Ngân hàng định giá đất như thế nào?

03/02/2023 | 10:49 2113 lượt xem Thủy Thanh

Để xác định được giá trị của một mảnh đất nào đó thì cần phải tiến hành định giá đất. Việc định giá đất này sẽ do tự người sử dụng đất định giá hoặc do các tổ chức định giá đất tiến hành. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì có nhiều phương pháp được định giá đất được áp dụng tùy vào các trường hợp cụ thể. Trong trường hợp người sử dụng đất muốn vay vốn ngân hàng thì sẽ do ngân hàng định giá mảnh đất đó. Vậy “Ngân hàng định giá đất như thế nào”?. Để biết thêm các thông tin chi tiết về vấn đề này, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Tư vấn luật đất đai nhé.

Câu hỏi: Chào luật sư, hai vợ chồng tôi đang định mở cửa hàng mà đang thiếu vốn nên chúng tôi đang có ý định vay vốn ngân hàng và thế chấp bằng mảnh đất mà bố tôi cho. Khi làm hồ sơ vay thì cần phải thẩm định giá đất của mảnh đất dùng để thế chấp đó, việc thẩm định này do ngân hàng thực hiện. Luật sư cho tôi hỏi là Ngân hàng định giá đất như thế nào ạ?. Tôi xin cảm ơn.

Quy định về phương pháp định giá đất

Hiện nay, khái niệm về định giá đất chưa được quy định cụ thể tại các văn bản pháp luật liên quan trong lĩnh vực đất đai. Tuy nhiên, dựa theo tính chất và mục đích thực hiện, có thể hiểu định giá đất là việc dùng các phương pháp cụ thể để xác định giá trị của mảnh đất (hay còn gọi là giá đất) trên một đơn vị diện tích đất tại một địa phương cụ thể.

Trong đó, việc định giá đất phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

– Theo mục đích sử dụng đất hợp pháp tại thời điểm định giá;

– Theo thời hạn sử dụng đất;

– Phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường của loại đất có cùng mục đích sử dụng đã chuyển nhượng, giá trúng đấu giá quyền sử dụng đất đối với những nơi có đấu giá quyền sử dụng đất hoặc thu nhập từ việc sử dụng đất;

– Cùng một thời điểm, các thửa đất liền kề nhau có cùng mục đích sử dụng, khả năng sinh lợi, thu nhập từ việc sử dụng đất tương tự như nhau thì có mức giá như nhau.

Các phương pháp định giá đất theo pháp luật đất đai

Theo Điều 4 Nghị định 44/2014/NĐ-CP, có 05 phương pháp định giá đất như sau:

* Phương pháp so sánh trực tiếp:

Đây là phương pháp định giá đất thông qua việc phân tích mức giá của các thửa đất trống tương tự về mục đích sử dụng đất, vị trí, khả năng sinh lợi, điều kiện kết cấu hạ tầng, diện tích, hình thể, tính pháp lý về quyền sử dụng đất đã chuyển nhượng trên thị trường, trúng đấu giá quyền sử dụng đất để so sánh, xác định giá của thửa đất cần định giá.

* Phương pháp chiết trừ: Phương pháp định giá đất đối với thửa đất có tài sản gắn liền với đất bằng cách loại trừ phần giá trị tài sản gắn liền với đất ra khỏi tổng giá trị bất động sản (bao gồm giá trị đất và giá trị tài sản gắn liền với đất).

* Phương pháp thu nhập:

Đây là phương pháp định giá đất tính bằng thương số giữa mức thu nhập ròng thu được bình quân một năm trên một đơn vị diện tích đất so với lãi suất tiền gửi tiết kiệm bình quân một năm tính đến thời điểm định giá đất của loại tiền gửi VNĐ kỳ hạn 12 tháng tại ngân hàng thương mại nhà nước có mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm cao nhất trên địa bàn cấp tỉnh.

* Phương pháp thặng dư: Phương pháp định giá đất đối với thửa đất có tiềm năng phát triển theo quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng hoặc được phép chuyển mục đích sử dụng đất để sử dụng cao nhất và tốt nhất bằng cách loại trừ tổng chi phí ước tính ra khỏi tổng doanh thu phát triển giả định của bất động sản.

* Phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất:

Đây là phương pháp định giá đất bằng cách sử dụng hệ số điều chỉnh giá đất nhân (x) với giá đất trong bảng giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành.

Ngân hàng định giá đất như thế nào
Ngân hàng định giá đất như thế nào

Điều kiện áp dụng phương pháp định giá đất

Để có thể áp dụng các phương pháp định giá đất, các phương pháp này phải đáp ứng các điều kiện theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 44/2014/NĐ-CP, cụ thể như sau:

– Phương pháp so sánh trực tiếp được áp dụng để định giá đất khi trên thị trường có các thửa đất so sánh đã chuyển nhượng trên thị trường, trúng đấu giá quyền sử dụng đất;

– Phương pháp chiết trừ được áp dụng để định giá đối với thửa đất có tài sản gắn liền với đất trong trường hợp có đủ số liệu về giá các bất động sản (gồm đất và tài sản gắn liền với đất) tương tự với thửa đất cần định giá đã chuyển nhượng trên thị trường, trúng đấu giá quyền sử dụng đất;

– Phương pháp thu nhập được áp dụng để định giá đối với thửa đất xác định được các khoản thu nhập, chi phí từ việc sử dụng đất;

– Phương pháp thặng dư được áp dụng để định giá đối với thửa đất có tiềm năng phát triển do thay đổi quy hoạch hoặc chuyển mục đích sử dụng đất khi xác định được tổng doanh thu phát triển giả định và tổng chi phí ước tính;

– Phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất được áp dụng để định giá đất cho các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 18 Nghị định 44/2014/NĐ-CP.

Lưu ý khi áp dụng phương pháp định giá đất:

– Căn cứ vào điều kiện áp dụng các phương pháp định giá đất và các thông tin đã thu thập được để lựa chọn phương pháp định giá đất phù hợp.

– Trường hợp cần thiết có thể áp dụng kết hợp các phương pháp (phương  pháp so sánh trực tiếp, phương pháp chiết trừ, phương pháp thu nhập, phương pháp thặng dư) để kiểm tra, so sánh, đối chiếu và quyết định giá đất.

Ngân hàng định giá đất như thế nào?

Trên cơ sở hồ sơ về tài sản, ngân hàng sẽ khảo sát thực tế tại khu vực có tài sản dự kiến thế chấp và tham khảo về giá mua, bán của các nhà đất có đặc điểm và vị trí tương đương với tài sản định giá trong thời gian gần nhất. Từ đó ngân hàng đánh giá về tần suất giao dịch mua bán thành công nhà đất tại đây. Đối chiếu với nhà đất dự kiến thế chấp về diện tích, kích thước các mặt, ngõ, đường vào, lợi thế khác để đưa ra mức giá mua bán hợp lý với quan điểm lợi ích của ngân hàng nhất. 

Sau đây là 6 bước thực hiện mà thông thường các ngân hàng thường áp dụng.

Bước 1: Đánh giá trạng thái của tài sản hiện tại về mặt diện tích, vị trí, tuổi đời, kiểu dáng, sổ đỏ, các loại giấy chứng quyền sở hữu và sử dụng đất hay các pháp lý liên quan khác. Sau khi xác minh được tính hợp pháp của tài sản sẽ đi vào định giá. Bước này được xem là bước quan trọng nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của ngân hàng theo quy định pháp luật.

Bước 2: Tìm kiếm thông tin về tài sản nhà đất từ nhiều nguồn khác nhau, ở cùng khu vực hoặc có những nét tương đồng với nhau và có xảy ra giao dịch mua bán trong thời gian gần nhất.

Bước 3: Xây dựng khung giá trị nhà đất phù hợp với tài sản đang cần định giá. Bao gồm mức giá tối thiểu, tối đa cũng như mức trung bình tương xứng với đánh giá ban đầu.

Bước 4: Lựa chọn một số nhà đất có mối liên hệ gần với tài sản cần định giá nhất. So sánh chúng với nhau và tiến hành điều chỉnh khung giá một lần nữa. Ở bước này thì mức giá dao động của tài sản sẽ được thu hẹp dần. Vì đã qua quá trình so sánh có căn cứ rõ ràng, còn khung giá trước đó chỉ dựa trên đánh giá tổng quan.

Bước 5: Phân tích thực tế thị trường, giá bán của một số nơi, cũng như điểm mạnh, điểm yếu của bất động sản hiện tại. Thẩm định viên rút ra kết luận và tiến hành điều chỉnh khung giá thêm một lần nữa. Ở bước này sẽ nhấn mạnh vào những mức giá cụ thể nào là phù hợp nhất trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Bước 6: Ước tính khả năng tăng, giảm giá trị của bất động sản này trong tương lai. Tổng hợp các nguồn thông tin lại với nhau để làm cơ sở đưa đến quyết định cuối cùng.

Có nhiều cách định giá nhà đất khác nhau hiện nay, nhưng kết quả sau cùng khi thực hiện độc lập những cách này liệu có giống nhau và đúng với thực tế?

Theo nhiều chuyên gia đánh giá, mức định giá bất động sản của ngân hàng thông thường sẽ thấp hơn từ 10 – 20% giá trị thực tế. Sở dĩ có kết quả này không phải do ngân hàng chưa có chuyên môn nghiệp vụ mà xuất phát từ vấn đề rủi ro. Các ngân hàng phải tính toán kỹ lưỡng những vấn đề phát sinh có thể làm ảnh hưởng đến lợi ích của mình. Vì vậy, các bạn có thể lấy kết quả của ngân hàng cộng thêm 10 – 20% giá trị tài sản để biết được giá thực tế cụ thể như thế nào.

Tuy nhiên, kết quả định giá của ngân hàng vẫn được đánh giá cao là vì tính chuẩn xác của nó. Ngân hàng ngoài việc tư vấn định giá cho bạn còn tạo thêm sự tin tưởng và an tâm nhiều hơn. Bạn có thể xem đây là một kênh thông tin hữu ích trong giao dịch mua bán nhà đất. Nếu bạn không có nhu cầu thế chấp tài sản tại ngân hàng thì sau khi khảo sát thông tin từ đây, bạn có thể thỏa thuận với đối tác của mình để điều chỉnh mức giá sao cho phù hợp.

Ngân hàng định giá tài sản được ví như một đơn vị cung cấp dịch vụ thẩm định giá nhà đất trên thị trường. Giúp các bạn tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức hơn so với những phương pháp định giá khác. Hoặc khi bạn sử dụng dịch vụ thẩm định thì phải bỏ ra một khoản phí tương ứng không hề nhỏ. Nhìn chung, với mỗi cách đều có những ưu nhược điểm khác nhau, lựa chọn sử dụng cách nào cũng tùy thuộc vào nhu cầu, mục đích của người cần định giá.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Ngân hàng định giá đất như thế nào“ đã được Tư vấn Luật Đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Tư vấn luật đất đai chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới làm sổ đỏ nhà đất bao nhiêu tiền. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline:  0833102102

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Định giá tài sản là nhà hình thành trên đất như thế nào?

Nhà hình thành trên đất trên thửa đất có sổ đỏ công nhận tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của chủ tài sản thì ngân hàng sẽ định giá và chấp thuận phần giá trị này. Tuy nhiên, nếu trên sổ đỏ không công nhận tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của chủ tài sản thì hiện nay có ngân hàng không chấp thuận phần giá trị tài sản này vào giá trị tài sản thế chấp.
Nguyên tắc định giá nhà trên đất là giá trị của nhà không vượt quá tổng chi phí xây dựng lên ngôi nhà. Như vậy, các bạn trong quá trình xây dựng nhà mình nhớ được giá trị xây dựng thì giá trị đó sẽ là giá trị tối đa mà bên ngân hàng định giá.
Về phương pháp định giá nhà trên đất, ngân hàng định giá nhà đất thường căn cứ vào phương pháp chi phí và khấu hao. Tức là, ngân hàng xác định tổng chi phí xây dựng lên nhà và khấu hao tài sản theo các năm và định giá nhà tại thời điểm hiện tại. Bên cạnh đó, ngân hàng sẽ đưa quan điểm cá nhân định giá để xem xét nhà ở có hỏng, nứt, xuống cấp nhanh hay không để áp dụng khấu hao nhanh cho nhà ở. Đối với nhà ở kiên cố, ngân hàng thường xác định tổng chi phí xây dựng ngôi nhà và khấu hao thông thường là 25 năm mặc dù quy định của pháp luật là từ 25 năm đến 50 năm.

Định giá đất có vai trò thế nào đối với Nhà nước?

Xác định giá đất đóng vai trò rất quan trọng trong quản lý đất đai của Nhà nước. Bởi quản lý hành chính về thửa đất chỉ là quản lý “phần xác” của đất đai, còn quản lý giá trị của thửa đất mới là quản lý “phần hồn” của đất đai. Việc định giá đất phản ánh đúng giá trị thị trường sẽ có tác dụng lớn trong việc đảm bảo nguồn thu cho Nhà nước, đảm bảo công bằng xã hội. Đồng thời, định giá đúng giá trị bất động sản, trong đó đặc biệt là đất đai, sẽ tạo động lực cho việc phân bổ đất đai – như là một nguồn lực xã hội – một cách hợp lý và hiệu quả.
Ngoài ra, Nhà nước thường phát sinh nhu cầu sử dụng đất cho các dự án đầu tư phát triến kinh tế, xã hội nên việc thu hổi đất thường diễn ra. Trong trường hợp này, việc định giá đất là vô cùng cần thiết để xác định tiền bồi thường, hỗ trợ cho người bị thu hồi đất.
Ý nghĩa của định giá nhà đất
Định giá nhà đất hay thẩm định giá nhà đất là công việc vô cùng quan trọng. Đối với người mua, thẩm định giá nhà đất sẽ giúp bạn không phải chọn mua 1 bất động sản có giá trị cao hơn giá trị thực của nó. Nếu bạn là nhà đầu tư mà mua giá cao thì rất khó có thể đầu tư thành công và mang lại lợi nhuận cao. Đối với người bán, thẩm định giá nhà đất tốt sẽ giúp bạn không bị bán giá rẻ hơn so với giá thị trường.