Quản lý bảo vệ rừng là gì?

09/09/2022 | 15:50 432 lượt xem Lò Chum

Quản lý bảo vệ rừng là gì

Thưa luật sư, ở địa phương chúng tôi có được chia các khu rừng theo từng hộ gia đình và được giao cho khu rừng đó để bảo vệ và quản lý. Luật sư có thể tư vấn cho tôi rằng là Quản lý bảo vệ rừng là gì? Khi mà thực hiện Quản lý bảo vệ rừng có được nhà nước hỗ trợ gì không? Các chủ trương chính sách cho việc Quản lý bảo vệ rừng là gì? Các biện pháp quản lý và bảo vệ rừng như thế nào? Mong luật sư tư vấn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi; để giải đáp thắc mắc của bạn; cũng như vấn đề: Quản lý bảo vệ rừng là gì? Quy định như thế nào? Cụ thể ra sao?; Đây chắc hẳn; là thắc mắc của; rất nhiều người để giải đáp thắc mắc đó cũng như trả lời cho câu hỏi ở trên; thì hãy cùng tham khảo qua; bài viết dưới đây của chúng tôi để làm rõ vấn đề nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Luật đất đai năm 2013
  • Thông tư 18/2020/TT-BNNPTNT

Khái niệm rừng là gì?

Căn cứ pháp lý: Điều 3 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng

Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.

Quản lý bảo vệ rừng là gì?

Rừng là một hệ sinh thái mà quần xã cây rừng giữ vai trò chủ đạo trong mối quan hệ tương tác giữa sinh vật với môi trường. Rừng có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của con người cũng như môi trường: cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hòa, tạo ra oxy, điều hòa nước, là nơi cư trú động thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý hiếm, bảo vệ và ngăn chặn gió bão, chống xói mòn đất, đảm bảo cho sự sống, bảo vệ sức khỏe của con người…

Nhiệm vụ của quản lý bảo vệ rừng viên là gì?

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 10 Thông tư 18/2020/TT-BNNPTNT quy định về nhiệm vụ của quản lý bảo vệ rừng viên chính – Mã số: V.03.10.29 như sau:

1. Nhiệm vụ

a) Soạn thảo báo cáo, văn bản của đơn vị về quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng và sử dụng rừng.

b) Chủ trì hoặc tham gia xây dựng, triển khai thực hiện phương án quản lý bảo vệ rừng bền vững, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về quản lý bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng.

c) Tham gia xây dựng chương trình, soạn thảo nội dung tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật quản lý bảo vệ rừng cho viên chức hạng thấp hơn và tổ chức tập huấn chuyên môn nghiệp vụ.

d) Thực hiện các hoạt động theo vị trí việc làm: Theo dõi diễn biến rừng; bảo tồn đa dạng sinh học rừng, thực vật rừng, động vật rừng; bảo vệ rừng; phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng; khoán bảo vệ và phát triển rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tại chỗ; hỗ trợ cộng đồng dân cư trong vùng đệm ổn định đời sống, phát triển kinh tế – xã hội; nghiên cứu khoa học; tư vấn, dịch vụ; tham gia hoạt động hợp tác quốc tế, tuyên truyền giáo dục về môi trường rừng.

đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo đơn vị phân công theo quy định pháp luật.

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của quản lý bảo vệ rừng viên

Căn cứ Theo Khoản 3 Điều 10 Thông tư 18/2020/TT-BNNPTNT quy định về tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của quản lý bảo vệ rừng viên – Mã số: V.03.10.29 như sau:

3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành về lâm nghiệp hoặc chuyên ngành khác phù hợp với vị trí việc làm.

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp quản lý bảo vệ rừng viên.

Các biện pháp quản lý bảo vệ rừng hiện nay

Các trách nhiệm được quy định phản ánh trong công việc phải thực hiện. Không mang đến lựa chọn mà các bắt buộc phải thực hiện. Các nội dung thể hiện trách nhiệm với khoản 2 Điều 43 Luật này như sau:

“Điều 43. Trách nhiệm bảo vệ rừng của toàn dân

2. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có trách nhiệm thông báo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chủ rừng về cháy rừng, sinh vật gây hại rừng và hành vi vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ rừng; chấp hành sự huy động nhân lực, phương tiện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi xảy ra cháy rừng.”

Quản lý bảo vệ rừng là gì
Quản lý bảo vệ rừng là gì

Như vậy, các trách nhiệm thể hiện với toàn dân. Bao gồm các chủ thể tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư. Trong đó, bao gồm các trách nhiệm dưới đây:

Thông báo với các phát hiện:

Thông báo kịp thời khi phát hiện các tác động gây thiệt hại đến rừng. Với các chủ thể trong tính chất quản lý có biện pháp kịp thời. Gắn với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chủ rừng. Về cháy rừng, sinh vật gây hại rừng và hành vi vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ rừng. Từ đó nhanh chóng để các chủ thể có quyền lợi liên quan nắm được. Cũng như nhanh chóng có các tác động, điều chỉnh kịp thời. Trong ngăn cạnh các hành vi và tính chất gây thiệt hại. Cũng như nhanh chóng có biện pháp và giải pháp khắc phục thiệt hại tốt nhất.

Khi phát hiện các hành vi vi phạm xâm hại đến tài nguyên rừng. Không bảo đảm với các hiệu quả quản lý nhà nước. Cũng như xâm phạm đến các quyền và lợi ích hợp pháp được pháp luật bảo vệ. Như phát rừng, đốt rừng, săn bắn, bẫy bắt động vật rừng, lấn chiếm rừng và đất lâm nghiệp trái pháp luật. Phải có trách nhiệm báo ngay cho cơ quan quản lý trực tiếp nhanh chóng. Có thể là chính quyền địa phương, cơ quan Kiểm lâm, công an nơi gần nhất.

Nhằm ngăn chặn và có biện pháp xử lý kịp thời. Mang đến các trách nhiệm đảm bảo trong nghĩa vụ được xác định. Hướng đến bảo đảm quyền và lợi ích chung của quốc gia, dân tộc. Cũng như các quyền lợi ích của chủ thể khác được bảo vệ. Góp phần giữ vững tình hình quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng trên địa phương. Hướng đến các hoạt động thực hiện trên quy hoạch và tính toán của cơ quan nhà nước. Việc khai thác rừng kết hợp với trồng mới và bảo vệ rừng.

Các trách nhiệm cần thực hiện cụ thể:

– Chấp hành sự huy động nhân lực, phương tiện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi xảy ra cháy rừng. Cần đến các cung cấp ở gần nhất trong nhu cầu sử dụng. Mang đến hiệu quả nhanh chóng với công tác dập lửa. Do đó phải có được các phối hợp của các chủ thể gần đó. 

– Không chặt, phá, khai thác, lấn, chiếm rừng trái quy định của pháp luật. Tức là đảm bảo các quy định trong tính chất sở hữu, quản lý và khai thác. Trong đó, các hành vi này là trái với quy định pháp luật. Chỉ khi được cơ quan nhà nước trao cho các quyền đó, chủ thể mới được tiến hành trên thực tế. 

– Không đưa chất thải, hóa chất độc, chất nổ, chất cháy, chất dễ cháy, công cụ, phương tiện vào rừng trái quy định của pháp luật. Phối hợp với bảo đảm cho tính chất ổn định và phát triển của rừng. Trách các tác động tạo ra nguyên nhân trong giảm chất lượng của rừng. Không chăn, dắt, thả gia súc, vật nuôi vào phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng, rừng mới trồng. Đảm bảo cho cây cối được phát triển tự nhiên. Khi có gia súc, ảnh hưởng đến sự sống và khả năng phát triển của các cây nhỏ.

– Không săn, bắt, nuôi, nhốt, giết, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán động vật rừng, thu thập mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng trái quy định của pháp luật.

– Không khai thác tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên khoáng sản, môi trường rừng trái quy định của pháp luật. Đảm bảo trong sử dụng của nhà nước. Gắn với khôi phục, tái tạo và dự trữ. Đảm bảo cho các nhu cầu sử dụng lâu dài. Không xây dựng, đào, bới, đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên làm thay đổi cấu trúc cảnh quan tự nhiên của hệ sinh thái rừng. Chỉ thực hiện khi có sự đồng ý chủ các cơ quan nhà nước. Và không mang đến tác động xấu đối với tính chất của rừng. 

– Không giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển loại rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng trái quy định của pháp luật. Được tiến hành trong vai trò của người đang sử dụng hay quản lý. Đảm bảo chỉ được thực hiện trong phạm vi quyền của mình. Tuân thủ các quy định pháp luật đối với quyền, nghĩa vụ tương ứng. Và trách nhiệm, hiệu quả quản lý nếu là các cơ quan nhà nước. 

– Không cho phép khai thác, vận chuyển lâm sản trái quy định của pháp luật. Trong thẩm quyền của người quản lý nhà nước. Phải thể hiện hiệu quả của thực thi quyền lực nhà nước. Đó là bảo vệ rừng về chất lượng, sự phát triển tự nhiên, quy mô và sự đa dạng. Cũng như gắn với mục đích khai thác của chủ thể có quyền. Trong hướng tiếp cận với tiềm năng kinh tế. 

– Không được phép chuyển đổi diện tích rừng, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng trái quy định của pháp luật. Tất cả mang đến nghĩa vụ của chủ thể được nhà nước giao quản lý, nuôi trồng hay bảo vệ. Bên cạnh các công việc cần thực hiện vì chất lượng của rừng. 

– Không sử dụng nguyên liệu trong chế biến lâm sản trái quy định của pháp luật. Việc khai thác tiến hành với chủ thể có thẩm quyền. Có thể là trong hoạt động quản lý của nhà nước. Hoặc cá nhân, tổ chức được sở hữu theo quy định. Từ đó đảm bảo với mục đích kinh tế. Gắn với là nguyên liệu sản xuất, chế biến. Đáp ứng cho các nhu cầu khác nhau của con người trong chức năng và giá trị kinh tế. 

Thông tin liên hệ:

Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về “ Quản lý bảo vệ rừng là gì. Chúng tôi hi vọng rằng kiến thức trên sẽ giúp ích cho bạn đọc và bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Nếu quý khách có nhu cầu Tư vấn đặt cọc đất, giá thu hồi đất , Bồi thường thu hồi đất, Đổi tên sổ đỏ, Làm sổ đỏ, Tách sổ đỏ, Giải quyết tranh chấp đất đai, tư vấn luật đất đai…, Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về các vấn đề liên quan đến đất đai vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Nguyên tắc bảo vệ và phát triển rừng cụ thể như thế nào?

Bảo vệ và phát triển rừng phải tuân theo nguyên tắc sau: Hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phải bảo đảm phát triển bền vững về kinh tế xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh; phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, chiến lược phát triển lâm nghiệp; đúng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cả nước và địa phương; tuân theo quy chế quản lý rừng do Thủ tướng Chính phủ quy định. Bảo vệ rừng là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phải đảm bảo nguyên tắc quản lý rừng bền vững; kết hợp bảo vệ và phát triển rừng với khai thác hợp lý để phát hiệu quả tài nguyên rừng; kết hợp chặt chẽ giữa trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng, làm giàu rừng với bảo vệ diện tích rừng hiện có; kết hợp lâm nghiệp với nông nghiệp và ngư nghiệp; đẩy mạnh trồng rừng kinh tế gắn với phát triển công nghiệp chế biến lâm sản nhằm nâng cao giá trị sản phẩm rừng. Việc bảo về và phát triển rừng phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Việc giao, cho thuê, thu hồi, chuyển mục đích sử dụng rừng và đất phải tuân theo các quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật đất đai và các quy định khác của pháp luật có liên quan, bảo đảm ổn định lâu dài theo hướng xã hội hóa nghề rừng. Bảo đảm hài hòa lợi ích kinh tế của rừng với lợi ích giữa Nhà nước với chủ rừng; giữa lợi ích kinh tế của rừng với lợi ích phòng hộ, bảo vệ môi trường và bảo tồn thiên nhiên; giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài; bảo đảm cho người làm nghề rừng sống chủ yếu bằng nghề rừng. Chủ rừng thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng rừng theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của chủ rừng khác.

Loại rừng nào thì được trả tiền khi bảo về và quản lý?

Rừng được chi trả tiền DVMTR là các khu rừng (kể cả rừng trồng và rừng tự nhiên), thuộc đối tượng: rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất nằm trong qui hoạch lâm nghiệp của tỉnh, có cung cấp một hay nhiều DVMTR (trích dẫn Khoản 1 Điều 4, Nghị định 99/2010/NĐ-CP).

Ai được nhận tiền dịch vụ môi trường rừng?

Tất cả các tổ chức, cá nhân có diện tích rừng cung ứng DVMTR đều được nhận tiền chi trả DVMTR (trích dẫn Điều 8, Nghị định 99/2010/NĐ-CP), cụ thể:
a) Một là: Các chủ rừng của các khu rừng có cung ứng DVMTR, gồm:
– Các chủ rừng là tổ chức Nhà nước được giao rừng, cho thuê rừng để sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp và các chủ rừng là tổ chức tự đầu tư trồng rừng trên diện tích đất lâm nghiệp được giao.
– Các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng; cộng đồng dân cư thôn được Nhà nước giao rừng để sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp; các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn tự đầu tư trồng rừng trên diện tích đất lâm nghiệp được Nhà nước giao.
b) Hai là: Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn có hợp đồng nhận khoán bảo vệ rừng ổn định lâu dài với các chủ rừng là tổ chức nhà nước (gọi chung là hộ nhận khoán).