Mức xử phạt khi chậm nộp thuế sang tên sổ đỏ năm 2022

11/11/2022 | 15:48 58 lượt xem Trang Quỳnh

Xin chào Luật sư. Tôi hiện đang có thắc mắc về thủ tục sang tên sổ đỏ như sau, mong được Luật sư hỗ trợ giải đáp. Tôi đã nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của một người bạn nhưng chưa thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ. Bạn tôi nói rằng nếu chậm thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ thì sẽ bị phạt, nhưng do bận đi công tác xa nên tôi chưa thực hiện ngay được thủ tục sau khi ký hợp đồng chuyển nhượng. Tôi có thắc mắc rằng sau bao lâu thì tôi phải thực hiện sang tên sổ đỏ? Mức xử phạt khi chậm nộp thuế sang tên sổ đỏ hiện nay như thế nào? Tôi không yêu cầu cấp bìa mới mà chỉ đề nghị ghi tên của mình tại trang cuối của sổ đỏ thì có được không? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến bộ phận tư vấn đất đai của Luật sư X. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Mức xử phạt khi chậm nộp thuế sang tên sổ đỏ năm 2022

Chậm đăng ký biến động, chậm sang tên sổ đỏ khi được hiểu là người sử dụng đất không thực hiện thủ tục đăng ký biến động, đăng ký sang tên sổ đỏ tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn luật định kể từ thời điểm đã có căn cứ biến động theo quy định pháp luật.

Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 95 Luật Đất đai 2013, người sử dụng đất có thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày phát sinh biến động về đất đai (thay đổi người sử dụng đất, thay đổi kích thước thửa đất, thay đổi hình dạng thửa đất…). Theo đó, ngày phát sinh biến động đất đai trong trường hợp là ngày công chứng, chứng thực hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Vì vậy, bạn có 30 ngày kể từ ngày ký hợp đồng có công chứng, chứng thực để thực hiện thủ tục đăng ký biến động, đăng ký sang tên quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật.

Theo quy định khi quá thời hạn 30 ngày, người sử dụng đất (có thể) sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với hình thức xử phạt, mức phạt được quy định tại khoản 2 khoản 3 khoản 4 Điều 17 Nghị định 91/2019/NĐ-CP như sau:

Vị trí thửa đất có biến động Mức phạt không đăng ký biến động (đơn vị tính: đồng)
Không đăng ký biến động đất đai trong thời gian 24 tháng kể từ ngày quá hạnKhông đăng ký biến động đất đai trong thời gian quá 24 tháng kể từ ngày quá hạn
Khu vực nông thônTừ 01 triệu đến 03 triệuTừ 02 triệu đến 05 triệu
Khu vực đô thịTừ 02 triệu đến 06 triệuTừ 04 triệu đến 10 triệu
Biện pháp khắc phục hậu quảBuộc người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai theo quy định

Lưu ý: 

– Theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 5 Nghị định 91/2019/NĐ-CP: Khi có biến động về quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất không thực hiện thủ tục đăng ký biến động/đăng ký sang tên thì xử phạt vi phạm hành chính đối với cả hai bên chuyển đổi quyền sử dụng đất.

– Theo quy định khoản 1 Điều 4 Nghị định 91/2019/NĐ-CP: Thời hiệu để xử phạt vi phạm hành chính hành vi không đăng ký biến động đất đai là 02 năm. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính khi người sử dụng đất chậm đăng ký biến động là thời điểm thực hiện xong các nghĩa vụ (kết thúc hành vi giao dịch về quyền sử dụng đất) của các bên theo hợp đồng hoặc văn bản đã ký kết hoặc thời điểm các bên chưa hoàn thành xong các nghĩa vụ được ghi nhận trong hợp đồng, văn bản đã được ký kết (thời điểm đang thực hiện hành vi vi phạm).

Mức xử phạt khi chậm nộp thuế sang tên sổ đỏ năm 2022
Mức xử phạt khi chậm nộp thuế sang tên sổ đỏ năm 2022

Trong trường hợp của bạn, chưa biết thửa đất mà bạn nhận chuyển nhượng có vị trí tại khu vực nào, thời gian bạn chậm thực hiện thủ tục đăng ký biến động, sang tên là bao lâu nên chúng tôi chưa thể kết luận bạn bị phạt bao nhiêu tiền.

Như vậy, khi quá thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký hợp đồng chuyển nhượng mà các bên không tiến hành thủ tục đăng ký biến động đất đai, đăng ký sang tên thì có thể bị xử phạt với mức phạt cao nhất là 05 triệu với người sử dụng đất tại nông thôn và 10 triệu với người sử dụng đất tại đô thị.

Sang tên sổ đỏ nhưng không đổi bìa có được không?

Căn cứ khoản 1 Điều 17 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT và trong trường hợp của bạn, có thể thấy rằng, khi bạn nhận chuyển nhượng toàn bộ phần diện tích thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc khi chuyển nhượng một phần diện tích thửa đất thì người sử dụng đất (bên nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc bên chuyển nhượng một phần diện tích thửa đất) được xác nhận sự biến động về đất đai trong Giấy chứng nhận đã cấp. 

Theo quy định Điều 3, Điều 18, Điều 19 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT: Việc ghi nhận/xác nhận sự biến động này được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ghi, in tại trang IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận.

Bên cạnh đó, người sử dụng đất được cấp mới giấy chứng nhận nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 17 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT

2. Các trường hợp đăng ký biến động được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất bao gồm:

a) Hợp nhiều thửa đất thành một thửa đất mới; tách một thửa đất thành nhiều thửa đất mới phù hợp với quy định của pháp luật; thửa đất được tách ra để cấp riêng Giấy chứng nhận đối với trường hợp Giấy chứng nhận đã được cấp chung cho nhiều thửa;

b) Chuyển mục đích sử dụng một phần thửa đất được cơ quan có thẩm quyền cho phép;

c) Người thuê, thuê lại quyền sử dụng đất của nhà đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao;

d) Trường hợp nhận chuyển quyền sử dụng một phần diện tích đất, tài sản gắn liền với đất trên Giấy chứng nhận đã cấp dưới các hình thức quy định tại Điểm a Khoản này;

đ) Thỏa thuận hợp nhất hoặc phân chia quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, của vợ và chồng hoặc của nhóm người cùng sở hữu, sử dụng;

e) Chứng nhận bổ sung quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trên thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận;

g) Thay đổi toàn bộ các thông tin thửa đất do đo đạc lập bản đồ địa chính; thay đổi diện tích đất ở trong thửa đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở do xác định lại diện tích đất ở theo quy định;

h) Giấy chứng nhận đã cấp bị hư hỏng hoặc bị mất;

i) Các trường hợp đăng ký biến động về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà trên trang 4 của Giấy chứng nhận đã cấp không còn dòng trống để xác nhận thay đổi;

k) Các trường hợp đăng ký biến động về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất quy định tại các điểm a, b, e, g, h, l, m, n và r Khoản 1 Điều này mà người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có nhu cầu cấp mới Giấy chứng nhận.

Như vậy, có thể thấy rằng việc cấp đổi Giấy chứng nhận trong trường hợp nhận chuyển nhượng được thực hiện theo một trong hai trường hợp sau:

– Do nhu cầu của người sử dụng đất;

– Hoặc thuộc một trong những trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận như tại khoản 2 Điều 17 mà chúng tôi đã nêu trên;

Theo đó, có thể nhận thấy, bạn có quyền thực hiện sang tên quyền sử dụng đất mà không cần phải thực hiện thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận. Việc cấp đổi Giấy chứng nhận được thực hiện khi thuộc một trong những trường hợp nêu trên.

Như vậy, khi bạn mua đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì chỉ đổi bìa đỏ khi có nhu cầu hoặc thuộc một trong những trường hợp phải đổi giấy chứng nhận như đã nêu trên. Nếu không có nhu cầu hoặc không thuộc trường hợp phải cấp đổi Giấy chứng nhận thì bạn chỉ cần đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành xác nhận biến động về người sử dụng đất tại trang IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận trên sổ đỏ.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết tư vấn về “Mức xử phạt khi chậm nộp thuế sang tên sổ đỏ năm 2022”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới cách tra cứu quy hoạch thửa đất hay cần sự tư vấn có nên mua đất dính quy hoạch hay không… thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Mời quý khách liên hệ đến hotline của Luật sư X:  0833.102.102 hoặc liên hệ qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Không thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ, ai là người nộp phạt?

Theo khoản 4 Điều 5 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, trường hợp chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất mà không đăng ký biến động đất đai thì người bị xử phạt là bên nhận chuyển quyền sử dụng đất (người mua, người được tặng cho).

Đất cần đáp ứng điều kiện gì để được chuyển nhượng, sang tên sổ đỏ?

Căn cứ khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013, người chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất phải có đủ các điều kiện sau:
– Có Giấy chứng nhận;
– Đất không có tranh chấp;
– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
– Trong thời hạn sử dụng đất.

Mức thu lệ phí trước bạ khi thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ là bao nhiêu?

Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 140/2016/NĐ-CP, lệ phí trước bạ khi sang tên Giấy chứng nhận được tính theo từng trường hợp cụ thể:
Trường hợp 1: Giá nhà, đất trong hợp đồng cao hơn giá nhà, đất do UBND cấp tỉnh quy định thì tính như sau:
Lệ phí trước bạ phải nộp = 0.5% x Tổng số tiền ghi trong hợp đồng
Trường hợp 2: Giá nhà, đất tại hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất, hợp đồng mua bán nhà bằng hoặc thấp hơn giá do UBND cấp tỉnh ban hành
Lệ phí trước bạ = 0.5% x (Diện tích x Giá 01m2 tại bảng giá đất)