Người nước ngoài có được mua đất ở Việt Nam không?

20/12/2022 | 21:38 40 lượt xem Lò Chum

Người nước ngoài có được mua đất ở Việt Nam không

Thưa luật sư tôi là người nước ngoài sang Việt Nam làm việc và có kết hôn với vợ tôi là người Việt Nam vì công việc phải ở Việt Nam nhiều nên tôi muốn mua đất và xây nhà cho vợ tôi. Tôi muốn nhờ luật sư tư vấn là Người nước ngoài có được mua đất ở Việt Nam không? Điều kiện để người nước ngoài mua đất ở Việt Nam là gì? Theo quy định pháp luật thì để người nước ngoài mua đất ở Việt nam cần thực hiện các thủ tục gì? Mong luật sư tư vấn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho tư vấn luật đất đai để giải đáp thắc mắc của bạn cũng như vấn đề: Người nước ngoài có được mua đất ở Việt Nam không? Cụ thể ra sao Đây chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người để giải đáp thắc mắc đó cũng như trả lời cho câu hỏi ở trên thì hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây của chúng tôi để làm rõ vấn đề nhé!

Căn cứ pháp lý:

Quy định pháp luật về người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam.

Người nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam:

Đây là một trong những điểm nổi bật nhất của Luật Nhà ở (sửa đổi), đáp ứng được sự mong mỏi, kiến nghị của rất nhiều doanh nhân hoạt động trong lĩnh vực bất động sản. Thực tế, quy định về cho phép người nước ngoài được mua nhà tại Việt Nam đã được thí điểm trong 5 năm trở lại đây. Tuy nhiên, các điều kiện thì rất khắt khe, khiến cho số lượng người nước ngoài được sở hữu nhà tại Việt Nam rất ít ỏi. Luật Nhà ở (sửa đổi) đã nới lỏng các điều kiện cho phép người nước ngoài mua và sở hữu nhà tại Việt Nam.

Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức sau đây:

– Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam.

– Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở. Trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.”

Người nước ngoài có được mua đất ở Việt Nam không? 

Theo quy định tại Điều 5; Điều 169 Luật Đất đai 2013, người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này, bao gồm:

  • Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước; đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị – xã hội; tổ chức kinh tế,…;
  • Hộ gia đình, cá nhân trong nước;
  • Cộng đồng dân cư;
  • Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được mua nhà ở Việt Nam
  • Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, niệm phật đường, trường đào tạo riêng của tôn giáo…;
  • Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao;
  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Theo quy định trên thì người nước ngoài không thuộc đối tượng nhận chuyển quyền sử dụng đất tại Việt Nam. Do đó, người nước ngoài sẽ không được phép nhận chuyển nhượng, mua bán đất tại Việt Nam. Tuy nhiên, người nước ngoài vẫn được sở hữu nhà ở tại Việt Nam nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật Nhà ở.

Điều kiện để người nước ngoài được mua nhà ở Việt Nam

Người nước ngoài có được mua đất ở Việt Nam không
Người nước ngoài có được mua đất ở Việt Nam không

Điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam:

  • Đối với cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam phải có Giấy chứng nhận đầu tư và có nhà ở được xây dựng trong dự án theo quy định pháp luật.
  • Đối với cá nhân nước ngoài phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi; miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định pháp luật.

Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức sau:

  • Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định pháp luật;
  • Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng; an ninh theo quy định pháp luật Việt Nam. Sở Xây dựng xác định cụ thể danh mục dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại trên địa bàn cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở. Theo đó, người nước ngoài không được mua, thuê mua nhà ở ngoài danh mục này.

Ngoài ra, người nước ngoài đứng tên mua nhà ở Việt Nam còn phải có các giấy tờ sau:

  • Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Việt Nam.
  • Hộ chiếu còn giá trị và được đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam; Thẻ thường trú; thẻ tạm trú; giấy chứng nhận được phép cư trú tại Việt Nam 12 tháng trở lên.

Điều kiện để được công nhận quyền sở hữu nhà ở đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài:

  • Phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
  • Có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức mua; thuê mua nhà ở thương mại của tổ chức kinh doanh bất động sản; mua, nhận tặng cho; nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định.

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất có các quyền sau:

  • Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
  • Chuyển quyền sử dụng đất ở khi bán; tặng cho; để thừa kế; đổi nhà ở cho tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
  • Thế chấp nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam;
  • Cho thuê, ủy quyền quản lý nhà ở trong thời gian không sử dụng.

Như vậy, nếu bạn đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên thì bạn sẽ được mua; thuê mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Sổ đỏ) theo quy định pháp luật.

Thủ tục người nước ngoài mua nhà đất ở Việt Nam

Bước 1: Lựa chọn căn hộ

Người nước ngoài lựa chọn căn hộ trong dự án nhà ở thương mại để mua. Bạn nên lựa chọn những dự án, chủ đầu tư có uy tín để giảm thiểu rủi ro. Khi lựa chọn cũng cần rà soát xem căn hộ, dự án có đủ điều kiện bán cho người nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam hay không.

Bước 2: Đặt cọc mua bán nhà ở Việt Nam

Sau khi lựa chọn được căn hộ phù hợp người nước ngoài có thể ký Hợp đồng đặt cọc để mua nhà ở. Số tiền đặt cọc tùy thuộc vào thỏa thuận của các bên hoặc chủ đầu tư của từng dự án. Tiền đặt cọc sẽ được khấu trừ vào số tiền bạn thanh toán khi mua nhà.

Giấy đặt cọc cũng sẽ xác định giá trị nhà ở, thời điểm ký hợp đồng mua bán và các điều khoản khác có liên quan. Giá trị nhà ở Việt Nam tùy thuộc vào từng khu vực, từng dự án và theo thỏa thuận của các bên.

Bước 3: Ký và công chứng Hợp đồng mua bán nhà đất

Hợp đồng mua bán do các bên thỏa thuận và phải lập thành văn bản bao gồm các nội dung như:

  • Họ và tên; Địa chỉ các bên;
  • Mô tả đặc điểm của nhà ở giao dịch;
  • Giá giao dịch; Thời hạn và phương thức thanh toán;
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên;
  • Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng;
  • Cam kết của các bên;
  • Các thỏa thuận khác;
  • Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên; nếu là tổ chức thì phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở, trường hợp mua bán, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng,  trừ trường hợp không bắt buộc công chứng; chứng thực theo quy định tại khoản 2 Điều này. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm hợp đồng được công chứng, chứng thực.

Bước 4: Tiến hành thủ tục sang tên Sổ đỏ cho người nước ngoài

Sau khi nhận bàn giao căn hộ, người nước ngoài có thể tự thực hiện thủ tục xin cấp sổ đỏ hoặc người nước ngoài cũng có thể cung cấp hồ sơ để chủ đầu tư xin cấp sổ đỏ cho mình.

Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:

  • Đơn đăng ký cấp Sổ đỏ 
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
  • Sơ đồ về tài sản gắn liền với đất; trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đã có sơ đồ tài sản phù hợp với hiện trạng;
  • Hợp đồng về mua bán nhà ở đã công chứng, chứng thực;
  • Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu; Sổ hộ khẩu của các bên (Bản sao chứng thực);
  • Giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng nhân thân (Bản sao);
  • Biên lai nộp nghĩa vụ tài chính;
  • Tờ khai thuế thu nhập cá nhân 
  • Tờ khai lệ phí trước bạ 

Gửi hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai đất tỉnh/thành phố tại khu vực sở hữu nhà ở và thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định pháp luật.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Người nước ngoài có được mua đất ở Việt Nam không” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên tư vấn luật đất đai luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Mức bồi thường thu hồi đất vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. 

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Việt kiều có được mua đất ở Việt Nam không?

Căn cứ Điều 169; Điều 186 Luật Đất đai 2013, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (Việt kiều) thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định pháp luật về nhà ở được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức mua; thuê mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở.

Người nước ngoài khi mua căn hộ chung cư tại Việt Nam thì thông qua hình thức gì ?

Theo điểm b, khoản 2 Điều 8 Luật nhà ở 2014 quy định:
Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thông qua hình thức mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật.
Và theo khoản 1, Điều 75, NĐ99/2015 quy định:
Tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu nhà ở (bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ) trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật Việt Nam

Có nên nhờ người đứng tên mua nhà đất tại Việt Nam?

Theo quy định của Luật Đất đai 2013, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (giấy chứng nhận) là chứng thư pháp lý chứng minh cho việc sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất. Do đó, việc để người khác đứng tên trên giấy chứng nhận nhà đất đồng nghĩa với việc Nhà nước thừa nhận quyền sử dụng; sở hữu của người đó đối với nhà đất.
Theo đó, người đứng tên trên giấy chứng nhận được hưởng các quyền lợi sau:
Được hưởng thành quả lao động; kết quả đầu tư trên đất;
Được Nhà nước bảo hộ khi có người xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình;
Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất;
Được chuyển đổi; mua bán; cho thuê; cho thuê lại; thừa kế; tặng cho; thế chấp; góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
Việc nhờ đứng tên hộ trên giấy chứng nhận sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà người mua nhà, đất không thể lường trước được như:
Nếu người được nhờ có ý định chiếm đoạt tài sản. Về mặt pháp lý, đây là tài sản của họ vì đã được Nhà nước công nhận nên họ có quyền quản lý; sử dụng; định đoạt theo quy định pháp luật;
Nếu người đứng tên hộ có nghĩa vụ phải thực hiện với người thứ ba hoặc; với cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thì giấy chứng nhận đó rất có thể sẽ trở thành tài sản phải thi hành án;
Nếu người đứng tên hộ chết thì tài sản đó đương nhiên trở thành di sản của người đã chết và được chia thừa kế theo quy định;
Nếu tài sản đó được hình thành trong thời kỳ hôn nhân, vợ hoặc chồng của người đứng tên hộ yêu cầu ly hôn và chia tài sản chung của vợ chồng thì tài sản đó sẽ được chia cho vợ, chồng của người đứng tên hộ.
Khi xảy ra các trường hợp nêu trên sẽ rất khó để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người nhờ đứng tên. Vì vậy, để tránh các rủi ro này nên hạn chế tối đa việc nhờ người đứng tên hộ. Trong trường hợp thật sự cần thiết phải nhờ người khác đứng tên hộ thì giữa hai bên cần phải có văn bản thỏa thuận rõ ràng; ràng buộc trách nhiệm giữa hai bên.