Phí gia hạn đất trồng cây lâu năm theo quy định hiện hành

28/02/2023 | 12:57 41 lượt xem Hương Giang

Đất trồng cây lâu năm là loại đất sử dụng để trồng các loại cây lâu năm chẳng hạn như cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả lâu năm,… Trong một số trường hợp, khi đất trồng cây lâu năm hết thời hạn sử dụng thì người dân phải làm thủ tục gia hạn đất tại cơ quan có thẩm quyền. Nhiều người dân gửi câu hỏi đến cho Luật Bình Dương thắc mắc không biết theo quy định, Phí gia hạn đất trồng cây lâu năm là bao nhiêu? Thủ tục gia hạn đất trồng cây lâu năm thực hiện như thế nào? Trường hợp nào không cần gia hạn đất trồng cây lâu năm? Sau đây, mời quý bạn đọc theo dõi bài viết bên dưới của Tư vấn luật đất đai để được giải đáp những thắc mắc về vấn đề này cùng những quy định liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn.

Căn cứ pháp lý

  • Luật đất đai 2013

Đất trồng cây lâu năm là loại đất gì?

Theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT ngày 14 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất quy định về đất trồng cây lâu năm như sau:

Đất trồng cây lâu năm là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm theo quy định tại Thông tư liên tịch số 22/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Bộ Tài nguyên và Môi trường, bao gồm :

– Cây công nghiệp lâu năm: Là cây lâu năm cho sản phẩm dùng làm nguyên liệu để sản xuất công nghiệp hoặc phải qua chế biến mới sử dụng được như cây cao su, ca cao, cà phê, chè, điều, hồ tiêu, dừa, v.v;

– Cây ăn quả lâu năm: Là cây lâu năm cho sản phẩm là quả để ăn tươi hoặc kết hợp chế biến như cây bưởi, cam, chôm chôm, mận, mơ, măng cụt, nhãn, sầu riêng, vải, xoài, v.v;

 – Cây dược liệu lâu năm là cây lâu năm cho sản phẩm làm dược liệu như hồi, quế, đỗ trọng, long não, sâm, v.v;

– Các loại cây lâu năm khác là các loại cây lâu năm để lấy gỗ, làm bóng mát, tạo cảnh quan (như cây xoan, bạch đàn, xà cừ, keo, hoa sữa, bụt mọc, lộc vừng, v.v); kể cả trường hợp trồng hỗn hợp nhiều loại cây lâu năm khác nhau hoặc có xen lẫn cây lâu năm và cây hàng năm.

Trường hợp đất trồng cây lâu năm có kết hợp nuôi trồng thủy sản, kinh doanh dịch vụ thì ngoài việc thống kê theo mục đích trồng cây lâu năm còn phải thống kê thêm theo các mục đích khác là nuôi trồng thủy sản, sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp (trường hợp sử dụng đồng thời vào cả hai mục đích khác thì thống kê theo cả hai mục đích đó). Vậy Phí gia hạn đất trồng cây lâu năm là bao nhiêu?

Thời gian sử dụng đất trồng cây lâu năm là bao lâu?

Đất trồng cây lâu năm thuộc nhóm đất nông nghiệp. Vì vậy, theo quy định về thời hạn sử dụng đất tại Luật đất đai 2013 thì thời hạn sử dụng đất trồng cây lâu năm cũng chính là thời hạn sử dụng đất nông nghiệp. Thời hạn được xác định như sau:

  • Thời hạn giao đất, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo quy định tại khoản 1, khoản 2, điểm b khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 129 của Luật này là 50 năm. Khi đất nông nghiệp hết thời hạn, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nếu có nhu cầu thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại khoản này.
  • Thời hạn cho thuê đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân không quá 50 năm. Khi hết thời hạn thuê đất, hộ gia đình, cá nhân nếu có nhu cầu thì được Nhà nước xem xét tiếp tục cho thuê đất.
  • Thời hạn giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp được xem xét, quyết định trên cơ sở dự án đầu tư hoặc đơn xin giao đất, thuê đất nhưng không quá 50 năm. Khi hết thời hạn, người sử dụng đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì được Nhà nước xem xét gia hạn sử dụng đất nhưng không quá thời hạn quy định tại khoản này.

Lưu ý: Để biết thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm là bao nhiêu, hãy xem tại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Cụ thể, tại phần thông tin thửa đất nằm ở trang 2 của Giấy chứng nhận, ngoài thông tin về địa chỉ, diện tích, số thửa thì còn hiển thị thời hạn sử dụng đất.

Người sử dụng đất có thể căn cứ vào đó để biết đất mình đang sử dụng có còn hạn sử dụng hay không.hải giữ đầy đủ. Trong trường hợp có tranh chấp hoặc các vấn đề liên quan đến pháp lý thì những biên lai thuế phí khi gia hạn đất trồng cây lâu năm sẽ có giá trị. Vậy Phí gia hạn đất trồng cây lâu năm là bao nhiêu?

Phí gia hạn đất trồng cây lâu năm là bao nhiêu?

Người nộp hồ sơ sẽ được cơ quan Tài nguyên môi trường thông báo về các khoản thuế phí phải nộp khi nộp hồ sơ xin gia hạn đất trồng cây lâu năm. Về cơ bản sẽ có 02 loại thế phí bắt buộc phải đóng như sau:

  • Chứng nhận đăng ký biến động về đất đai: 15.000 đồng/lần.
  • Phí thẩm định: 1.000 đồng/m2 nhưng tối đa không vượt quá 5.000.000 đồng/hồ sơ

Trường hợp nào không cần gia hạn đất trồng cây lâu năm?

Đối với các trường hợp dưới đây sẽ không cần thực hiện thủ tục gia hạn đất:

– Hộ gia đình, cá nhân có hoạt động trực tiếp sản xuất nông nghiệp đang sử dụng đất nông nghiệp mà đất này được Nhà nước giao cho, công nhận, nhận chuyển quyền sử dụng đất, nếu hết thời hạn sử dụng đất thì không phải làm thủ tục điều chỉnh thời hạn sử dụng đất mà được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn được quy định tại Khoản 1 Điều 126, Khoản 3 Điều 210 trong Luật Đất đai năm 2013.

– Theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2, điểm b Khoản 3, và Khoản 4, Khoản 5 Điều 129 của Luật này thì thời hạn giao đất, công nhận quyền sử dụng đối với hộ gia đình hoặc các cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp là 50 năm. Khi hết thời hạn, nếu hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp có nhu cầu sử dụng tiếp thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại khoản trên.

– Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp có hoạt động sản xuất nông nghiệp đã được giao đất, được công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành. Khi hết thời hạn sử dụng đất, nếu người sử dụng có nhu cầu thì được tiếp tục sử dụng đất theo đúng thời hạn được quy định tại Khoản 1 Điều 126 của Luật Đất đai năm 2013.

Do vậy, những trường hợp không cần gia hạn khi hết thời hạn sử dụng đất trồng cây lâu năm là các hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp.

Thủ tục gia hạn đất trồng cây lâu năm như thế nào?

Phí gia hạn đất trồng cây lâu năm
Phí gia hạn đất trồng cây lâu năm

Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 74 Nghị định 43/2014/NĐ-CP như sau:

“Điều 74: Trình tự, thủ tục gia hạn sử dụng đất; xác nhận tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân khi hết hạn sử dụng đất

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân quy định tại Khoản 2 Điều này có nhu cầu xác nhận lại thời hạn sử dụng đất trên Giấy chứng nhận thì thực hiện theo trình tự, thủ tục như sau:

a) Người sử dụng đất nộp hồ sơ đề nghị xác nhận lại thời hạn sử dụng đất;

b) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất kiểm tra hồ sơ, xác nhận hộ gia đình, cá nhân đang trực tiếp sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp mà chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai;

c) Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra hồ sơ; xác nhận thời hạn được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều 126 và Khoản 3 Điều 210 của Luật Đất đai vào Giấy chứng nhận đã cấp; chỉnh lý, cập nhật vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai và trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.”

Theo đó, trường hợp cá nhân không phải làm thủ tục điều chỉnh thời hạn sử dụng đất nhưng có nhu cầu xác nhận lại thời hạn sử dụng đất trên Giấy chứng nhận thì thực hiện theo trình tự, thủ tục cụ thể nêu trên.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Phí gia hạn đất trồng cây lâu năm” đã được Tư vấn luật đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Tư vấn luật đất đai chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới giá đền bù tài sản trên đất. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Đất trồng cây lâu năm hết thời hạn sử dụng có được mua bán không?

Một trong những điều kiện để chuyển nhượng quyền sử dụng đất là đất đang trong thời hạn sử dụng đất nên đất trồng cây lâu năm hết thời hạn sử dụng thì không được mua bán. Đất trồng cây lâu năm quá thời hạn sử dụng thì không được thực hiện việc mua bán. Nếu bạn muốn mua bán thì phải thực hiện thủ tục xin xác nhận tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp.

Nộp hồ sơ gia hạn đất trồng cây lâu năm tại đâu?

Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 74 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, người sử dụng đất nộp hồ sơ đề nghị xác nhận lại thời hạn sử dụng đất:
+ Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất kiểm tra hồ sơ, xác nhận hộ gia đình, cá nhân đang trực tiếp sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp mà chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai;
+ Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra hồ sơ; xác nhận thời hạn được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều 126 và Khoản 3 Điều 210 của Luật Đất đai vào Giấy chứng nhận đã cấp; chỉnh lý, cập nhật vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai và trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Đất trồng cây lâu năm có được xây nhà không?

Người sử dụng đất phải sử dụng đúng mục tiêu ghi trong giấy ghi nhận, trường hợp muốn kiến thiết xây dựng nhà ở phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chỉ được thiết kế xây dựng nhà ở khi có quyết định hành động được cho phép chuyển mục tiêu sử dụng đất . Lưu ý : Không phải khi nào làm đơn xin phép thì cũng được chuyển mục tiêu sử dụng đất vì cơ quan nhà nước dù có thẩm quyền nhưng khi ra quyết định hành động phải dựa trên địa thế căn cứ được cho phép chuyển mục tiêu sử dụng đất theo lao lý của Luật Đất đai .