Nhà thuê của nhà nước có được chuyển nhượng hay không?

18/03/2023 | 14:03 132 lượt xem Trang Quỳnh

Xin chào Tư vấn luật đất đai. Hiện nay tôi đang có thắc mắc về quy định pháp uật đất đai, muốn được luật sư tư vấn giải đáp. Cụ thể là công ty tôi được nhà nước cho thuê đất nhưng nay do không còn nhu cầu sử dụng đất này nữa nên muốn cho công ty khác thuê lại. Tôi thắc mắc rằng khi nhà thuê của nhà nước có được chuyển nhượng hay không? Chúng tôi có thể thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất với nhau được hay không? Mong được luật sư tư vấn, tôi xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tư vấn luật đất đai, tại nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Nhà thuê của nhà nước có được chuyển nhượng hay không?

Thứ nhất, Nhà nước cho thuê đất dưới hình thức thuê đất thu tiền một lần cho cả thời gian thuê

Theo quy định tại điều 174 Luật đất đai 2013:

“Điều 174. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê

1. Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê có quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật này.

2. Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê ngoài quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này còn có các quyền sau đây:

a) Chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất;

b) Cho thuê quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất đối với trường hợp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất; cho thuê lại quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất đối với trường hợp được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;

c) Tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước; tặng cho quyền sử dụng đất cho cộng đồng dân cư để xây dựng các công trình phục vụ lợi ích chung của cộng đồng; tặng cho nhà tình nghĩa gắn liền với đất theo quy định của pháp luật;

d) Thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam;

đ) Góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất để hợp tác sản xuất, kinh doanh với tổ chức, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật”.

Do đó, với trường hợp này doanh nghiệp có thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

Thứ hai, Nhà nước cho thuê đất dưới hàng thức trả tiền hàng năm

Theo quy định tại điều 175 Luật đất đai 2013:

“Điều 175. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập sử dụng đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm

1. Tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật này;

b) Thế chấp tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam;

c) Bán tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê khi có đủ điều kiện quy định tại Điều 189 của Luật này; người mua tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định;

d) Góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê; người nhận góp vốn bằng tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định;

đ) Cho thuê lại quyền sử dụng đất theo hình thức trả tiền thuê đất hàng năm đối với đất đã được xây dựng xong kết cấu hạ tầng trong trường hợp được phép đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng đối với đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế”.

Nhà thuê của nhà nước có được chuyển nhượng hay không?
Nhà thuê của nhà nước có được chuyển nhượng hay không?

Với trường hợp này doanh nghiệp không thể chuyển nhượng đất cho người khác mà chỉ có các quyền và nghĩa vụ theo quy định trên.

Có được chuyển nhượng quyền sử dụng đất đang có nhà cho thuê?

Căn cứ Điều 158 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về quyền sở hữu:

“Điều 158. Quyền sở hữu

Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.”

Căn cứ khoản 2 Điều 160 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về nguyên tắc thực hiện quyền sở hữu:

“Điều 160. Nguyên tắc xác lập, thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản

2. Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được trái với quy định của luật, gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.”

Như vậy, với tư cách là chủ sở hữu hợp pháp của căn nhà cho thuê sẽ được phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất sang cho người khác mà không cần phải có sự đồng ý của người thuê nhà, trừ trường hợp khi giao kết hợp đồng cho thuê nhà và bên bán có thỏa thuận về việc thông báo.

Người đang thuê nhà có bị chấm dứt hợp đồng thuê khi chủ nhà bán nhà cho thuê không?

Căn cứ Điều 127 Luật Nhà ở 2014 có quy định về việc mua bán nhà ở đang cho thuê:

“Điều 127. Mua bán nhà ở đang cho thuê

1. Trường hợp chủ sở hữu bán nhà ở đang cho thuê thì phải thông báo bằng văn bản cho bên thuê nhà ở biết về việc bán và các điều kiện bán nhà ở; bên thuê nhà ở được quyền ưu tiên mua nếu đã thanh toán đầy đủ tiền thuê nhà cho bên cho thuê tính đến thời điểm bên cho thuê có thông báo về việc bán nhà cho thuê, trừ trường hợp nhà ở thuộc sở hữu chung; trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bên thuê nhà ở nhận được thông báo mà không mua thì chủ sở hữu nhà ở được quyền bán nhà ở đó cho người khác, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác về thời hạn.

2. Trường hợp bán nhà ở đang cho thuê thuộc sở hữu nhà nước thì thực hiện theo quy định tại Mục 2 Chương VI của Luật này.”

Căn cứ Điều 478 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ bảo đảm quyền sử dụng tài sản cho bên thuê:

“Điều 478. Nghĩa vụ bảo đảm quyền sử dụng tài sản cho bên thuê

1. Bên cho thuê phải bảo đảm quyền sử dụng tài sản ổn định cho bên thuê.

2. Trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với tài sản thuê mà bên thuê không được sử dụng tài sản ổn định thì bên thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.”

Như vậy, bên cho thuê phải bảo đảm quyền sử dụng tài sản ổn định cho bên thuê. Trường hợp bên cho thuê bán nhà cho thuê thì phải thông báo bằng văn bản cho bên thuê nhà ở biết về việc bán và các điều kiện bán nhà ở; bên thuê nhà ở được quyền ưu tiên mua theo các quy định trên.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Tư vấn luật đất đai đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Nhà thuê của nhà nước có được chuyển nhượng hay không?“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý liên quan đến thủ tục giải quyết tranh chấp quyền thừa kế đất đai. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp:

Nhà nước cho thuê đất thông qua hình thức nào?

Căn cứ Điều 2 Nghị định 46/2014/NĐ-CP, Nhà nước thu tiền thuê đất, thuê mặt nước trả tiền hàng năm, trả tiền một lần cho cả thời gian thuê trong các trường hợp:
Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm hoặc trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê
Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm

Hoạt động cho thuê đất của nhà nước có đặc điểm gì?

– Hoạt động Nhà nước cho thuê đất được thực hiện thông qua Hợp đồng; trong khi hoạt động Nhà nước giao đất, công nhận quyền sử dụng đất được thực hiện thông qua một Quyết định hành chính.
– Quyền sử dụng đất trong hình thức cho thuê đất phát sinh dựa trên cơ chế thỏa thuận, tự do bày tỏ ý chí của hai bên (Nhà nước- tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu thuê đất). Ngược lại, quyền sử dụng đất trong hình thức giao đất, công nhận quyền sử dụng đất phát sinh phụ thuộc chủ yếu vào ý chí chủ quan của Nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu đất đai.
– Quan hệ giữa Nhà nước và người sử dụng đất trong hoạt động thuê đất thể hiện tính bình đẳng, mang yếu tố quy luật của thị trường hơn khi so sánh với quan hệ này trong hoạt động giao đất, công nhận quyền sử dụng đất.

Hình thức thuê đất của nhà nước trả tiền hàng năm có nhược điểm gì?

+ Nhà đầu tư sẽ phải đóng tiền thuê đất hằng năm theo giá thị trường tăng dần theo xu hướng tăng của giá đất tại Việt Nam.
+ Nhà đầu tư không được thực hiện các giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất như chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê lại hay một số giao dịch khác về quyền sử dụng đất.