Quy định hiến đất làm đường để tách thửa

17/09/2022 | 09:17 186 lượt xem Hương Giang

Hiện nay, tình trạng hiến đất làm đường để tách thửa diễn ra rất phức tạp trên nhiều địa phương khác nhau. Không ít người lợi dụng quy định về vấn đề hiến đất để tách thửa cho dễ bề chuyển nhượng. Để làm rõ về Quy trình hiến đất làm đường để tách thửa hiện nay, cũng như thực trạng về vấn đề hiến đất làm đường để tách thửa tại các địa phương, ời quý bạn đọc theo dõi bài viết bên dưới của Tư vấn luật đất đai để được giải đáp. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn.

Căn cứ pháp lý

Hiến đất làm đường là gì?

Hiến đất làm đường là một hành động thể hiện sự tự nguyện của chủ sở hữu mảnh đất giao tài sản đó cho người khác. Người được giao đất có thể là cá nhân hoặc xã hội. Hiến đất làm đườnglà hoàn toàn tự nguyện, không bắt buộc.

Theo quy định tại khoản 5 Điều 26 Luật Đất đai năm 2013, Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo bất cứ trường hợp nào. Theo đó, đã hiến đất làm đường là chủ sở hữu không thể lấy lại đất đã hiến. Vì vậy, trước khi ra quyết định hiến đất, Khi đưa ra quyết định hiến đất, chủ sở hữu phải suy nghĩ thật kỹ lưỡng.

Điện kiện hiến đất làm đường để tách thửa được quy định như thế nào?

Liên quan đến vấn đề tách thửa và diện tích tổi thiểu được tách thửa, khoản 23 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 75a. Quy định điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất và diện tích tối thiểu được tách thửa

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng và điều kiện cụ thể tại địa phương để quy định cụ thể điều kiện tách thửa đất, điều kiện hợp thửa đất theo từng loại đất và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất.”

Như vậy, tùy từng địa phương sẽ ban hành quy định cụ thể về điều kiện tách thửa đất theo từng loại đất và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất.

Hiến đất làm đường để tách thửa
Hiến đất làm đường để tách thửa

Quy trình hiến đất làm đường để tách thửa hiện nay

Bước 1: Nộp hồ sơ

Người sở hữu đất đai nộp 1 bộ hồ sơ tại Văn phòng đưng ký đất đai. Hồ sơ gồm có:

  • Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất
  • Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp của một bên hoặc các bên liên quan
  • Hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận về việc xác lập hoặc thay đổi, chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề
  • Sơ đồ thể hiện vị trí, kích thước phần diện tích thửa đất

Bước 2: Tiếp nhận và xử lý

Sau khi tiếp nhận và đối chiếu thấy hồ sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký đất đai có nhiệm vụ:

  • Cập nhật vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai
  • Thể hiện trên Giấy chứng nhận 

Nếu hồ sơ còn thiếu hoặc không hợp lệ, Văn phòng đăng ký đất đai yêu cầu người sở hữu đất hoành thành hồ sơ trong vòng 3 ngày làm việc.

Bước 3: Hoành thành thủ tục hiến đất làm

Chủ sở hữu đất đã hoàn thành việc hiến đất làm đường đi chung. Phần đất này đã không còn thuộc sở hữu của chủ sở hữu nữa.

Quy định về hiến đất làm đường để tách thửa ở một số địa phương

* Quyết định 05/2017/QĐ-UBND quy định diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp không phải là đất ở do thành phố Cần Thơ ban hành

“Điều 5. Một số trường hợp tách thửa các loại đất

2. Các trường hợp tách thửa sau đây không đảm bảo diện tích tối thiểu theo quyết định này thì Ủy ban nhân dân quận, huyện có trách nhiệm xem xét, giải quyết từng trường hợp cụ thể như sau:

c) Sử dụng đất đủ diện tích tối thiểu được tách thửa theo quy định này, nhưng trước đây do hiến đất để thực hiện các công trình trên địa bàn thành phố, nay diện tích đất còn lại không đủ diện tích tối thiểu được tách thửa.”

* Quyết định 75/2019/QĐ-UBND quy định về diện tích đất tối thiểu được tách thửa đối với đất ở và đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Long An

“Điều 8. Xử lý các trường hợp đặc biệt

2. Ủy ban nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, giải quyết cụ thể các trường hợp sau:

b) Thửa đất đủ diện tích tối thiểu được tách thửa theo quy định này nhưng trước đây do hiến đất để thực hiện công trình, nay diện tích đất còn lại không đủ diện tích tối thiểu được tách thửa;”

* Quyết định 15/2020/QĐ-UBND quy định về hạn mức giao, hạn mức công nhận quyền sử dụng đất và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với các loại đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

“Điều 16. Tách thửa đất đối với trường hợp khác

1. Trường hợp người sử dụng đất được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận khi có nhu cầu tách thửa đối với đất ở nhưng thửa đất tách ra và thửa đất còn lại phải đảm bảo diện tích tối thiểu là 30 m2, cạnh chiều rộng mặt tiền là 3,5 m, cạnh chiều sâu (tính từ mặt tiền đến hết thửa đất) là 05 m và để xem xét giải quyết trong các trường hợp sau đây:

c) Thửa đất đủ diện tích tối thiểu được tách thửa tại Điều 14 Quy định này nhưng trước đây người sử dụng đất đã hiến đất để thực hiện các công trình trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố (đã được đăng ký biến động trên Giấy chứng nhận), nay diện tích đất còn lại đủ diện tích tối thiểu quy định tại khoản 1 Điều này thì được phép tách thửa.”

Đây là những quy định của địa phương về việc xem xét tạo điều kiện tách thửa đối với người sử dụng đất mà trước đây đã hiến đất để thực hiện các công trình trên địa bàn.

Thực trạng về vấn đề hiến đất làm đường để tách thửa hiện nay

Thời gian gần đây, phong trào hiến đất mở đường diễn ra khá phổ biến tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Bình Định. Điều bất thường là không ít người “hiến đất” nhằm mục đích trục lợi chính sách, dễ bề tách thửa, chuyển mục đích đất ở để phân lô, bán nền.

Lấy ví dụ như trường hợp ông A gửi đơn đến chính quyền địa phương xin “hiến” 53 m2 đất trồng cây hằng năm thuộc thửa đất rộng hơn 600m2 (trong đó có 140m2 đất ở) của mình để mở đường. Sau khi Ủy ban nhân dân huyện Phù Mỹ ban hành quyết định thu hồi đất, ông A. tự bỏ tiền túi ra làm đường với diện tích đã “hiến” rồi thực hiện chuyển mục đích sử dụng toàn bộ diện tích còn lại của thửa đất sang đất ở. Tiếp đó, ông A. làm thủ tục tách thửa đất ở có diện tích lớn thành nhiều lô nhỏ để phục vụ cho việc chuyển nhượng.

Một ví dụ khác như sau: bà H hoàn thành thủ tục “hiến” 188m2 trong khu đất 1.021m2 (trong đó có 140m2 đất ở). Con đường bà H. mở trên phần đất đã “hiến” chẳng ai đi nhưng toàn bộ khu đất của bà sau đó được tách thửa, chuyển mục đích sử dụng sang đất ở, vì thế giá trị tăng lên gấp nhiều lần so với trước đây.

Liên quan đến tình trạng “hiến đất làm đường” để phân lô, tách thửa, lập nên những dự án bất động sản ma đứng tên các cá nhân, hộ gia đình để đầu cơ, đẩy giá bất động sản lên cao nhằm sang nhượng kiếm lời, nhiều cơ quan chức năng phân trần rằng theo quy định, muốn tách thửa đất ở thì phải có đường đi nên các chủ sử dụng đất làm đơn xin tự nguyện hiến đất mở đường. Để tạo điều kiện cho người dân, sau khi nhận đơn, thị trấn lập tờ trình gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét ra quyết định thu hồi đất, sau đó người dân tự làm đường. Các trường hợp xin mở đường đều có vị trí thửa đất nằm ở khu dân cư hiện hữu, không ảnh hưởng tới quy hoạch của địa phương.

Trong khi đó theo quy định, việc mở đường giao thông ở địa phương phải có kế hoạch sử dụng đất, phù hợp quy hoạch và thiết kế, do Phòng Kinh tế và Hạ tầng xem xét, thẩm định. Do đó, chính quyền địa phương các cấp cần phải khẩn trương tiến hành kiểm tra, nơi nào phê duyệt tách thửa theo điều kiện “hiến đất” để trục lợi chính sách như nói trên phải kiên quyết xử lý. Trước mắt, sẽ dừng việc ban hành quyết định thu hồi đất để cá nhân tự mở đường phục vụ tách thửa đất ở, đồng thời chỉ đạo Thanh tra tiến hành kiểm tra, làm rõ để xử lý theo quy định.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về Hiến đất làm đường để tách thửa”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thủ tục mua bán, cho thuê, cho mượn nhà đất khiếu nại, khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai; chi phí chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư… vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.  Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Khi người dân tự nguyện hiến đất để làm đường giao thông thì có còn quyền sử dụng đối với mảnh đất đó không?

Theo quy định, trường hợp nhà nước thu hồi đất khi người dân tự nguyện trả lại đất (hiến đất), có quyết định thu hồi rồi người dân không còn quyền sử dụng đất nữa.

Hiến đất để làm đường nhưng sau một thời gian không còn sử dụng con đường đó nữa thì phải làm thủ tục gì để có được quyền sử dụng mảnh đất đó?

Vì do trong trường hợp này đất đã được thu hồi nên người dân không có quyền gì đối với mảnh đất trên. Vì vậy, muốn có lại mảnh đất trên thì phải làm hồ sơ xin giao lại mảnh đất trên thì phải tiến hành thủ tục theo quy định như sau:
1. Người xin giao đất, thuê đất nộp 01 bộ hồ sơ các giấy tờ quy định tại Điểm a và Điểm d Khoản 1 Điều 3 của Thông tư này;
2. Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện) quyết định giao đất, cho thuê đất do Phòng Tài nguyên và Môi trường lập gồm:
a) Các giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất; thẩm định điều kiện giao đất, cho thuê đất theo quy định;
c) Tờ trình kèm theo dự thảo quyết định giao đất hoặc dự thảo quyết định cho thuê đất.

Khi nào thủ tục hiến đất làm đường hoàn tất?

Theo quy định, việc hiến đất làm đường chỉ có thể hoàn tất khi cơ quan chức năng ra quyết định tiếp nhận và thu hồi phần đất hiến để nhập thành công.