Nhận cầm sổ đỏ không chính chủ

30/09/2022 | 14:50 90 lượt xem Hoàng Yến

Dạ thưa Luật sư, tôi được phép lấy sổ đỏ do mẹ tôi đứng tên đem đi cầm cố để vay tiền ngân hàng được không? Xin Luật sư giải đáp giúp tôi ạ.
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn pháp luật và gửi câu hỏi về Tư vấn luật Đất đai. Trường hợp của bạn sẽ được chúng tôi giải đáp thông qua bài viết dưới đây nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn quy định pháp luật về cầm sổ đỏ không chính chủ cũng như làm sáng tỏ vấn đề Nhận cầm sổ đỏ không chính chủ. Mời bạn đón đọc ngay nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đất đai 2013
  • Nghị định 43/2014/NĐ-CP

Sổ đỏ là gì?

Sổ đỏ là từ mà người dân thường dùng để gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dựa theo màu sắc của Giấy chứng nhận; pháp luật đất đai từ trước tới nay không quy định về Sổ đỏ, Sổ hồng.

Tùy theo từng giai đoạn, ở Việt Nam có các loại Giấy chứng nhận như:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.

Từ ngày 10/12/2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành mẫu Giấy chứng nhận mới áp dụng chung trên phạm vi cả nước với tên gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Giấy chứng nhận có bìa màu hồng).

Hiện nay, Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành kế thừa tên gọi Giấy chứng nhận mới. Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 nêu rõ:

“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”

Tóm lại, Sổ đỏ là Giấy chứng nhận có bìa màu đỏ; Sổ hồng gồm 02 loại: Sổ hồng theo mẫu cũ (được cấp trước ngày 10/12/2009) và Sổ hồng mới có màu hồng cánh sen – Hiện nay, người dân đang được cấp loại sổ này.

Sổ đỏ, Sổ hồng là cách gọi phổ biến của người dân dùng để chỉ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất dựa theo màu sắc của Giấy chứng nhận.

Nhận cầm sổ đỏ không chính chủ

Trước hết, bạn phải hiểu được rằng việc cầm cố quyền sử dụng đất, tức sổ đỏ chính là sự thỏa thuận giữa các bên. Theo đó, bên mang quyền sử dụng đất đi cầm cố cùng với mục đích dùng quyền sử dụng đất đó của mình để đảm bảo thực hiện đúng nghĩa vụ với bên nhận và cầm cố. Trong thời gian cầm cố thì bên cầm cố sẽ được cấp quyền tiếp tục sử dụng đất.

Sổ đỏ đó đứng tên ai thì người đó sẽ chính là người có quyền mang đi cầm cố quyền sử dụng đất. Vậy nếu như sổ đỏ không chính chủ thì có cầm được không? Nhiều cửa hàng cầm đồ ở hiện nay vẫn chấp nhận cầm sổ đỏ không chính chủ. Thậm chí, đến các ngân hàng cũng sẽ đồng ý cho thế chấp bằng sổ đỏ không đúng người chủ để được vay tiền. Tuy nhiên:

Người đứng tên ở trên sổ đỏ đó phải đứng ra ký hợp đồng, chấp nhận cho thế chấp và vay thế chấp sổ đỏ không chính chủ ở tại ngân hàng hoặc là tại tiệm cầm đồ

Trường hợp mà người đứng tên trên sổ đỏ đó là bố mẹ của bạn nhưng mà họ lại không đứng ra bảo lãnh, ký hợp đồng vay thì bạn sẽ không thể vay ở ngân hàng nhưng vẫn có thể mang sổ đỏ đó đi cầm cố ở tại các cửa hàng cầm đồ. Nhưng mà không phải cửa hàng cầm đồ nào cũng sẽ nhận cầm sổ đỏ mà không có được sự

Trường hợp nào thì sẽ được nhận cầm sổ đỏ không chính chủ

Có 3 trường mà hợp ngân hàng sẽ chấp nhận cho bạn cầm cố sổ đỏ không chính chủ, đó là:

  • Trường hợp 1: Người vay tiền cũng phải là người đứng tên trên giấy sở hữu tài sản

Trên thực tế thì sẽ có rất nhiều người không có tài sản sở hữu riêng để có thể mang đi vay thế chấp sổ đỏ không chính chủ. Vì vậy, họ thường sẽ có xu hướng nhờ người thân của họ đi bảo lãnh hoặc mượn sổ đỏ để đi thế chấp ngân hàng cho các khoản vay tiền của mình.

Các ngân hàng thường sẽ dễ xét duyệt khoản vay cho trường hợp vay có người bảo lãnh hoặc là người thân hoặc có mối quan hệ huyết thống gần với người vay hơn.

Ví dụ như là bố mẹ, con cái,… Hoặc là anh chị em ruột, anh chị em ruột của vợ hoặc chồng thì cũng có thể đứng ra bảo lãnh.

  • Trường hợp 2: Người bảo lãnh cùng là người có mối quan hệ gia đình nhưng mà không gần gũi

Nếu như người bảo lãnh cũng là người có mối quan hệ gia đình nhưng phải không gần gũi, ví dụ như họ hàng, anh em họ, chi trên, chi dưới, bạn bè hoặc là người thân quen,… thì sẽ rất khó để có thể được ngân hàng xét duyệt cho vay tiền.

Ngân hàng sẽ phải xem xét rất cẩn thận và tùy vào từng trường hợp mới có thể được duyệt khoản vay

Các yếu tố mà ngân hàng sẽ phải tiến hành xem xét và kiểm tra trong trường hợp này bao gồm là:

  • Lịch sử trả nợ ngân hàng.
  • Dư nợ hiện tại
  • Năng lực hành vi cũng như là tư cách cá nhân
  • Năng lực tài chính,…
  • Và nhiều yếu tố khác.

Người bảo lãnh vay tiền bằng sổ đỏ không chính chủ phải là người có quan hệ gia đình nhưng không gần gũi thì rất khó để vay.

Người mà đứng ra bảo lãnh cũng sẽ được ngân hàng muốn vay thông báo cụ thể chi tiết và đầy đủ về trách nhiệm cũng như là nghĩa vụ khi đứng ra bảo lãnh cho một người vay khác.

Điều này nhằm mục đích giúp tránh không để người bảo lãnh mơ hồ, không hiểu rõ về các trách nhiệm cũng như nghĩa vụ của mình. Hiểu và ý thức được những hậu quả có thể xảy ra nếu như xuất hiện rủi ro hay là các vấn đề phát sinh.

  • Trường hợp 3: Người bảo lãnh cho các khoản vay không phải là người đi vay

Nếu như người bảo lãnh vay mà không phải là người đi vay thì ngân hàng cũng sẽ tiến hành thẩm định tương tự như khi họ thẩm định người vay.

Nhận cầm sổ đỏ không chính chủ
Nhận cầm sổ đỏ không chính chủ

Điều kiện khi nhận cầm sổ đỏ không chính chủ

Giống với việc cầm đồ bằng sổ đỏ thông thường – sổ không chính chủ vẫn cần phải người vay đáp ứng được những điều kiện như sau:

  • Người vay cần phải là công dân Việt Nam có độ tuổi trên 18 tuổi.
  • Sổ đỏ cần được minh bạch, không có tranh chấp hay là có kiện cáo, khách hàng cần phải chứng minh được quyền sở hữu của chính mình về tài sản của mình – trong trường hợp sổ đỏ đó đang đứng tên người khác thì cần nhờ người chủ sổ đứng ra để làm việc với địa chỉ cầm cố.
  • Không bị có nợ xấu ở ngân hàng hay là tại những công ty tài chính khác.
  • Có phương án để có thể thanh toán cho khoản vay của mình.
  • Ngoài những điều kiện nêu ở trên, thì bắt buộc bạn và người đứng tên sổ phải đứng ra làm các thủ tục để vay tiền.

Sổ đỏ đem cầm cố có làm lại được không?

Theo Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định: Chỉ cấp lại sổ đỏ trong trường hợp bị mất. Tuy nhiên, hành vi mang sổ đỏ không chính chủ đi cầm cố thì không được báo mất sổ đỏ; để xin cấp lại sổ mới được; điều này là vi phạm pháp luật.

Mặt khác, theo quy định của pháp luật về đất đai cũng như Bộ luật Dân sự không có quy định nào cho người sử dụng đất có quyền “Cầm cố quyền sử dụng đất“. Ngoài ra, các cá nhân chỉ được thực hiện các quyền chuyển đổi; chuyển nhượng; cho thuê; cho thuê lại; thừa kế; tặng cho; thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo các điều kiện quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013.

Trường hợp này nếu muốn đòi lại sổ đỏ nên khởi kiện; tuyên bố hợp đồng cầm cố vô hiệu; yêu cầu bên cầm cố trả lại sổ đỏ đã nhận. Nếu bên cầm cố không chịu trả thì căn cứ trên bản án/quyết định của tòa án; người cầm cố sổ đỏ có thể yêu cầu cơ quan thi hành án làm việc với văn phòng đăng ký đất đai; để hủy sổ đỏ đó và cấp lại sổ đỏ mới theo đúng quy định pháp luật.

Vì vậy, mang sổ đỏ không chính chủ đi cầm cố không thể yêu cầu cơ quan cấp lại được; mà chỉ khởi kiện để đòi lại sổ đỏ đã cầm cố.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của tư vấn luật Đất đai về vấn đề Nhận cầm sổ đỏ không chính chủ” Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Nếu quý khách có nhu cầu Tư vấn đặt cọc đất, Mức bồi thường thu hồi đất, khung giá đền bù đất đai, Đổi tên sổ đỏ, Làm sổ đỏ, Tách sổ đỏ, chuyển đất ao sang đất sổ đỏ, Giải quyết tranh chấp đất đai, tư vấn luật đất đai,tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, tra cứu quy hoạch đất đai, chia nhà đất sau ly hôn…, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Nếu không được cầm cố thì có thể thế chấp sổ đỏ không?

(1) Căn cứ Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định về quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất như sau:
“1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này.
2. Nhóm người sử dụng đất mà có chung quyền sử dụng đất thì có các quyền và nghĩa vụ như sau:
a) Nhóm người sử dụng đất gồm hộ gia đình, cá nhân thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này.
Trường hợp trong nhóm người sử dụng đất có thành viên là tổ chức kinh tế thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế theo quy định của Luật này;
b) Trường hợp nhóm người sử dụng đất mà quyền sử dụng đất phân chia được theo phần cho từng thành viên trong nhóm, nếu từng thành viên của nhóm muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định, làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và được thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của Luật này.
Trường hợp quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì ủy quyền cho người đại diện để thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhóm người sử dụng đất.
3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;
b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;
c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;
d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.”
(2) Căn cứ Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
“Điều 317. Thế chấp tài sản
1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).
2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.”
Như vậy, theo khoản 1 điều 167 Luật Đất đai năm 2013 và Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015 thì bạn có quyền thế chấp quyền sử dụng đất của lô đất đó cho ngân hàng hoặc người khác để vay tiền. Theo đó, trong trường hợp này bạn sẽ cam kết nếu không thanh toán được khoản nợ đã vay đúng như thỏa thuận thì bên nhận thế chấp có quyền lấy thửa đất đó của bạn để trừ nợ đã vay.

Bên nhận cầm cố có quyền sang tên trên sổ đỏ không?

Căn cứ theo Điều 123 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội như sau:
“Điều 123. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội
Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.
Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.
Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.”
Như vậy, giao dịch trên được xem là vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu được quy định tại Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
“1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.”
Căn cứ quy định trên, trong trường hợp này bên nhận cầm cố không được quyền sang tên sổ đỏ dưới bất kì hình thức nào và phải hoàn trả lại sổ đỏ đã nhận.