Nhưu chúng ta đã biết chủ sở hữu đất đai là nhà nước và người dân chỉ có được cấp quyền sử dụng đất mà thôi. Cho nên trong tương lai khi đất khu tái định cư; mà thuộc phần đất phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì rất có thể nó sẽ bị quy hoạch lại một lần nữa; và sẽ lại một lần nữa bạn sẽ được bồi thường hổ trợ đất tái định cư. Tuy nhiên câu chuyện về quy hoạch khu đất tái định cư vẫn là một câu chuyện rất dài trong tương lại; để tạo điều kiện sinh sông cho người dân khu vực tái định cư; nên Nhà nước cũng rất hạn chế quy hoạch lại khu vực này.