Chào Luật sư, hiện nay quy định về bàn giao công trình đưa vào sử dụng như thế nào? Tôi đang làm trong công ty xây dựng chuyên thực hiện công trình, dự án nhà ở. Hôm qua sếp tôi có kêu tôi suy nghĩ lập ra quy trình bàn giao công trình xây dựng cho công ty để sau này áp dụng thống nhất. Quy định về bàn giao công trình đưa vào sử dụng thế nào? Bàn giao công trình đưa vào sử dụng có cần lập văn bản gì không? Quy định về bàn giao công trình xây dựng có thể tìm đọc ở đâu? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Xin cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của Luật sư 247. Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn về nội dung trên như sau:
Bàn giao hạng mục công trình đưa vào sử dụng là gì?
Khái niệm về hạng mục công trình xây dựng không được quy định trong bất kỳ văn bản pháp luật xây dựng nào mặc dù nó vẫn được sử dụng phổ biến. Ở một chừng mực nhất định, có thể hiểu hạng mục công trình là một phần của công trình xây dựng, mà riêng nó có thể vận hành và thi công độc lập. Hạng mục công trình thường được nhắc đến trong các công trình xây dựng lớn, các dự án đầu tư khổng lồ, mặc dù chỉ cần là việc xây dựng một bờ rào cũng có thể được xem là một hạng mục.
Bàn giao hạng mục công trình đưa vào sử dụng là hoạt động giữa nhà thầu thi công xây dựng và chủ đầu tư, là giai đoạn cuối cùng trong công tác thi công công trình (ngoài việc bảo hành, bảo trì công trình).
Chúng ta thường nhắc đến bàn giao công trình xây dựng nhiều hơn là bàn giao hạng mục công trình, bởi tính tổng thể chi phối hoạt động, nhà thầu sẽ tiến hành bàn giao toàn bộ công trình xây dựng đưa vào sử dụng nhằm tạo nên tính thống nhất, toàn vẹn, còn việc bàn giao hạng mục thường đặt ra đối với các dự án quá dài, nhiều hạng mục nhỏ lẻ, việc bàn giao chia tách nhằm phục vụ cho việc sử dụng các hạng mục được nhanh chóng và đáp ứng nhu cầu người dùng hơn.
Tuy nhiên mối quan hệ giữa công trình xây dựng và hạng mục công trình xây dựng, dẫn đến việc quy định về bàn giao hai đối tượng này là như nhau và điều được quy định trong cùng một điều luật, bởi bản chất của việc bàn giao là như nhau mà không kể đến là việc bàn giao công trình hay hạng mục công trình.
Quy định về bàn giao công trình đưa vào sử dụng thế nào?
Quy định về bàn giao hạng mục công trình xây dựng đưa vào sử dụng được quy định tại Điều 124, Luật Xây dựng và chi tiết bởi Điều 27 Nghị định 06/2021/NĐ-CP, trong đó, Điều 27 dẫn chiếu rằng: “Việc bàn giao hạng mục công trình, công trình xây dựng được thực hiện theo quy định tại Điều 124 Luật số 50/2014/QH13 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 46 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14.”
Việc bàn giao hạn mục công trình tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của công trình, từng phần công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành và được nghiệm thu theo quy định có thể được bàn giao đưa vào khai thác theo yêu cầu của chủ đầu tư hoặc đơn vị khai thác, sử dụng. Điều này tạo chủ động cho các bên, sao cho đảm bảo được lợi ích tối đa của công trình và đặc biệt chỉ bàn giao khi công trình thực sự đã hoàn thiện và đảm bảo an toàn kỹ thuật.
Dựa theo quy định tại tại Điều 124 Luật Xây dựng, việc bàn giao hạng mục công trình xây dựng phải đảm bảo các quy định:
– Một là, đã thực hiện nghiệm thu hạng mục công trình xây dựng theo đúng quy định của pháp luật về xây dựng.
Quy định này là sự cụ thể hóa của nguyên tắc được quy định tại Khoản 2, Điều 123 Luật Xây dựng: “Hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành chỉ được phép đưa vào khai thác, sử dụng sau khi được nghiệm thu bảo đảm yêu cầu của thiết kế xây dựng, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật cho công trình, quy định về quản lý sử dụng vật liệu xây dựng và được nghiệm thu theo quy định của Luật này.”
Hoạt động nghiệm thu công trình, hạng mục công trình do chủ đầu tư tổ chức thực hiện trên cơ sở phối hợp với nhà thầu thi công xây dựng công trình. Việc nghiệm thu có ý nghĩa quan trọng trước khi bàn giao, nhanh chóng phát hiện lỗi, sai sót, kịp thời khắc phục và sửa chữa trước khi trao lại cho bên đầu tư.
– Hai là, bảo đảm an toàn trong vận hành, khai thác khi đưa công trình vào sử dụng.
Đây là quy định có ý nghĩa quan trọng nhằm xác định trách nhiệm của chủ đầu tư, nhà thầu thi công đối với “sản phẩm” mà mình cung cấp, tính an toàn phải được đảm bảo toàn diện, đặc biệt không được xảy ra các vấn đề gây ảnh hưởng đến con người, môi trường xung quanh.
– Ba là, đối với dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, có thể bàn giao toàn bộ hoặc một số công trình thuộc dự án để đưa vào sử dụng nhưng trước khi bàn giao phải hoàn thành đầu tư xây dựng bảo đảm đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo phân kỳ đầu tư, thiết kế xây dựng đã được phê duyệt, bảo đảm kết nối với hạ tầng kỹ thuật chung của khu vực, phù hợp với nội dung dự án và quy hoạch đã được phê duyệt.
Thực hiện việc nghiệm thu công trình xây dựng gồm có mấy giai đoạn?
Thủ tục nghiệm thu công trình xây dựng được quy định tại Điều 123 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi khoản 45 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 thì việc nghiệm thu công trình xây dựng được thực hiện theo 02 giai đoạn như sau:
– Nghiệm thu công việc xây dựng trong quá trình thi công và nghiệm thu các giai đoạn chuyển bước thi công khi cần thiết;
– Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, hoàn thành công trình xây dựng để đưa vào khai thác, sử dụng.
Một số lưu ý đối với việc nghiệm thu công trình xây dựng như sau:
+ Hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành chỉ được phép đưa vào khai thác, sử dụng sau khi được nghiệm thu bảo đảm yêu cầu của thiết kế xây dựng, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật cho công trình, quy định về quản lý sử dụng vật liệu xây dựng và được nghiệm thu theo quy định của Luật này.
+ Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng. Tổ chức, cá nhân tham gia nghiệm thu chịu trách nhiệm về sản phẩm do mình xác nhận khi nghiệm thu công trình xây dựng.
Công trình xây dựng thuộc dự án quan trọng quốc gia, công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp; công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng; công trình sử dụng vốn đầu tư công phải được kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình. Trách nhiệm tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu được quy định như sau:
+ Hội đồng do Thủ tướng Chính phủ thành lập tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu đối với công trình xây dựng thuộc dự án quan trọng quốc gia, công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp;
+ Cơ quan chuyên môn về xây dựng tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư đối với công trình xây dựng không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
Thực hiện bàn giao công trình xây dựng theo các nguyên tắc gì?
Quy định bàn giao công trình xây dựng được nêu tại Điều 124 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 46 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 như sau:
Bàn giao công trình xây dựng
1. Việc bàn giao công trình xây dựng phải tuân thủ các quy định sau:
a) Đã thực hiện nghiệm thu công trình xây dựng theo đúng quy định của pháp luật về xây dựng;
b) Bảo đảm an toàn trong vận hành, khai thác khi đưa công trình vào sử dụng.
c) Đối với dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, có thể bàn giao toàn bộ hoặc một số công trình thuộc dự án để đưa vào sử dụng nhưng trước khi bàn giao phải hoàn thành đầu tư xây dựng bảo đảm đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo phân kỳ đầu tư, thiết kế xây dựng đã được phê duyệt, bảo đảm kết nối với hạ tầng kỹ thuật chung của khu vực, phù hợp với nội dung dự án và quy hoạch đã được phê duyệt.
2. Chủ đầu tư có trách nhiệm tiếp nhận công trình theo đúng hợp đồng đã ký kết với nhà thầu. Người tham gia bàn giao công trình phải chịu trách nhiệm về sản phẩm do mình xác nhận trong quá trình bàn giao công trình xây dựng. Trường hợp chủ đầu tư không đồng thời là người quản lý sử dụng công trình thì chủ đầu tư có trách nhiệm bàn giao công trình xây dựng cho chủ quản lý sử dụng công trình sau khi đã tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng. Việc bàn giao công trình xây dựng phải được lập thành biên bản.
3. Khi bàn giao công trình xây dựng, nhà thầu thi công xây dựng phải giao cho chủ đầu tư các tài liệu gồm bản vẽ hoàn công, quy trình hướng dẫn vận hành, quy trình bảo trì công trình, danh mục các thiết bị, phụ tùng, vật tư dự trữ thay thế và các tài liệu cần thiết khác có liên quan.
4. Trường hợp chưa bàn giao được công trình cho chủ quản lý sử dụng thì chủ đầu tư có trách nhiệm tạm thời quản lý, vận hành công trình xây dựng.
5. Đối với dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, ngoài quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này, chủ đầu tư có trách nhiệm bàn giao công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và các công trình khác theo quy định của Chính phủ.
Điều kiện đưa công trình xây dựng vào khai thác sử dụng thế nào?
Điều kiện để đưa công trình, hạng mục công trình vào khai thác, sử dụng được quy định như sau:
– Công trình, hạng mục công trình được nghiệm thu theo quy định của pháp luật.
– Đối với các công trình phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra công tác nghiệm nghiệm thu và ra văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư. Đối với công trình sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công , chủ đầu tư chỉ được pháp quyết toán hợp đồng thi công xây dựng sau khi có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu nêu trên. Đối với công trình thuộc dư án PPP, văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu nêu trên là căn cứ để doanh nghiệp dự án PPP lập hồ sơ đề nghị xác nhận hoàn thành công trình.
Như vậy điều kiện để đưa công trình, hạng mục công trình vào khai thác, sử dụng là phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên.
Cơ quan nào bàn giao công trình đưa vào sử dụng thế nào?
Đối với dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, ngoài quy định tại các mục 1,2, chủ đầu tư có trách nhiệm bàn giao công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và các công trình khác theo quy định của Chính phủ. Cụ thể, Điều 36, Nghị định 11/2013/NĐ-CP quy định về việc hoàn thành, chuyển giao và đưa các công trình vào khai thác sử dụng như sau:
– Đối với các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đã hoàn thành thì chủ đầu tư được khai thác hoặc chuyển giao cho bên tiếp nhận quản lý, vận hành theo các mục tiêu ban đầu của dự án.
Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về chất lượng công trình và phải bảo hành đối với công trình chuyển giao theo quy định của pháp luật. Đối với công trình đã qua sử dụng, trước khi chuyển giao phải tiến hành đánh giá chất lượng, giá trị và hoàn thành các công tác bảo trì cần thiết.
– Đối với các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội không chuyển giao hoặc chưa chuyển giao thì chủ đầu tư có trách nhiệm quản lý và đảm bảo chất lượng vận hành.
– Bên nhận chuyển giao có trách nhiệm quản lý khai thác công trình theo đúng công năng, có trách nhiệm bảo trì công trình theo các quy định của pháp luật về xây dựng.
Đối với các công trình mà bên nhận chuyển giao đã được xác định trong nội dung dự án thì bên nhận chuyển giao có quyền và nghĩa vụ tham gia quản lý chất lượng và nghiệm thu công trình trong suốt quá trình xây dựng cho đến khi hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Quy định về bàn giao công trình đưa vào sử dụng thế nào?” đã được Luật sư tư vấn luật đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư tư vấn luật đất đai chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về chia đất khi ly hôn … Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Phí môi giới thuê nhà là bao nhiêu?
- Diện tích nhà ở tối thiểu trên đầu người
- Phí quản lý chung cư tính theo diện tích nào?
Câu hỏi thường gặp
Đây là quy định có ý nghĩa quan trọng nhằm xác định trách nhiệm của chủ đầu tư, nhà thầu thi công đối với “sản phẩm” mà mình cung cấp, tính an toàn phải được đảm bảo toàn diện, đặc biệt không được xảy ra các vấn đề gây ảnh hưởng đến con người, môi trường xung quanh.
Hoạt động bàn giao hạng mục công trình được thực hiện bởi nhà thầu thi công và chủ đầu có trách nhiệm tiếp nhận công trình theo đúng hợp đồng đã ký kết với nhà thầu. Việc bàn giao công trình xây dựng phải được lập thành biên bản. ( Khoản 3, Điều 124 Luật Xây dựng) Biên bản bàn giao sẽ là tài liệu quan trọng chứng minh sự kiện bàn giao trên thực tế đã diễn ra, người tham gia bàn giao công trình phải chịu trách nhiệm về sản phẩm do mình xác nhận trong quá trình bàn giao công trình xây dựng.
Đối với dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, ngoài quy định tại các mục 1,2, chủ đầu tư có trách nhiệm bàn giao công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và các công trình khác theo quy định của Chính phủ.
Cụ thể, Điều 36, Nghị định 11/2013/NĐ-CP quy định về việc hoàn thành, chuyển giao và đưa các công trình vào khai thác sử dụng như sau:
– Đối với các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đã hoàn thành thì chủ đầu tư được khai thác hoặc chuyển giao cho bên tiếp nhận quản lý, vận hành theo các mục tiêu ban đầu của dự án.
Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về chất lượng công trình và phải bảo hành đối với công trình chuyển giao theo quy định của pháp luật. Đối với công trình đã qua sử dụng, trước khi chuyển giao phải tiến hành đánh giá chất lượng, giá trị và hoàn thành các công tác bảo trì cần thiết.