Người trên 80 tuổi có được đứng tên sổ đỏ không?

29/05/2023 | 10:53 35 lượt xem Tình

Xin chào Luật sư, tôi là Hoàng Quyên, hiện tôi đang sinh sống và làm việc tại Thành phố Cần Thơ. Tôi có câu hỏi thắc mắc như sau: Ông tôi năm nay đã 83 tuổi, tôi có mua một căn nhà để tặng ông. Đây cũng như là một phần quà để thay tôi bày tỏ lòng biết ơn ông trong suốt thời gian qua đã quan tâm, chăm sóc tới tôi. Tuy nhiên, tôi đang thắc mắc không biết rằng người trên 80 tuổi như ông tôi thì có được đứng tên sổ đỏ hay không? Rất mong được Luật sư hồi đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Xin mời các bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết của Tư vấn đất đai để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Người trên 80 tuổi có được đứng tên sổ đỏ không?”, hy vọng có thể giúp các bạn đọc hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

Hiểu như thế nào là Sổ đỏ?

Sổ đỏ chắc hẳn là một thuật ngữ rất quen thuộc đối với người dân. Hầu hết các hộ gia đình đều biết đến cụm từ này. Tuy nhiên, Sổ đỏ với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có phải là một không, hay hai cụm từ này mang ý nghĩa khác nhau. Để giải đáp cho vấn đề đó thì Tư vấn Luật đất đai mời bạn đọc quan tâm theo dõi nội dung bài viết dưới đây nhé.

Sổ đỏ là từ mà người dân thường dùng để gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dựa theo màu sắc của Giấy chứng nhận; pháp luật đất đai từ trước tới nay không quy định về Sổ đỏ, Sổ hồng. Tuy nhiên, người dân chúng ta vẫn thường gọi sổ đỏ hoặc sổ hồng thay cho giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất. 

Tóm lại, sổ đỏ là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có bìa màu đỏ; sổ hồng là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có bìa màu hồng. Tuy nhiên, đối với sổ hồng gồm có 02 loại: Sổ hồng theo mẫu cũ (được cấp trước ngày 10/12/2009) và Sổ hồng mới có màu hồng cánh sen, người dân đang được cấp loại sổ hồng này.

Quyền đứng tên sổ đỏ theo pháp luật hiện hành?

Hiện nay, trên các tình huống thực tế thì một người có quyền được Nhà nước công nhận có quyền sử dụng đất khi khai hoang, sử dụng lâu dài hoặc từ hình thức chuyển quyền sử dụng đất như: Tặng cho, thừa kế, chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Vậy, để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này, không biết rằng quyền đứng tên sổ đỏ được pháp luật quy định như thế nào, Tư vấn Luật Đất đai sẽ tư vấn cho bạn qua nội dung sau đây.

Theo Điều 613 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.

Theo đó, người thừa kế mà di sản thừa kế là quyền sử dụng đất thì chỉ cần:

+ Còn sống vào thời điểm mở thừa kế (thời điểm người để lại di sản chết);

+ Hoặc sinh ra sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.

Dù là người mới sinh hoặc chưa sinh nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết thì vẫn có quyền hưởng di sản thừa kế là quyền sử dụng đất.

Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự 2015 còn quy định 04 mốc độ tuổi mà theo đó có những điều kiện tham gia giao dịch, nhất là giao dịch về bất động sản là khác nhau:

1. Chưa đủ 06 tuổi thì giao dịch sẽ do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện (thay mặt).

2. Từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

3. Từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký (phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý).

4. Từ đủ 18 tuổi trở lên thì cá nhân tự mình xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự mà pháp luật không cấm.

Người trên 80 tuổi có được đứng tên sổ đỏ không?

Trên thực tế có rất nhiều trường hợp những người lớn tuổi mua nhà đất và muốn đứng tên sổ đỏ. Tuy nhiên, trước trường hợp đó thì có nhiều người đặt ra câu hỏi không biết rằng những người này có được đứng tên hay không, cụ thể là người trên 80 tuổi thì pháp luật quy định như thế nào. Pháp luật có quy định về tuổi tác đứng tên sổ đỏ hay không? Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này mời bạn đọc theo dõi nội dung dưới đây của Tư vấn Luật Đất đai.

Hiện nay, quy định của pháp luật không quy định về độ tuổi đứng tên Sổ đỏ.

Theo khoản 1 Điều 97 Luật Đất đai 2013, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi tắt là Sổ đỏ) được cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

Theo đó, người có quyền sử dụng đất được quy định tại điều 5 Luật Đất đai 2013 gồm: Hộ gia đình, cá nhân; doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước…Tuy nhiên, khi nhắc đến độ tuổi thì luật hiện nay không có quy định.

Ngoài ra, tại điểm a khoản 1 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT khi ghi thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được cấp Sổ đỏ theo quy định sau:

Với cá nhân trong nước thì ghi: “Ông” (hoặc “Bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân (nếu có), địa chỉ thường trú. Giấy tờ nhân thân là Giấy chứng minh nhân dân thì ghi “CMND số:…”; trường hợp Giấy chứng minh quân đội nhân dân thì ghi “CMQĐ số:…”; trường hợp chưa có Giấy chứng minh nhân dân thì ghi “Giấy khai sinh số….”;

Như vậy, pháp luật đất đai không phân biệt hay quy định bao nhiêu tuổi được đứng tên sổ đỏ mà quy định người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất thì được cấp sổ đỏ.

Người già, người cao tuổi có được cấp sổ đỏ không?

Chắc hẳn vấn đề này có rất nhiều người đặt ra thắc mắc không biết rằng liệu đối với những người già, người cao tuổi thì có được Nhà nước cấp sổ đỏ hay không và nếu vẫn thuộc trường hợp được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải đáp ứng những điều kiện gì? Nắm bắt được vấn đề đó, Tư vấn Luật Đất đai sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin dưới đây.

Theo quy định tại Điều 99 Luật đất đai 2013 có quy định:

Điều 99. Trường hợp sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

1. Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho những trường hợp sau đây:

a) Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các điều 100, 101 và 102 của Luật này;

b) Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành;

c) Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ;

d) Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;

đ) Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất;

e) Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;

g) Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất;

h) Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;

i) Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có;

k) Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất.

Người trên 80 tuổi có được đứng tên sổ đỏ không?

Đồng thời tại Điều 19 Nghị định 43/2014/NĐ-CP có quy định về các trường hợp không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Bao gồm:

1. Tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý thuộc các trường hợp quy định tại Điều 8 của Luật Đất đai.

2. Người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.

3. Người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê, thuê lại đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

4. Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng.

5. Người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

6. Người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

7. Tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp xã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích xây dựng công trình công cộng gồm đường giao thông, công trình dẫn nước, dẫn xăng, dầu, khí; đường dây truyền tải điện, truyền dẫn thông tin; khu vui chơi giải trí ngoài trời; nghĩa trang, nghĩa địa không nhằm mục đích kinh doanh.

Theo quy định trên thì người già và người cao tuổi không thuộc trường hợp không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thế nên nếu đáp ứng các điều kiện để được cấp thì vẫn được cấp. Pháp luật không có giới hạn về độ tuổi tối đa đế được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin bài viết

Tư vấn đất đai đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Người trên 80 tuổi có được đứng tên sổ đỏ không?”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về chia đất khi ly hôn … Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Thủ tục đứng tên sổ đỏ một mình đối với trường hợp tài sản riêng như thế nào?

Trong trường hợp bất động sản; nhà đất là tài sản của cá nhân; hình thành do mua bán, thừa kế, tặng cho; cá nhân có thể làm hồ sơ yêu cầu được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Hiện nay pháp luật chưa có quy định về độ tuổi của người được đứng tên sổ đỏ; ngay cả một đứa trẻ mới sinh ra cũng có quyền đứng tên đất hoặc nhà ở được tặng cho; thừa kế (vẫn phải có người đại diện để làm thủ tục).
Tùy theo nguồn gốc của bất động sản; mà cá nhân cần cung cấp các giấy tờ khác nhau để nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 
Nếu bất động sản hình thành do mua bán: cần cung cấp giấy chứng nhận; hợp đồng mua bán nhà đất hợp pháp;
Nếu bất động sản được tặng cho, thừa kế: cần cung cấp giấy tờ; hợp đồng tặng cho, giấy tờ thừa kế có công chứng.
Trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ được ghi tên chủ sở hữu bất động sản cùng với các thông tin theo quy định tại thông tư 23/2014/TT-BTNMT: Cá nhân trong nước thì ghi “Ông” (hoặc “Bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân (nếu có), địa chỉ thường trú. Giấy tờ nhân thân là Giấy chứng minh nhân dân thì ghi “CMND số:…”; trường hợp Giấy chứng minh quân đội nhân dân thì ghi “CMQĐ số:…”; trường hợp chưa có Giấy chứng minh nhân dân thì ghi “Giấy khai sinh số….”; 
Nếu như cá nhân là người Việt nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở theo quy định; thì ghi “Ông” (hoặc “Bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, quốc tịch, giấy tờ nhân thân ghi “Hộ chiếu số:…, nơi cấp:…, năm cấp:…”; địa chỉ đăng ký thường trú của người đó ở Việt Nam (nếu có).
Hồ sơ xin cấp sổ đỏ cần được nộp tại cơ quan đăng ký đất đai cấp quận; huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ báo lại về lệ phí; phí trước bạ cần nộp, địa chỉ nộp.
Sau khi hoàn thành lệ phí, phí trước bạ; cần nộp lại biên lai cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ.

Thủ tục đứng tên sổ đỏ một mình đối với trường hợp tài sản là tài sản chung của vợ chồng như thế nào?

Trường hợp là tài sản chung vợ chồng
Theo luật hôn nhân và gia đình 2014; tài sản, và cụ thể là bất động sản được hình thành trong quá trình hôn nhân cả vợ chồng là tài sản chung của vợ chồng; trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải có cả tên của vợ và chồng. Trong trường hợp muốn đứng tên 1 người( chỉ vợ hoặc chồng); thì phải có sự thỏa thuận giữa 2 vợ chồng. 
Khi làm hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận; ngoài giấy tờ cần thiết thì còn cần thêm giấy thỏa thuận của 2 vợ chồng về việc đứng tên sở hữu nhà đất hoặc giấy tờ chối tài sản của vợ hoặc chồng (có công chứng và người làm chứng). Trong giấy chứng nhận sẽ ghi thông tin như cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cá nhân (đã nêu ở trên).

Quyền xác lập và thực hiện các giao dịch liên quan đến sổ đất theo độ tuổi như thế nào?

Mức độ tham gia vào việc xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến sổ đất tùy theo độ tuổi mà có sự khác nhau. Cụ thể:
Một là: đối với người từ đủ 18 tuổi trở lên thì đương nhiên có quyền đứng tên trên sổ đất và tự mình xác lập các giao dịch liên quan.
Hai là: đối với người từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi thì khi muốn xác lập, thực hiện các giao dịch liên quan đến sổ đất đó thì phải có sự đồng ý của người đại diện.
Ba là: đối với người dưới 6 tuổi thì việc này do người đại diện trực tiếp thực hiện, do nhận thức của người dưới tuổi còn hạn chế.
Như vậy, qua nội dung bài viết bao nhiêu tuổi được đứng tên sổ đỏ, bạn đọc có thể biết được pháp luật đất đai không quy định về độ tuổi đứng tên Sổ đỏ mà chỉ cần người đó có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất là được cấp và đứng tên sổ đỏ.
Ngoài ra, pháp luật dân sự quy định năng lực hành vi dân sự theo độ tuổi. Với người dưới 18 tuổi không được tự mình thực hiện các giao dịch liên quan đến bất động sản mà phải có sự đồng ý của của người đại diện (người chưa thành niên mà có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở…thông qua nhận thừa kế, nhận tặng cho nếu người đại diện đồng ý thì vẫn được đứng tên ngay thời điểm nhận thừa kế, tặng cho – dù chưa đủ 18 tuổi).