Chào Luật sư, hiện nay quy định về việc lựa chọn chủ đầu tư cho dự án như thế nào? Tôi được sếp giao cho việc chuẩn bị để lựa chọn chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội. Như mục đích nhân văn ban đầu của nhiều người biết đến, dự án nhà ở xã hội là sự hỗ trợ của nhà nước để người không có thu nhập cao vẫn mua được nhà. Tuy nhiên tôi còn vấn đề chưa hiểu là Quy định lựa chọn chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội thế nào? Chọn chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội thông qua hình thức nào? Mong được luật sư tư vấn giúp. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của Luật sư tư vấn luật đất đai. Về nội dung Quy định lựa chọn chủ đầu tư dự an nhà ở xã hội, chúng tôi tư vấn đến bạn như sau:
Nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội
Chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội hiện nay kết hợp giữa nhiều yếu tố khác nhau. Chính sách này cần thực hiện và hỗ trợ đúng người và cần có sự theo dõi, giám sát đúng quy định. Những nguyên tắc cần được tuân thủ khi thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội là:
Theo quy định tại Điều 52 Luật Nhà ở 2014 về nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội như sau:
- Việc thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
- Có sự kết hợp giữa Nhà nước, cộng đồng dân cư, dòng họ và đối tượng được hỗ trợ trong việc thực hiện chính sách;
- Bảo đảm công khai, minh bạch, có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cộng đồng dân cư;
- Bảo đảm đúng đối tượng, đủ điều kiện theo quy định của Luật Nhà ở 2014;
- Trường hợp một đối tượng được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ khác nhau thì được hưởng một chính sách hỗ trợ mức cao nhất; trường hợp các đối tượng có cùng tiêu chuẩn và điều kiện thì đối tượng là người khuyết tật, nữ giới được ưu tiên hỗ trợ trước;
- Trường hợp hộ gia đình có nhiều đối tượng được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ thì chỉ áp dụng một chính sách hỗ trợ cho cả hộ gia đình.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội trên địa bàn.
Quy định lựa chọn chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội thế nào?
Việc lựa chọn chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội hiện nay có nhiều khó khăn. Để chọn ra được nhà đầu tư thích hợp nhất dựa trên từng dự án, luật đã có quy định về thủ tục để có thể chọn ra chủ đầu tư cũng như các điều kiện của chủ đầu tư. Chúng tôi tư vấn quy định lựa chọn chủ đầu tư như sau:
Thủ tục lựa chọn chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội theo Điều 8 Nghị định 100/2015/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 49/2021/NĐ-CP) như sau:
- Đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội được đầu tư bằng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công thì việc lựa chọn chủ đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật đầu tư công và pháp luật xây dựng.
- Đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không phải bằng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công thì việc lựa chọn chủ đầu tư thực hiện như sau:
- Đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 57 Luật Nhà ở 2014 thực hiện theo quy định của pháp luật đấu thầu;
- Đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 57 Luật Nhà ở 2014 thì thực hiện theo quy định của pháp luật đầu tư.
Nhà đầu tư đăng ký làm chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội phải đáp ứng điều kiện có chức năng kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật kinh doanh bất động sản và trong văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời xác định nhà đầu tư đó làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội;
- Đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 57 Luật Nhà ở 2014 thì thực hiện theo quy định của pháp luật nhà ở. Nhà đầu tư đăng ký làm chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội phải đáp ứng điều kiện năng lực tài chính để thực hiện dự án theo quy định của pháp luật đất đai, pháp luật có liên quan.
- Bộ Xây dựng hướng dẫn quy định về điều kiện, tiêu chí lựa chọn chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.
- Bộ Quốc phòng và Bộ Công an được phép triển khai các dự án nhà ở xã hội theo quy định tại Nghị định này để giải quyết nhà ở cho các đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 49 Luật Nhà ở 2014 phù hợp với tình hình và điều kiện đặc thù riêng, nhưng phải bảo đảm nguyên tắc mỗi đối tượng chỉ được hỗ trợ một lần.
Quy định về mua nhà ở thương mại làm nhà ở xã hội ra sao?
Hiện nay quy định về việc mua nhà ở thương mại làm nhà ở xã hội đã được quy định cụ thể. Vậy có được phép mua nhà ở thương mại làm nhà ở xã hội không? Khi nào thì có thể mua nhà ở thương mại làm nhà ở xã hội? Vấn đề này có thể được giải đáp như sau:
Việc mua nhà ở thương mại làm nhà ở xã hội theo Điều 12 Nghị định 100/2015/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 49/2021/NĐ-CP) như sau:
(1) Trường hợp trên địa bàn chưa có đủ quỹ nhà ở xã hội mà có nhà ở thương mại được xây dựng theo dự án, bảo đảm chất lượng theo quy định của pháp luật về xây dựng, phù hợp với loại nhà và tiêu chuẩn diện tích nhà ở xã hội thì:
Cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào quy định tại (2) mục này có thể mua nhà ở này để làm nhà ở xã hội.
(2) Việc mua nhà ở thương mại để làm nhà ở xã hội được quy định như sau:
- Trường hợp sử dụng nguồn vốn đầu tư công để mua nhà ở thương mại làm nhà ở xã hội thì thực hiện theo quy định của pháp luật đầu tư công;
- Nội dung dự án mua nhà ở thương mại để làm nhà ở xã hội bao gồm:
- Vị trí;
- Địa điểm;
- Loại nhà;
- Số lượng nhà ở;
- Diện tích sử dụng của mỗi loại nhà ở;
- Giá mua bán nhà ở;
- Các chi phí có liên quan;
- Nguồn vốn mua nhà ở;
- Phương thức thanh toán tiền mua nhà ở;
- Cơ quan ký hợp đồng mua bán nhà ở;
- Cơ quan có trách nhiệm quản lý nhà ở sau khi mua;
- Trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong thực hiện dự án.
(3) Trình tự, thủ tục mua nhà ở thương mại để làm nhà ở xã hội được thực hiện như sau:
- Căn cứ vào nội dung của dự án đã được phê duyệt, cơ quan được giao làm chủ đầu tư dự án thực hiện ký hợp đồng mua bán nhà ở với chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại; việc ký kết hợp đồng mua bán nhà ở được thực hiện theo quy định về mua bán nhà ở thương mại;
- Căn cứ vào hợp đồng mua bán nhà ở đã ký kết, chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại có trách nhiệm bàn giao nhà ở và cung cấp các hồ sơ pháp lý liên quan đến nhà ở mua bán cho bên mua;
- Sau khi nhận bàn giao nhà ở, chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội thực hiện quản lý theo quy định của Luật Nhà ở và Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở;
- Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại có trách nhiệm làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) cho bên mua nhà ở;
Trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 12 Nghị định 100/2015/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 49/2021/NĐ-CP) thì Bộ Xây dựng đại diện đứng tên trong Giấy chứng nhận;
Trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 12 Nghị định 100/2015/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 49/2021/NĐ-CP) thì đại diện đứng tên trong Giấy chứng nhận là Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;
Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho các cơ quan quy định tại mục này được thực hiện theo pháp luật về đất đai.
Điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội thế nào?
Hiện nay không phải ai cũng có thể được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội. Để có thể là đối tượng được mua nhà ở xã hội, các chủ thể phải đáp ứng các điều kiện như chưa có nhà, có đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở xã hội… Cụ thể các điều kiện này được chúng tôi tư vấn đến bạn như sau:
Theo Điều 51 Luật Nhà ở 2014 quy định về điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội
- Đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật Nhà ở 2014 thì phải đáp ứng các điều kiện về nhà ở, cư trú, thu nhập theo quy định sau đây:
- Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, học tập hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và từng khu vực;
- Phải có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội; trường hợp không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên tại tỉnh, thành phố này, trừ trường hợp quy định tại Khoản 9 Điều 49 của Luật Nhà ở 2014;
- Đối với đối tượng quy định tại các Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6 và Khoản 7 Điều 49 của Luật Nhà ở 2014 thì phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân; trường hợp là hộ nghèo, cận nghèo thì phải thuộc diện nghèo, cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Đối với đối tượng quy định tại các Khoản 1, Khoản 8, Khoản 9 và Khoản 10 Điều 49 của Luật Nhà ở 2014 thì không yêu cầu phải đáp ứng điều kiện về thu nhập theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 51 Luật Nhà ở 2014.
- Đối với trường hợp quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 50 của Luật Nhà ở 2014 thì phải đáp ứng điều kiện theo quy định tại quyết định phê duyệt chương trình mục tiêu về nhà ở tương ứng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Đối với trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 50 của Luật Nhà ở 2014 thì phải đáp ứng điều kiện về nhà ở, cư trú theo quy định sau đây:
- Có đất ở nhưng chưa có nhà ở hoặc có nhà ở nhưng nhà ở bị hư hỏng, dột nát;
- Có đăng ký thường trú tại địa phương nơi có đất ở, nhà ở cần phải xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa.
Các nội dung giám sát về thực hiện chính sách phát triển nhà ở xã hội
Việc thực hiện chính sách phát triển hà ở xã hội phải đúng theo quy định. Bên cạnh đó để hoạt động này diễn ra khách quan và hỗ trợ đúng những người có hoàn cảnh được mua nhà ở xã hội phải có cơ quan để thực hiện chức năng giám sát. Bên cạnh đó, các nội dung giám sát về thực hiện chính sách này là:
Cụ thể tại Nghị quyết 95/2023/QH15, Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội sẽ tiến hành giám sát về thực hiện chính sách phát triển nhà ở xã hội từ ngày 01/7/2015 đến hết ngày 31/12/2023 trên phạm vi cả nước bằng các nội dung sau đây:
- Chương trình, kế hoạch, các hình thức phát triển nhà ở xã hội;
- Đối tượng và điều kiện được thụ hưởng chính sách về nhà ở xã hội;
- Quỹ đất, nguồn vốn để xây dựng nhà ở xã hội;
- Việc thực hiện dự án xây dựng nhà ở xã hội (bao gồm: trình tự, thủ tục đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội, trong đó có việc lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội; ưu đãi chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội);
- Loại nhà và tiêu chuẩn diện tích nhà ở xã hội;
- Việc xác định giá thuê, giá thuê mua, giá bán nhà ở xã hội;
- Nguyên tắc bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội;
- Quản lý, vận hành nhà ở xã hội.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Quy định lựa chọn chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội thế nào?” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay nhu cầu đến dịch vụ tư vấn pháp lý Chuyển đất nông nghiệp sang đất sổ đỏ…. cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Mời bạn xem thêm:
- Thẩm định tại chỗ án tranh chấp đất
- Người ở nước ngoài ủy quyền bán đất
- Thời gian thực hiện cưỡng chế thu hồi đất
- Chủ đất không chịu sang tên sổ đỏ phải xử lý thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 50 Luật Nhà ở 2014 thì Nhà nước hỗ trợ giải quyết cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở xã hội cho một trong những đối tượng sau:
(1) Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;
(2) Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;
(3) Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;
(4) Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;
(5) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
(6) Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định tại khoản 5 Điều 81 Luật Nhà ở 2014 (người thuê nhà ở công vụ khi không còn đủ điều kiện được thuê nhà ở hoặc chuyển đi nơi khác hoặc có hành vi vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng nhà ở mà thuộc diện bị thu hồi thì phải trả lại nhà ở công vụ);
(7) Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.
Theo Điều 4 Thông tư 25/2015/TT-NHNN (sửa đổi tại Thông tư 20/2021/TT-NHNN), đối tượng được vay vốn là khách hàng quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 Thông tư 25/2015/TT-NHNN, cụ thể như sau:
(1) Đối tượng vay vốn để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định 100/2015/NĐ-CP.
– Doanh nghiệp, hợp tác xã là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội không phải bằng nguồn vốn hoặc hình thức quy định tại Khoản 1 Điều 53 Luật Nhà ở để cho thuê, cho thuê mua, bán;
– Doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất công nghiệp, dịch vụ tự đầu tư xây dựng nhà ở để bố trí cho người lao động của chính doanh nghiệp, hợp tác xã đó mà không thu tiền thuê nhà hoặc có thu tiền thuê nhà với giá thuê không vượt quá khung giá cho thuê nhà ở xã hội do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành;
– Hộ gia đình, cá nhân bỏ vốn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê, cho thuê mua, bán.
(2) Đối tượng vay vốn xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 100/2015/NĐ-CP.
Người có nhu cầu mua nhà ở xã hội đáp ứng các điều kiện về thu nhập sau đây:
– Thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật gồm:
+ Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;
+ Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;
+ Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;
+ Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
– Trường hợp là hộ nghèo, cận nghèo thì phải thuộc diện nghèo, cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
– Các đối tượng không cần đáp ứng yêu cầu về thu nhập:
+ Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;
+ Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định là người thuê nhà ở công vụ khi không còn đủ điều kiện được thuê nhà ở hoặc chuyển đi nơi khác hoặc có hành vi vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng nhà ở mà thuộc diện bị thu hồi thì phải trả lại nhà ở công vụ cho Nhà nước.