• Trang chủ
  • Tư vấn
    • Đất Đai
    • Nhà ở
  • Văn bản pháp luật
  • Dịch vụ Luật Sư
No Result
View All Result
No Result
View All Result

Phí trích lục sổ đỏ hiện nay là bao nhiêu?

Thanh Thùy by Thanh Thùy
Tháng Mười 28, 2022
in Đất Đai
0
Phí trích lục sổ đỏ hiện nay là bao nhiêu?

Phí trích lục sổ đỏ hiện nay là bao nhiêu?

Share on FacebookShare on Twitter

Nội dung

  1. Phân cấp quản lý hồ sơ địa chính như thế nào?
  2. Phí trích lục sổ đỏ hiện nay là bao nhiêu?
  3. Hồ sơ yêu cầu cấp trích lục thửa đất gồm những gì?
  4. Phí xin trích lục thửa đất tính như thế nào?
  5. Thông tin liên hệ
  6. Câu hỏi thường gặp

Chào Luật sư, tôi muốn hỏi hiện nay quy định về trích lục sổ đỏ như thế nào? Bị mất sổ đỏ có trích lục được hay không. Hôm qua tôi định dọn dẹp lại giấy tờ thì phát hiện bị mất sổ đỏ. Tôi có thể lại ủy ban nhân dân xin trích lục lại sổ đỏ được không? Xin trích lục sổ đỏ có cần làm đơn gì không? Phí trích lục sổ đỏ hiện nay là bao nhiêu? Trích lục sổ đỏ mất bao lâu? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Về vấn đề “Phí trích lục sổ đỏ hiện nay là bao nhiêu?” chúng tôi xin được giải đáp cho bạn như sau:

Phân cấp quản lý hồ sơ địa chính như thế nào?

1. Quản lý hồ sơ địa chính dạng số:

a) Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ địa chính dạng số của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

b) Đối với huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính mà chưa kết nối với cơ sở dữ liệu địa chính của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ địa chính dạng số của địa phương.

2. Phân cấp quản lý hồ sơ địa chính dạng giấy:

a) Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh quản lý các tài liệu gồm:

– Bản lưu Giấy chứng nhận; sổ cấp Giấy chứng nhận đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, cá nhân nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư;

– Hệ thống hồ sơ thủ tục đăng ký của các đối tượng thuộc thẩm quyền tiếp nhận, thực hiện đăng ký đất đai;

– Bản đồ địa chính và các loại bản đồ, tài liệu đo đạc khác đang sử dụng để đăng ký, cấp Giấy chứng nhận;

– Hệ thống sổ địa chính đang sử dụng, được lập cho các đối tượng đăng ký thuộc thẩm quyền;

– Hồ sơ địa chính đã lập qua các thời kỳ không sử dụng thường xuyên trong quản lý đất đai;

b) Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện quản lý các tài liệu gồm:

– Bản lưu Giấy chứng nhận; sổ cấp Giấy chứng nhận đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam;

– Hệ thống hồ sơ thủ tục đăng ký của các đối tượng thuộc thẩm quyền tiếp nhận, thực hiện đăng ký đất đai;

– Bản đồ địa chính và các loại bản đồ, tài liệu đo đạc khác sử dụng trong đăng ký, cấp Giấy chứng nhận;

– Sổ địa chính được lập cho các đối tượng thuộc thẩm quyền đăng ký và sổ mục kê đất đai đang sử dụng trong quản lý đất đai đối với nơi chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính;

c) Ủy ban nhân dân cấp xã (trực tiếp là công chức địa chính) quản lý bản sao bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ tiếp nhận và trả kết quả đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với các trường hợp nộp hồ sơ đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

3) Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm bảo đảm các điều kiện cho việc bảo quản hồ sơ địa chính thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương theo phân cấp.

Phí trích lục sổ đỏ hiện nay là bao nhiêu?
Phí trích lục sổ đỏ hiện nay là bao nhiêu?

Phí trích lục sổ đỏ hiện nay là bao nhiêu?

Thửa đất và đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất được biểu thị trên bản đồ bằng khi người có yêu cầu trích đo địa chính thửa đất là việc đo đạc địa chính riêng đối với thửa đất tại nơi chưa có bản đồ địa chính để phục vụ yêu cầu quản lý đất đai.

Việc đo đạc lại diện tích đất khi làm thủ tục tách thửa, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chuyển nhượng, mua bán đất, tặng cho quyền sử dụng đất. Để được tách thửa thì mảnh đất phải thỏa mãn điều kiện diện tích tối thiểu để được tách thửa theo quy định của từng địa phương để đảm bảo quy định, quy hoạch chung đối với quỹ đất của từng địa phương.

Ngoài ra, khi làm các thủ tục tách thửa, cấp sổ hồng thì chi phí đo đạc diện tích đất do người làm thủ tục hành chính chịu ( trừ trường hợp các bên thỏa thuận khác bằng văn bản, hoặc thuộc các trường hợp miễn lệ phí thuộc các đối tượng thuộc diện miễn, giảm phí, lệ phí bao gồm trẻ em, hộ nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, người có công với cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và một số đối tượng đặc biệt theo quy định của pháp luật

Có thể hiểu phí đo đạc, lập bản đồ địa chính là khoản thu đối với các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất mới hoặc được phép thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất, nhằm hỗ trợ thêm cho chi phí đo đạc, lập bản đồ địa chính ở những nơi chưa có bản đồ địa chính có tọa độ.

– Khi người có yêu cầu đo đạc thửa đất thì mức thu: Căn cứ vào các bước công việc, yêu cầu công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính và tùy thuộc vào vị trí, diện tích đất được giao, được thuê hoặc được phép chuyển mục đích sử dụng lớn hay nhỏ của từng dự án

Số tiền đo đạc đất đai khi người dân làm các thủ tục hành chính phụ thuộc vào bảng giá của từng địa phương và diện tích đất cần đo đạc. Căn cứ điều kiện kinh tế – xã hội tại địa phương nơi phát sinh hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí, lệ phí, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định mức thu phí, lệ phí phù hợp.

Khi hội đồng nhân dân của từng địa phương xây dựng mức thu các khoản phí, lệ phí cần đảm bảo phải căn cứ mức thu phí, lệ phí hiện hành (nếu có) để làm cơ sở đề xuất mức thu. Phù hợp với điều kiện, tình hình cụ thể của địa phương nơi phát sinh hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí, lệ phí.

Hồ sơ yêu cầu cấp trích lục thửa đất gồm những gì?

– Phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai;

– Hợp đồng/văn bản yêu cầu về trích lục thửa đất;

– Giấy tờ về sử dụng đất và các giấy tờ liên quan (bản sao);

– Giấy tờ chứng minh nhân thân.

Trình tự, thủ tục thực hiện như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ xin trích lục thửa đất

– Với cá nhân: Nộp tại Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai;

– Với tổ chức: Nộp tại Văn phòng đăng ký đất đai.

Bước 2: Kiểm tra và thẩm định hồ sơ

Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm trích lục, trích đo thửa đất, khu đất ở nơi chưa có bản đồ địa chính hoặc đã có bản đồ địa chính nhưng hiện trạng ranh giới sử dụng đất đã thay đổi, cung cấp dữ liệu đất đai theo yêu cầu.

Bước 3: Hoàn thành các nghĩa vụ tài chính và nhận kết quả

Thời hạn thực hiện: Không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. 

Không quá 07 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.

Người có yêu cầu được nhận kết quả trong thời hạn không quá 03 ngày kể từ ngày có kết quả giải quyết.

Phí xin trích lục thửa đất tính như thế nào?

Tùy điều kiện cụ thể của từng địa bàn và chính sách phát triển kinh tế – xã hội của địa phương sẽ có mức thu khác nhau nhưng phải đảm bảo nguyên tắc:

– Mức thu áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân tại các quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; phường nội thành thuộc thành phố hoặc thị xã trực thuộc tỉnh: Tối đa 15.000 đồng/1 lần.

– Mức thu áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân tại các khu vực khác: Tối đa không quá 50% mức thu áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân tại các quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; phường nội thành thuộc thành phố hoặc thị xã trực thuộc tỉnh.

Phí trích lục sổ đỏ hiện nay là bao nhiêu?
Phí trích lục sổ đỏ hiện nay là bao nhiêu?

Mời bạn xem thêm:

  • Tranh chấp thừa kế nhà đất giải quyết thế nào?
  • Đất đang có tranh chấp thì có được đưa vào kinh doanh không?
  • Trưởng thôn được từ chối hòa giải tranh chấp khi có yêu cầu hay không?

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về “Phí trích lục sổ đỏ hiện nay là bao nhiêu?”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thủ tục mua bán, cho thuê, cho mượn nhà đất khiếu nại, khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai; gia hạn thời hạn sử dụng đất nông nghiệp; tra cứu quy hoạch đất… vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102. 

Câu hỏi thường gặp

Đối tượng nộp lệ phí cấp sổ đỏ là những ai?

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức được ủy quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất gồm: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; chứng nhận đăng ký biến động về đất đai; trích lục bản đồ địa chính; văn bản; số liệu hồ sơ địa chính.

Đối tượng miễn thu lệ phí khi cấp sổ đỏ hiện nay thế nào?

+ Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động; Thương binh, bệnh binh.
+ Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế được tặng Huân chương Kháng chiến hạng I hoặc Huân chương Chiến thắng hạng I.
+ Hộ nghèo và cận nghèo (có sổ).

Thẩm quyền cấp giấy trích lục đất đai  là của ai?

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 6 Thông tư số 34/2014/TT-BTNMT, cơ sở dữ liệu về đất đai bao gồm các thông tin như sau:
Đo đạc, lập bản đồ và hồ sơ địa chính
Đăng ký đất, cấp giấy chứng nhận về đất và tài sản trên đất
Các số liệu thống kê, kiểm kê, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Giá đất
Điều tra, thanh tra, kiểm tra về đất đai
Thông tin về các tranh chấp đã xảy ra với đất hoặc khiếu nại, tố cáo
Hệ thống văn bản pháp luật về đất đai 

5/5 - (1 bình chọn)
Tags: Hồ sơ yêu cầu cấp trích lục thửa đất gồm những gì?Phí trích lục sổ đỏ hiện nay là bao nhiêu?Phí xin trích lục thửa đất tính như thế nào?

Related Posts

Đất LUC và LUK khác nhau như thế nào
Đất Đai

Đất LUC và LUK khác nhau như thế nào?

Việt Nam là một đất nước nổi tiếng với lịch sử lâu đời có nên nông nghiệp gắn bó...

by SEO Tài
Tháng Ba 23, 2023
Thủ tục nhận chuyển nhượng đất lúa
Đất Đai

Trình tự, thủ tục nhận chuyển nhượng đất lúa năm 2023

Đất lúa là đất nông nghiệp thuộc nhóm đất nông nghiệp trông cây hằng năm. Việc mua bán, chuyển...

by SEO Tài
Tháng Ba 23, 2023
Quy định về việc thu hồi đất nông nghiệp
Đất Đai

Quy định về việc thu hồi đất nông nghiệp tại Việt Nam

Với nhiều mục đích khác nhau mà từng thời ki quy hoạch đất đai ở Việt Nam nói chung...

by SEO Tài
Tháng Ba 23, 2023
Đất trồng cây lâu năm có được xây nhà tiền chế không
Đất Đai

Đất trồng cây lâu năm có được xây nhà tiền chế không?

Khách hàng: Xin chào Luật sư. Tôi là Ánh Phương là người nông dân không được tiếp xúc nhiều...

by Ngọc Trinh
Tháng Ba 23, 2023
Next Post
Có nên mua đất trích lục hay không theo quy định?

Có nên mua đất trích lục hay không theo quy định?

img

Luật sư X là đơn vị Luật uy tín, chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của thân chủ là mong muốn của Luật sư X.

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ X

VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

VP TP. HỒ CHÍ MINH:
45/32 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 26, Quận Bình Thạnh

VP Đà NẴNG:
17 Mẹ Thứ, Hoà Xuân, Cẩm Lệ, Đà Nẵng

HOTLINE: 0833 102 102

© 2022 Tư vấn Luật Đất Đai - Một sản phẩm của Luật Sư X LSX.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Tư vấn
    • Đất Đai
    • Nhà ở
  • Văn bản pháp luật
  • Dịch vụ Luật Sư

© 2022 Tư vấn Luật Đất Đai - Một sản phẩm của Luật Sư X LSX.