Dạ thưa Luật sư, bà nội tôi đã lớn tuổi nay muốn phân chia đất cho bố tôi cùng với các cô chú khác mảnh đất thuộc vùng nông thôn do xã quản lý. Cho tôi hỏi, bà tôi cần phải thực hiện những thủ tục, hồ sơ gì để việc phân chia mảnh đất trên là hợp pháp? Xin Luật sư tư vấn giúp tôi ạ.
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn pháp luật và gửi câu hỏi về Tư vấn luật Đất đai. Trường hợp của gia đình bạn sẽ được chúng tôi giải đáp thông qua bài viết dưới đây nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn quy định pháp luật về việc Tách thửa đất ở nông thôn. Mời bạn đón đọc ngay nhé!
Căn cứ pháp lý
- Luật Đất đai 2013
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP
- Nghị định 148/2020/NĐ-CP
- Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT
- Luật phí và lệ phí 2015
Khái niệm đất ở tại nông thôn
Đất ở là đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống như: đất vườn, ao gắn liền với nhà ở trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư (kể cả trường hợp vườn, ao gắn liền với nhà ở riêng lẻ) đã được công nhận là đất ở. Đất ở bao gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị. Trường hợp đất ở có kết hợp sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp (kể cả nhà chung cư có mục đích hỗn hợp) thì ngoài việc thống kê theo mục đích đất ở phải thống kê cả mục đích phụ là đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp.
Đất ở tại nông thôn là đất ở thuộc phạm vi địa giới hành chính các xã, trừ đất ở tại các khu đô thị mới đã thực hiện theo quy hoạch phát triển các quận, thành phố, thị xã, thị trấn nhưng hiện tại thuộc xã quản lý.
Căn cứ theo quy định tại Điều 143 Luật đất đai năm 2013 quy định về đất ở nông thôn, cụ thể như sau:
“Điều 143. Đất ở tại nông thôn
1. Đất ở do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng tại nông thôn gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng thửa đất thuộc khu dân cư nông thôn, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương.
3. Việc phân bổ đất ở tại nông thôn trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải đồng bộ với quy hoạch các công trình công cộng, công trình sự nghiệp bảo đảm thuận tiện cho sản xuất, đời sống của nhân dân, vệ sinh môi trường và theo hướng hiện đại hóa nông thôn.
4. Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho những người sống ở nông thôn có chỗ ở trên cơ sở tận dụng đất trong những khu dân cư sẵn có, hạn chế việc mở rộng khu dân cư trên đất nông nghiệp”.
Như vậy ta có thể xác định đất ở tại nông thôn là đất ở do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng tại nông thôn gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng thửa đất thuộc khu dân cư nông thôn, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Điều kiện được tách thửa đất ở nông thôn
Hiện nay tùy từng địa phương khác nhau mà có điều kiện tách thửa đất khác nhau, nhưng ở hầu hết các địa phương thì điều kiện tách thửa bao gồm các điều kiện cơ bản sau:
– Đất có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất); Để có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất ở nông thôn cần có các loại giấy tờ theo quy định và đảm bảo sử dụng đất ổn định lâu dài, không có tranh chấp sử dụng đất.
– Đất khi tách thửa phải đảm bảo quyền sử dụng đất liền kề.
– Khi tách thửa để đảm bảo diện tích tối thiểu còn lại theo đúng quy định. Quy định về diện tích tối thiểu có sự khác nhau ở các địa phương khác nhau. Theo quy định Điều 143 Luật Đất đai 2013 thì diện tích đất ở tối thiểu tại nông thôn được tách thửa do Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh quyết định sự trên quy hoạch, kế hoạch và tình hình địa phương. Do trong câu hỏi không nói rõ địa phương nên người sử dụng cần căn cứ vào quyết định của UBND tỉnh để xác định cụ thể diện tích tối thiểu được tách thửa.
Trình tự thủ tục tách thửa đất ở nông thôn
Theo Điều 75 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, Điều 3 Nghị định 148/2020/NĐ-CP và Điều 9 Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT thì trình tự thủ tục tách thửa đất ở tại nông thôn bao gồm các nước cơ bản sau đây:
Bước 1. Nộp hồ sơ
Cá nhân và hộ gia đình sử dụng đất ở nông thôn cần chuẩn bị hồ sơ sau:
– Đơn đề nghị tách thửa;
– Bản sao và bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Cá nhân, hộ gia đình đem hồ sơ nộp tại Văn phòng đăng ký đất đai tại UBND cấp huyện/ quận nơi có đất hoặc UBND xã/ phường nơi có đất. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và hoàn thiện hồ sơ để trình cơ quan cấp trên ra quyết định tách thửa và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người có nhu cầu tách thửa.
Thời hạn tách thửa kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ hợp lệ là 15 ngày, riêng với vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn thì thời hạn được xác định là 25 ngày
Bước 2. Nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu tách thửa đất ở nông thôn nhận kết quả giải quyết thủ tục tách thửa và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Phí, lệ phí phải nộp khi tách thửa đất ở nông thôn
Luật Phí và lệ phí năm 2015 có quy định về phí và lệ phí khi làm thủ tục tách thửa đất ở nông thôn, tuy nhiên thẩm quyền quy định cụ thể khoản phí và lệ phí phải nộp khi làm thủ tục tách thửa đất ở nông thôn được giao cho địa phương quy định. Cụ thể có các khoản phí và lệ phí người sử dụng đất có thể phải nộp như sau:
– Phí đo đạc, lập bản đồ địa chính: Phí này theo quy định của Luật phí và lệ phí 2015 thì sẽ thuộc danh mục giá dịch vụ đo đạc, lập bản đồ địa chính do Nhà nước định giá. Trường hợp này sẽ phải nộp khi người sử dụng đất cần thực hiện trích lục đo đạc địa chính nhằm hoàn thiện hồ sơ tách thửa và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
Ngoài ra khi người sử dụng đất có nhu cầu được cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì cần phải nộp khoản tiền sau:
– Phí thẩm định hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: mức phí phải nộp do Hội đồng nhân dân (HĐND) cấp tỉnh quyết định.
– Lệ phí cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: mức phí cụ thể do HĐND cấp tỉnh quyết định.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của tư vấn luật Đất đai về vấn đề “Tách thửa đất ở nông thôn“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Nếu quý khách có nhu cầu Tư vấn đặt cọc đất,giá đất bồi thường khi thu hồi đất, giá đền bù đất 50 năm,Đổi tên sổ đỏ, Làm sổ đỏ,tách sổ đỏ cho con, mẫu đơn xin thay đổi tên trong sổ đỏ, Giải quyết tranh chấp đất đai, tư vấn luật đất đai…, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục mua bán đất ở nông thôn
- Hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất hiện nay thế nào?
- Nhà nước thu hồi đất có được bồi thường bằng đất ở không?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định thời gian thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận thì quy định trường hợp đăng ký biến động do đổi tên người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích, số hiệu, địa chỉ thửa đất hoặc thay đổi hạn chế quyền sử dụng đất hoặc thay đổi về nghĩa vụ tài chính hoặc thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký là không quá 10 ngày; trường hợp thực hiện thủ tục tách thửa đất thì thời hạn thực hiện thủ tục hành chính là không quá 15 ngày, thời gian thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người nhận chuyển nhượng là 15 ngày.
Như vậy, thời gian làm thủ tục đăng ký biến động là 10 ngày, đăng ký tách thửa đất là không quá 15 ngày, thời hạn thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận là không quá 15 ngày, thời gian thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận cho người nhận chuyển nhượng là 15 ngày. Nên việc gia đình bạn hơn một tháng, nếu quá 35 ngày chưa nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì gia đình bạn nên liên hệ trực tiếp văn phòng đăng ký đất đai để hỏi trực tiếp vấn đề này.
Hạn mức giao đất ở có thể được hiểu là diện tích đất mà hộ gia đình, cá nhân được phép sử dụng tối đa do được nhà nước giao, nhận chuyển nhượng hợp pháp từ người khác do khai hoang phục hóa, nhằm khống chế diện tích đất mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền được phép giao cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng, tránh hiện tượng giao đất một cách tùy tiện với diện tích lớn, đồng thời đây cũng là cơ sở pháp lý để giới hạn diện tích đất được phép sử dụng của hộ gia đình, cá nhân mà quyền sử dụng đất được hình thành từ việc Nhà nước giao đất.
Hiện nay, việc quản lý và sử dụng đất khu dân cư ở nông thôn được thực hiện theo quy định tại Điều 143 Luật Đất đai 2013:
– Căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương.
– Việc phân bổ đất ở tại nông thôn trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải đồng bộ với quy hoạch các công trình công cộng, công trình sự nghiệp bảo đảm thuận tiện cho sản xuất, đời sống của nhân dân, vệ sinh môi trường và theo hướng hiện đại hóa nông thôn.