Thủ tục mua chung cư trả góp

20/12/2022 | 18:11 11 lượt xem Thủy Thanh

Ai cũng muốn sở hữu một căn nhà cho riêng mình, tuy nhiên không phải ai cũng có đủ điều kiện kinh tế để mua được một căn nhà. Để nhằm giúp đỡ những trường hợp này, pháp luật nước ta đã quy định hình thức mua nhà chậm trả (hay còn gọi là mua nhà trả góp) để người dân từ từ trả dần số tiền mua nhà trong một khoảng thời hạn nhất định được các bên thỏa thuận. Hình thức mua nhà chung cư trả góp hiện nay diễn ra rất phổ biến với nhiều sự ưu đãi đối với các bên, tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ quy định về vấn đề này. Vậy “Thủ tục mua chung cư trả góp” được thực hiện như thế nào?. Hãy cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Nhà chung cư trả góp là gì?

Mua nhà chung cư trả góp nghĩa là không cần phải thanh toán 100% giá trị căn nhà tại thời điểm mà chủ đầu tư sẽ kết hợp cùng với ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng giúp cho người mua có thê vay khoảng 70% giá trị căn nhà bằng cách thế chấp chính căn nhà định mua hoặc dùng tài sản thế chấp để đảm bảo khoản vay. Số tiền gốc và lãi vay sẽ được trả dần theo thời gian thanh toán cùng với mức lãi suất do bên cho vay và bên đi vay cùng nhau thỏa thuận.

Căn cứ theo quy định tại Điều 125 Luật Nhà ở 2014 như sau:

“Điều 125. Mua bán nhà ở trả chậm, trả dần

1. Việc mua bán nhà ở trả chậm, trả dần do các bên thỏa thuận và được ghi rõ trong hợp đồng mua bán nhà ở; trong thời gian trả chậm, trả dần, bên mua nhà ở được quyền sử dụng nhà ở và có trách nhiệm bảo trì nhà ở đó, trừ trường hợp nhà ở còn trong thời hạn bảo hành theo quy định của Luật này hoặc các bên có thỏa thuận khác.

Đối với mỗi dự án căn hộ cụ thể, chủ đầu tư thường có chương trình liên kết ngân hàng để hỗ trợ khách mua nhà. Bạn nên chọn vay mua trả góp tại các ngân hàng liên kết này để hưởng lãi suất ưu đãi nhất.

Quy định về việc mua nhà trả góp

Mua nhà trả góp hay còn gọi là việc mua bán nhà ở chậm trả, trả dần.

Điều 14, Luật Kinh doanh bất động sản quy định về mua bán, chuyển nhượng bất động sản theo hình thức ứng tiền trước, trả chậm, trả dần như sau:

Việc ứng tiền trước được thực hiện nhiều lần, lần đầu chỉ được thực hiện khi chủ đầu tư đã xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho bất động sản theo nội dung, tiến độ của dự án đã được phê duyệt, các lần huy động tiếp theo phù hợp với tiến độ thực hiện đầu tư tạo lập bất động sản.

Chủ đầu tư phải sử dụng đúng mục đích tiền ứng trước của khách hàng để đầu tư tạo lập bất động sản.

Khách hàng ứng tiền trước được hưởng giá mua, giá chuyển nhượng bất động sản tại thời điểm ký hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Trường hợp chủ đầu tư giao bất động sản chậm tiến độ ghi trong hợp đồng thì phải chịu trách nhiệm với khách hàng theo hợp đồng và phải trả cho khách hàng một khoản tiền lãi của phần tiền ứng trước tính theo lãi suất vay ngân hàng thương mại tại thời điểm giao bất động sản tương ứng với thời gian chậm tiến độ.

Trường hợp khách hàng không thực hiện đúng cam kết về việc ứng tiền trước trong hợp đồng thì phải chịu trách nhiệm với chủ đầu tư theo hợp đồng và phải trả cho chủ đầu tư một khoản tiền lãi của số tiền chậm trả tính theo lãi suất vay ngân hàng thương mại tại thời điểm trả tiền tương ứng với thời gian chậm trả.

Việc chọn lãi suất vay ngân hàng thương mại quy định tại Điểm d và Điểm đ của khoản này phải được thỏa thuận trong hợp đồng.

Thủ tục mua chung cư trả góp
Thủ tục mua chung cư trả góp

Thủ tục mua chung cư trả góp

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Quá trình chuẩn bị hồ sơ gồm có:

– Hồ sơ nhân thân:

  • CMND/Hộ chiếu
  • Hộ khẩu hoặc KT3
  • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (giấy xác nhận độc thân hoặc đăng ký kết hôn…)

– Hồ sơ chứng minh mục đích vay vốn

  • Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu của ngân hàng)
  • Hợp đồng đặt cọc hoặc mua bán nhà
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu, hồ sơ pháp lý của căn hộ/nhà đất định mua
  • Chứng từ nộp tiền trong các lần đã thanh toán vốn tự có

– Hồ sơ nguồn thu nhập trả nợ:

  • Nguồn thu nhập đến từ lương: hồ sơ bao gồm hợp đồng lao động. Nếu nhận lương qua chuyển khoản thì cần có bản sao kê tài khoản nhận lương. Nếu nhận lương bằng tiền mặt thì cần bảng lương và xác nhận lương của công ty.
  • Nguồn thu nhập đến từ cho thuê tài sản: hồ sơ bao gồm hợp đồng cho thuê tài sản. Giấy tờ pháp lý tài sản cho thuê, Ảnh chụp tài sản cho thuê. Chứng từ nhận tiền thuê 3 kỳ gần nhất.
  • Nguồn thu nhập từ kinh doanh: Giấy Đăng ký kinh doanh hộ cá thể hoặc doanh nghiệp. Giấy tờ thể hiện kết quả kinh doanh

– Hồ sơ khác: Nếu người vay đang có khoản vay tại ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác thì cần chuẩn bị thêm các giấy tờ như hợp đồng tín dụng, sao kê tài khoản thanh toán…

Bước 2 : Thủ tục mua căn hộ chung cư trả góp – Thẩm định và định giá tài sản

Ở bước này, ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định và định giá tài sản thế chấp của người vay. Có thể là căn hộ định mua hoặc các tài sản khác.Quy trình thẩm định thường gồm:

  • Kiểm tra lịch sử tín dụng, điểm tín dụng
  • Thẩm định qua trao đổi điện thoại
  • Thẩm định thực tế nơi cư trú, nơi làm việc, cơ sở kinh doanh. Đi thực địa để định giá tài sản thế chấp

Trong quá trình thẩm định, việc định giá tài sản có thể diễn ra đồng thời hoặc sau khi có quyết định cho phép làm thủ tục vay mua nhà. Về chi phí định giá, tùy vào ngân hàng bạn vay mà chi phí này do bạn trả hoặc ngân hàng trả. Giá trị định giá tài sản thế chấp sẽ là cơ sở xác định khoản tiền bạn vay được nhiều hay ít.

Bước 3 Tiến hành giải ngân

Sau khi cung cấp đủ hồ sơ, nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện vay vốn, phía ngân hàng sẽ thông báo cấp tín dụng và tiến hành các thủ tục giải ngân khoản vay.

Bước 4 Giám sát tín dụng và thanh lý hợp đồng

Trong thời gian vay, phía ngân hàng sẽ kiểm tra tình hình sử dụng khoản vay của bạn xem có đúng mục đích không. Đồng thời việc kiểm tra này giúp ngân hàng đảm bảo bạn vẫn đủ khả năng trả nơi. Sau thời hạn vay (20 hoặc 25 năm), ngân hàng sẽ tiến hành thanh lý hợp đồng, kết thúc hợp đồng vay mua nhà trả góp.

Những hình thức mua bán chung cư trả góp

Hiện nay, để mua nhà, đất nói chung và mua chung cư nói riêng, có nhiều hình thức thanh toán nhưng trả góp là một trong những hình thức được ưa chuộng nhất.

Theo đó, việc mua chung cư trả góp được hiểu là khi mua chung cư nhưng người mua không phải đưa ra toàn bộ số tiền để mua mà có thể trả chậm, trả dần theo các kỳ hạn định kỳ như theo từng tháng, 03 tháng, 06 tháng, 01 năm, 03 năm… một lần dựa vào thoả thuận giữa các bên.

Có các hình thức mua chung cư trả góp dưới đây:

– Mua chung cư trả góp cho chủ đầu tư: Người mua thông thường sẽ làm hợp đồng mua bán căn hộ chung cư với chủ đầu tư và tiến độ thanh toán sẽ được phân thành nhiều đợt: Đợt 01 thường trả trước 20% số tiền mua, các đợt sau sẽ thanh toán theo % tương ứng còn lại.

– Bên mua nhà vay trả góp số tiền mua chung cư của ngân hàng để trả toàn bộ số tiền cho chủ đầu tư hoặc bên bán và thế chấp bằng chính căn chung cư này.

Đây là hình thức hiện nay được rất nhiều người áp dụng khi thời hạn vay ngân hàng có thể kéo dài đến 10 năm hoặc 15 năm hoặc đến 20, 25 năm. Người vay sẽ được trả dần cả gốc và lãi trong thời gian nêu trên.

Ngoài ra, thay vì vay trả góp cho ngân hàng hoặc trả theo tiến độ thanh toán trong hợp đồng mua bán với chủ đầu tư, người mua cũng có thể trả góp cho người bán nếu hai bên có thoả thuận. Trường hợp này có thể có lãi hoặc không có lãi trả góp tuỳ vào thoả thuận của các bên.

Như vậy, hiện nay, trả góp mua chung cư là một trong các hình thức mua nhà được nhiều người thực hiện bởi người mua không cần phải trả ngay toàn bộ số tiền mua chung cư mà có thể trả dần theo thời hạn trả góp thoả thuận giữa các bên.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thủ tục mua chung cư trả góp” .Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tư vấn Luật đất đai.com với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như làm sổ đỏ nhanh. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline:  0833102102

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Cần bao nhiêu tiền để mua chung cư trả góp?

Để mua chung cư, có hai hình thức thanh toán:
– Trả chậm, trả dần: Theo Điều 125 Luật Nhà ở năm 2014, các bên có thể thoả thuận về hình thức trả chậm, trả dần và ghi vào hợp đồng mua bán nhà ở. Tức là, người mua chung cư có thể không cần phải trả ngay toàn bộ số tiền mua chung cư mà có thể trả theo hình thức do người mua và người bán thoả thuận cho người bán.
– Trả toàn bộ số tiền: Người mua có thể trả toàn bộ số tiền từ số tiền mà mình có hoặc có thể vay ngân hàng:
+ Vay trả góp: Đây là hình thức vay trả cả gốc và lãi. Số lãi được tính theo số dư nợ còn lại. Khi gốc giảm thì lãi tính trên số gốc cũng sẽ giảm.
+ Hàng tháng trả lãi và trả gốc vào cuối kỳ.
Tuy nhiên, phần lớn ngân hàng khi cho khách hàng vay mua chung cư đều áp dụng hình thức trả góp. Về số tiền cho vay, ngân hàng và người vay sẽ thoả thuận về số tiền vay. Căn cứ vào mục đích vay, giá trị của tài sản đảm bảo, khả năng trả nợ… của người vay, ngân hàng sẽ quyết định giải ngân số tiền vay là bao nhiêu.
Hiện nay, đa số ngân hàng sẽ cho vay tới 70% giá trị của căn hộ chung cư. Do đó, người mua chung cư có thể chỉ cần chuẩn bị trước 30% còn lại.
Ngoài vấn đề tài chính, khi quyết định vay tiền để mua chung cư trả góp, người vay cần lưu ý những vấn đề sau đây:
– Tài sản dùng để thế chấp: Dùng ngay chính căn chung cư sắp mua hoặc bất cứ tài sản nào có giá trị tương đương để thế chấp.
– Thời hạn vay: Thông thường sẽ có các thời hạn 10 năm hoặc 20 năm, 25 năm.

Có mấy hình thức vay mua nhà trả góp?

Hiện nay, các ngân hàng tại Việt Nam cung cấp khá nhiều hình thức vay mua căn hộ trả góp. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là 2 phương thức sau:
Vay thế chấp: là hình thức vay dùng chính căn nhà mình dự định mua để làm tài sản thế chấp. Hoặc, người vay cũng có thể sử dụng tài sản khác có sẵn. Ưu điểm của hình thức này là bạn có thể vay được khoản tiền lớn tùy theo giá trị tài sản thế chấp, thời gian vay dài.
Vay tín chấp: hình thức vay này khá tiện lợi, bạn không cần thế chấp tài sản, chủ yếu dựa vào sự uy tín của bạn. Nhược điểm là số tiền vay không quá lớn, thời gian vay ngắn, mức lãi suất cao.

Nhà đang trả góp có bán được không?

Việc mua bán nhà theo hình thức trả chậm, trả dần được quy định tại Điều 125 Luật Nhà ở năm 2014 như sau:
– Do các bên thoả thuận và ghi rõ trong hợp đồng mua bán nhà ở.
– Trong thời gian nhà đang trả góp thì bên mua nhà được sử dụng và có trách nhiệm bảo trì trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc trong thời hạn bảo hành của căn nhà.
Đặc biệt, khoản 2 Điều 125 Luật Nhà ở năm 2014 khẳng định:
Bên mua nhà ở trả chậm, trả dần chỉ được thực hiện các giao dịch mua bán, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn nhà ở này với người khác sau khi đã thanh toán đủ tiền mua nhà ở, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Theo quy định này, nếu bên mua nhà đang trả góp muốn được bán cho người khác thì bắt buộc phải thanh toán đầy đủ tiền mua nhà ở cho bên bán trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Như vậy, nếu mua nhà theo dạng trả theo tiến độ với chủ đầu tư hoặc trả góp cho người bán thì chỉ khi trả toàn bộ số tiền mua nhà, người mua mới được phép bán cho người khác trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.