Nông trường quốc doanh là gì?

07/09/2022 | 15:20 525 lượt xem Hoàng Yến

Hiện nay, trên các vùng trung du, cao nguyên, các vùng đất mới khai khẩn nơi mà nông trườnng quốc doanh được thành lập và phát triển chủ yếu, có vai trò đóng góp trong việc phát triển nền kinh tế – xã hội nước nhà. Bài viết dưới đây của Tư vấn luật Đất đai sẽ làm rõ về bản chất của Nông trường quốc doanh là gì? Các quy định pháp luật có liên quan. Mời các bạn theo dõi đón đọc ngay nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định số 118/2014/NĐ-CP

Nông trường quốc doanh là gì?

Các nông trường quốc doanh là những đơn vị xí nghiệp của Nhà nước, quản lý theo chế độ kinh tế hạch toán, được Nhà nước cấp vốn để sản xuất theo kế hoạch của Nhà nước. Toàn bộ sản phẩm của nông trường làm ra (không kể phần do nông trường viên có thể tự sản xuất riêng) thuộc quyền sở hữu của Nhà nước do Nhà nước phân phối theo kế hoạch. Nông trường có trách nhiệm giao nộp sản phẩm cho Nhà nước theo số lượng đã quy định, và cho các cơ quan, đơn vị được phân phối, theo giá cả điều động nội bộ và Ủy ban kế hoạch Nhà nước đã công bố. Quan hệ giữa các nông trường và các cơ quan tiêu thụ giải quyết theo chế độ hợp đồng kinh tế Chính phủ đã quy định.

Sản phẩm của các nông trường quốc doanh thuộc Bộ Nông trường quản lý, do trung ương điều động, phân phối. Các Ủy ban hành chính khu, thành phố, tỉnh chỉ được nhận sản phẩm của các nông trường đó khi được trung ương phân phối, không được tự tiện điều động hoặc giữ sản phẩm của nông trường cho địa phương mình.

Sản phẩm của các nông trường quốc doanh địa phương do Ủy ban hành chính khu, thành phố, tỉnh quyết định điều động, phân phối, nếu xét cần thiết, trung ương có thể điều động một phần sau khi đã bàn bạc và giao nhiệm vụ cụ thể cho địa phương.

Sản phẩm do công đoàn đứng ra tổ chức cán bộ, và công nhân viên tranh thủ giờ rỗi hoặc trong ngày nghỉ để sản xuất tập thể thêm, hoặc do cá nhân nông trường viên làm ra để cải thiện sinh hoạt, thuộc quyền công đoàn hoặc nông trường viên tự do sử dụng, không phải giao nộp cho Nhà nước. Nhưng nếu sản xuất được nhiều, tiêu dùng không hết, thì nên bán cho các cơ quan Nhà nước theo giá có khuyến khích.

Nguyên tắc cho việc phân phối sản phẩm của các nông trường quốc doanh

Nói chung chỉ tiêu kế hoạch phân phối sản phẩm gắn liền với kế hoạch sản xuất hàng năm, hàng quý của nông trường. Bộ Nông trường quốc doanh căn cứ vào chỉ tiêu chung đã ghi trong kế hoạch Nhà nước để giao chỉ tiêu cụ thể cho từng nông trường, và quyết định điều chỉnh nếu xét cần nhưng phải đảm bảo chỉ tiêu chung. Đối với những sản phẩm chủ yếu, việc điều chỉnh kế hoạch sản xuất và phân phối phải được Ủy ban kế hoạch Nhà nước thẩm tra lại và trình Hội đồng Chính phủ quyết định.

 Trong kế hoạch phân phối sản phẩm phải ghi rõ đối với từng loại sản phẩm:

  • Phần nào nông trường được giữ lại để dùng vào việc tái sản xuất (như để giống, thức ăn cho súc vật, v.v… theo chế độ đã quy định), để chế biến tại chỗ (ví dụ: khoai, sắn để làm ra khoai, sắn khô, bột, hạt để ép dầu, sữa để làm sữa hộp, mía để ép đường, v.v…) hoặc để cung cấp cho nhu cầu đời sống hàng ngày của cán bộ, công nhân viên nông trường theo chế độ và tiêu chuẩn cung cấp Nhà nước quy định (như đối với lương thực, thực phẩm).
  • Phần nào nông trường giao nộp cho Nhà nước để điều đi cho các ngành khác và các nông trường khác dưới sự kiểm soát của Nhà nước. Căn cứ chỉ tiêu phân phối của Nhà nước, Bộ Nông trường quốc doanh ký những hợp đồng nguyên tắc với các Bộ có liên quan để làm cơ sở cho các nông trường trực tiếp ký hợp đồng cụ thể với các đơn vị xí nghiệp tiêu thụ (Mậu dịch nội địa, Tổng công ty xuất nhập khẩu, Nhà máy), không cần qua khâu trung gian, và hai bên hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành hợp đồng đã ký theo đúng chế độ hợp đồng đã ban hành. Các nông trường quốc doanh giao dịch với nhau cũng theo chế độ hợp đồng và căn cứ kế hoạch phân phối của Bộ Nông trường. Trường hợp nông trường sản xuất hoặc thu hoạch vượt mức kế hoạch, các ngành tiêu thụ có trách nhiệm bảo đảm tiêu thụ sản phẩm cho nông trường để phục vụ sản xuất phát triển. Trường hợp gặp khó khăn trong sản xuất, thu hoạch hụt mức kế hoạch được Bộ Nông trường công nhận, nông trường có thể đề nghị các cơ quan tiêu thụ điều chỉnh hợp đồng, nhưng phải báo trước kịp thời để các cơ quan trên khỏi bị động.

Đối với một số sản phẩm phụ sản xuất ngoài kế hoạch nông trường tiêu dùng không hết và không điều đi xa được (ví dụ rau tươi), nông trường có thể tổ chức tiêu thụ tại thị trường địa phương, bán cho các cơ quan đơn vị và các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp ở chung quanh, nói chung theo giá cả quy định của Nhà nước, vì nông trường không thể chạy theo giá cả của thị trường tự do.

Giá sản phẩm nông trường quốc doanh giao cho các cơ quan, đơn vị, xí nghiệp quốc doanh khác được xác định theo những nguyên tắc 

Đối với những sản phẩm mà nông trường quốc doanh và các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp và nông dân đều có sản xuất, thì trong điều kiện hiện nay, giá thu mua tại nông trường bằng giá Nhà nước chỉ đạo thu mua đối với các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp và nông dân ở địa phương.

Nếu giá thành kế hoạch của nông trường thấp hơn giá chỉ đạo thu mua đó, thì phần chênh lệch sẽ ghi vào kế hoạch trích lợi nhuận của nông trường nộp cho Tài chính.

Nếu trong bước đầu sản xuất, giá thành kế hoạch của nông trường cao hơn giá chỉ đạo thu mua đó, và Nhà nước vẫn thấy cần thiết phải sản xuất loại sản phẩm đó, thì Tài chính sẽ có kế hoạch bù lỗ kịp thời cho nông trường.

Ở đây phải thấy rằng Nhà nước quyết định giá điều động sản phẩm của nông trường quốc doanh cho các xí nghiệp quốc doanh khác ngang giá chỉ đạo thu mua sản phẩm của các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp và nông dân là để chiếu cố tới điều kiện khó khăn của các nông trường trong bước đầu xây dựng, sản xuất chưa ổn định. Vì vậy các nông trường quốc doanh cần phấn đấu không ngừng cải tiến quản lý sản xuất, quản lý lao động, cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất, hạ giá thành, để tăng thu nhập cho Nhà nước, hết sức tránh tình trạng Nhà nước phải bù lỗ và không có lý do gì mà giá thành của nông trường quốc doanh lại cao hơn của hợp tác xã vì nông trường quốc doanh có tổ chức chặt chẽ và máy móc nhiều hơn hợp tác xã nông nghiệp.

 Đối với những loại sản phẩm chỉ do nông trường quốc doanh sản xuất, các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp và nông dân không có, hoặc sản xuất không đáng kể, thì giá giao nhận tại nông trường giữa các nông trường và xí nghiệp quốc doanh khác là:

Giá thành kế hoạch + lãi định mức của nông trường + thuế hàng hóa (nếu có).

Giá trên đây do các nông trường xây dựng, đề nghị Bộ Nông trường xét duyệt và trình Ủy ban kế hoạch Nhà nước quyết định.

Nông trường quốc doanh là gì
Nông trường quốc doanh là gì

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của tư vấn luật Đất đai về vấn đề Nông trường quốc doanh là gì“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Nếu quý khách có nhu cầu Tư vấn đặt cọc đất,giá đất bồi thường khi thu hồi đất, Đổi tên sổ đỏ, Làm sổ đỏ,phí tách sổ đỏ, Giải quyết tranh chấp đất đai, tư vấn luật đất đai,tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, đơn tranh chấp đất đai thừa kế…, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Đất nông trường có được cấp sổ đỏ không?

Điều 19 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về các trường hợp không cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất bao gồm:
Tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý thuộc các trường hợp quy định tại Điều 8 của Luật Đất đai.
Người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
Người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê, thuê lại đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng.
Người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp xã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích xây dựng công trình công cộng gồm đường giao thông, công trình dẫn nước, dẫn xăng, dầu, khí; đường dây truyền tải điện, truyền dẫn thông tin; khu vui chơi giải trí ngoài trời; nghĩa trang, nghĩa địa không nhằm mục đích kinh doanh.
Như vậy, cá nhân, hộ gia đình nhận đất giao khoán được hưởng các quyền theo hợp đồng giao khoán và không có các quyền của người sử dụng đất, không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và cũng không được chuyển nhượng đất nông trường hợp pháp. Quy định này được đánh giá là phù hợp với định nghĩa về việc giao khoán đất nông trường nêu trên bởi vì người nhận đất giao khoán không phải cá nhân, tổ chức được nhà nước trực tiếp giao đất.

Xây nhà trên đất nông trường khi bị thu hồi thì được bồi thường như thế nào?

Theo quy định tại Điều 92 Luật Đất đai 2013 về những trường hợp Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường tài sản gắn liền với đất:
“1. Tài sản gắn liền với đất thuộc một trong các trường hợp thu hồi đất quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, i khoản 1 Điều 64:
a) Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm;
b) Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;
d) Đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật này mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho
đ) Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn, chiếm;
e) Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm;
i) Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời gian 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng; trường hợp không đưa đất vào sử dụng thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này; hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp do bất khả kháng).
Và điểm b, d khoản 1 Điều 65 của Luật này:
“b) Cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế;
d) Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn nhưng không được gia hạn;
2. Tài sản gắn liền với đất được tạo lập trái quy định của pháp luật hoặc tạo lập từ sau khi có thông báo thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và công trình xây dựng khác không còn sử dụng”.
* Mức đền bù khi Nhà nước thu hồi đất
Theo Khoản 2 Điều 83 Luật Đất đai 2013 quy định các khoản hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất bao gồm:
“a) Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất;
b) Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp; thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân mà phải di chuyển chỗ ở;
c) Hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở;
d) Hỗ trợ khác.”
Nếu đáp ứng điều kiện thuộc đủ điều kiện hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất thì có thể được hỗ trợ một khoản ổn đời sống và sản xuất; hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm;. Mức hỗ trợ căn cứ vào hoàn cảnh thực tế của bạn, trên cơ sở đó cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xem xét và quyết định mức hỗ trợ, bồi thường
Ngoài ra, với nhà ở, công trình xây dựng trên đất khi Nhà nước thu hồi thì được bồi thường theo quy định tại Điều 89 Luật Đất đai 2013:
“1. Đối với nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi Nhà nước thu hồi đất phải tháo dỡ toàn bộ hoặc một phần mà phần còn lại không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì chủ sở hữu nhà ở, công trình đó được bồi thường bằng giá trị xây dựng mới của nhà ở, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương.
Trường hợp phần còn lại của nhà ở, công trình vẫn bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì bồi thường theo thiệt hại thực tế.
2. Đối với nhà, công trình xây dựng khác gắn liền với đất không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, khi Nhà nước thu hồi đất mà bị tháo dỡ toàn bộ hoặc một phần mà phần còn lại không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì được bồi thường thiệt hại theo quy định của Chính phủ.
3. Đối với công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội gắn liền với đất đang sử dụng không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì mức bồi thường tính bằng giá trị xây dựng mới của công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương theo quy định của pháp luật chuyên ngành.”