Pháp luật quy định thế nào về tài sản đất đai hộ gia đình năm 2022?

04/07/2022 | 11:33 38 lượt xem Thanh Loan

Tài sản chung của hộ gia đình được quy định bao gồm quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, rừng trồng hộ gia đình, tài sản do các thành viên đóng góp, tạo dựng chung hoặc tặng cho, tài sản chung được thừa kế và các tài sản khác theo thỏa thuận. các thành viên là tài sản chung của hộ gia đình theo quy định của pháp luật. Vậy Pháp luật quy định thế nào về tài sản đất đai hộ gia đình? Mời bạn đón đọc tham khảo của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Tài sản và trách nhiệm dân sự của hộ gia đình

Tài sản của hộ gia đình

Tài sản thuộc quyền sở hữu của hộ gia đình rất đa dạng và được hình thành từ nhiều căn cứ khác nhau. Các nguồn hình thành nên tài sản của hộ gia đình có thể kể đến như: các thành viên hộ gia đình đóng góp; các thành viên cùng tạo lập ra từ hoạt động sản xuất – kinh doanh họp pháp của cả hộ; tài sản do hộ gia đình được tặng cho chung; tài sản do được thừa kế chung; tài sản hình thành từ những căn cứ khác theo quy định của pháp luật. Các thành viên hộ gia đình được xác định là đồng chủ sở hữu đối với những tài sản này. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của hộ gia đình được thực hiện theo sự thỏa thuận của các thành viên. Đối với những tài sản là bất động sản, động sản phải đăng ký, hoặc những tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình thì việc định đoạt cần được sự thỏa thuận và đồng ý của tất cả các thành viên hộ gia đình từ đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Trong trường hợp không có sự thỏa thuận giữa các thành viên về việc thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản chung thì việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản này được thực hiện theo quy định pháp luật về tài sản thuộc hình thức sở hữu chung theo phần.

Trách nhiệm dân sự của hộ gia đình

Khi các thành viên hộ gia đình tham gia xác lập giao dịch dân sự, hoặc việc xác lập được thực hiện thông qua hành vi của người đại diện theo ủy quyền của các thành viên, thì quyền và nghĩa vụ từ các giao dịch đó sẽ phát sinh cho các thành viên của hộ. Trường hợp phát sinh trách nhiệm do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, trách nhiệm này sẽ được thực hiện bằng tài sản chung của hộ gia đình. Thành viên hộ gia đình sẽ có thể phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản thuộc sở hữu riêng của mình nếu tài sản chung này không đủ để thực hiện các nghĩa vụ phát sinh, về nguyên tắc, trách nhiệm này được xác định là trách nhiệm liên đới và việc thực hiện trách nhiệm được xác định theo phần tương ứng với phần đóng góp tài sản của các thành viên trong khối tài sản chung, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp thành viên hộ gia đình không có quyền đại diện cho các thành viên khác nhưng vẫn xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thì giao dịch này có thể bị tuyên bố vô hiệu do vi phạm điều kiện về năng lực pháp luật dân sự của cá nhân xác lập giao dịch. Lập luận này cũng có thể được áp dụng trong trường hợp thành viên hộ gia đình đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch vượt quá phạm vi được ủy quyền đã được xác định trước.

Tài sản chung của hộ gia đình

Tài sản của hộ gia đình là các tài sản thuộc quyền sở hữu của hộ gia đình. Nó rất đa dạng và được hình thành từ nhiều căn cứ khác nhau. Các nguồn hình thành nên tài sản của hộ gia đình có thể kể đến như: các thành viên hộ gia đình đóng góp; các thành viên cùng tạo lập ra từ hoạt động sản xuất – kinh doanh họp pháp của cả hộ; tài sản do hộ gia đình được tặng cho chung; tài sản do được thừa kế chung; tài sản hình thành từ những căn cứ khác theo quy định của pháp luật.

Các thành viên hộ gia đình được xác định là đồng chủ sở hữu đối với những tài sản này. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của hộ gia đình được thực hiện theo sự thỏa thuận của các thành viên.

Đối với những tài sản là bất động sản, động sản phải đăng ký, hoặc những tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình thì việc định đoạt cần được sự thỏa thuận và đồng ý của tất cả các thành viên hộ gia đình từ đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Trong trường hợp không có sự thỏa thuận giữa các thành viên về việc thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản chung thì việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản này được thực hiện theo quy định pháp luật về tài sản thuộc hình thức sở hữu chung theo phần.

Pháp luật quy định thế nào về tài sản đất đai hộ gia đình năm 2022?

Để Xác định người sử dụng đất trong bìa hộ cần hiểu rõ về quy định về chung về hộ gia đình sử dụng dụng quyền sử dụng đất.

Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân; huyết thống; nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình; đang sống chung; và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất; cho thuê đất; công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.

Như vậy,người được xem là người sử dụng đất trong sổ đỏ đứng tên hộ gia đình khi thỏa mãn các điều kiệm sau:

  • Điều kiện 1: Những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo pháp luật;
  • Điều kiện 2: Đang sống chung (được xác định theo hộ khẩu gia đình);
  • Điều kiện 3: Có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất; cho thuê đất; công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất (tức là thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình).
Pháp luật quy định thế nào về tài sản đất đai hộ gia đình năm 2022?
Pháp luật quy định thế nào về tài sản đất đai hộ gia đình năm 2022?

Quyền của chủ hộ đối với mảnh đất của gia đình

Quyền của chủ hộ đứng tên Sổ đỏ, Sổ hồng

Điểm c khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định; cách ghi thông tin về người sử dụng đất; chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất; khi cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình như sau:

“c) Hộ gia đình sử dụng đất thì ghi “Hộ ông” (hoặc “Hộ bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số của giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình như quy định tại Điểm a Khoản này; địa chỉ thường trú của hộ gia đình. Trường hợp chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình.

Trường hợp chủ hộ gia đình hay người đại diện khác của hộ gia đình có vợ hoặc chồng cùng có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi cả họ tên, năm sinh của người vợ hoặc chồng đó.”.

Như vậy; trường hợp chủ hộ gia đình có quyền sử dụng đất chung với những thành viên khác; thì được ghi tên trong Giấy chứng nhận (ghi rõ tại trang 1 của Giấy chứng nhận).

Quyền của chủ hộ khi ký hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giao dịch khác

Đất của hộ gia đình sử dụng đất là tài sản chung của các thành viên; đây là tài sản chung có thể phân chia. Khi chuyển nhượng; thì không cần phải có chữ ký của toàn bộ thành viên hộ gia đình sử dụng đất vào hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho; mà chỉ cần người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền ký tên. Nội dung này được quy đỉnh rõ tại khoản 1 Điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ-CP; cụ thể:

“Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình phải được người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự ký tên.”.

Mặt khác, người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền chỉ được thực hiện việc ký hợp đồng, văn bản giao dịch về nhà đất khi đã được các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực (theo khoản 5 Điều 14 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT).

Quyền của chủ hộ khi ký các giấy tờ khi thực hiện thủ tục hành chính về đất đai

Trong quá trình sử dụng đất có thể sẽ phát sinh nhiều thủ tục hành chính về đất đai; khi đó người đứng tên trên Giấy chứng nhận (thông thường là chủ hộ) có quyền ký các biểu mẫu, giấy tờ, hồ sơ của các thủ tục đó, cụ thể:

– Ký vào đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất.

– Ký vào các mẫu đơn khi thực hiện thủ tục cấp đổi, cấp lại, đính chính Giấy chứng nhận.

– Ký vào các mẫu đơn của các thủ tục đăng ký biến động khi người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền như: Chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

Xác định người sử dụng đất trong bìa hộ gia đình thế nào?

Thuật ngữ “hộ gia đình sử dụng đất”; hay “bìa hộ” có lịch sử hơn 25 năm, nên xác định người sử dụng đất trong bìa hộ gia đình khá khó khăn. Để giải quyết sự bất cập này Tòa án nhân dân Tối cao đã ban hành Nghị quyết hướng dẫn xác định người sử dụng đất trong bìa hộ để đúng tinh thần Luật đất đai 2013.  

Theo Khoản 4 Mục III Nghị quyết 01/2017/GĐ-TANDTC xác định người sử dụng đất trong bìa hộ cụ thể như sau:

– Thời điểm để xác định hộ gia đình có bao nhiêu thành viên có quyền sử dụng đất là thời điểm được Nhà nước giao đất; cho thuê đất; công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.

– Việc xác định ai là thành viên hộ gia đình phải căn cứ vào hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Trường hợp cần thiết; Tòa án có thể yêu cầu Ủy ban nhân dân có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xác định thành viên hộ gia đình tại thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để làm căn cứ giải quyết vụ án và đưa họ tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về “Pháp luật quy định thế nào về tài sản đất đai hộ gia đình nam 2022?”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về thành lập doanh nghiệp; tra mã số thuế cá nhân, xác nhận độc thân;… vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.  Hoặc qua các kênh sau:

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Chia tài sản thuộc sở hữu chung như thế nào?

Tại Điều 219. Chia tài sản thuộc sở hữu chung theo quy định của Bộ Luật Dân sự 2015 quy định;
Trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu tình trạng sở hữu chung phải được duy trì trong một thời hạn theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của luật thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì chủ sở hữu chung có yêu cầu chia có quyền bán phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp các chủ sở hữu chung có thỏa thuận khác.
Trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán và chủ sở hữu chung đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung và tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Quy định về định đoạt tài sản chung như thế nào?

– Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình.
–  Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật.
– Trường hợp một chủ sở hữu chung theo phần bán phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua. Trong thời hạn 03 tháng đối với tài sản chung là bất động sản, 01 tháng đối với tài sản chung là động sản, kể từ ngày các chủ sở hữu chung khác nhận được thông báo về việc bán và các điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì chủ sở hữu đó được quyền bán cho người khác. Việc thông báo phải được thể hiện bằng văn bản và các điều kiện bán cho chủ sở hữu chung khác phải giống như điều kiện bán cho người không phải là chủ sở hữu chung.
– Trường hợp bán phần quyền sở hữu mà có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua thì trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày phát hiện có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua, chủ sở hữu chung theo phần trong số các chủ sở hữu chung có quyền yêu cầu Tòa án chuyển sang cho mình quyền và nghĩa vụ của người mua; bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại.
– Trường hợp một trong các chủ sở hữu chung đối với bất động sản từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc về Nhà nước, trừ trường hợp sở hữu chung của cộng đồng thì thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu chung còn lại.
– Trường hợp một trong các chủ sở hữu chung đối với động sản từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu còn lại.
– Trường hợp tất cả các chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình đối với tài sản chung thì việc xác lập quyền sở hữu được áp dụng theo quy định tại Điều 228 của Bộ Luật Dân sự 2015 quy định

Chủ hộ có quyền gì đối với mảnh đất gia đình mình?

Quyền của chủ hộ được đứng tên Sổ đỏ, Sổ hồng.
Quyền của chủ hộ được ký hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giao dịch khác.
Quyền của chủ hộ được ký các giấy tờ khi thực hiện thủ tục hành chính về đất đai.