Trong tình hình hiện nay, vấn đề thu hồi đất nông nghiệp và bồi thường liên quan đến sự phát triển bền vững của cả cộng đồng và quốc gia. Sự tăng trưởng kinh tế, đô thị hóa và phát triển hạ tầng đang dẫn đến sự cạnh tranh giữa nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp và các mục tiêu phát triển khác. Việc thu hồi đất nông nghiệp đôi khi có thể gây ra những tác động xã hội và kinh tế không mong muốn đối với những người dân sống và làm việc trên đất này. Hãy cùng Tư vấn luật đất đai quy định về mức đền bù khi thu hồi đất nông nghiệp làm khu dân cư tại bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý
Trường hợp nào Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp?
Nhà nước thu hồi đất là một quy trình phức tạp và quan trọng trong quản lý đất đai, nhằm đảm bảo việc sử dụng đất được thực hiện đúng quy định pháp luật và phục vụ cho lợi ích cộng đồng. Quá trình này thường được thực hiện dưới sự giám sát và điều chỉnh của cơ quan chức năng nhằm đảm bảo tính minh bạch và công bằng. Vậy những trường hợp nào Nhà sẽ tiến hành thu hồi đất nông nghiệp?
Khoản 11 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định:
Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai.
Theo đó, Điều 16 Luật Đất đai 2013 quy định các trường hợp Nhà nước thu hồi đất gồm:
– Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;
– Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;
– Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.
Như vậy, Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp làm khu dân cư được xác định là trường hợp thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.
Cụ thể, căn cứ Điều 62 Luật Đất đai 2013, nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trong các trường hợp sau:
– Thực hiện dự án tái định cư, nhà ở cho sinh viên, nhà ở xã hội, nhà ở công vụ;
– Thực hiện dự án xây dựng khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn mới; chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn…
Người sử dụng đất có được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp làm khu dân cư không?
Việc thu hồi đất của người sử dụng đất là một biện pháp quản lý quan trọng được Nhà nước thực hiện để bảo đảm lợi ích quốc gia, quốc phòng – an ninh, và phát triển kinh tế – xã hội bền vững. Quá trình này thường được thực hiện dưới sự giám sát và điều chỉnh của cơ quan chức năng, để đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong việc đối xử với những người bị ảnh hưởng.
Vậy khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp để làm khu dân cư thì người sử dụng đất có được bồi thường theo quy định hay không? Theo quy định tại khoản 1 Điều 75 Luật Đất đai năm 2013 thì người sử dụng đất được Nhà nước bồi thường khi thu hồi đất sẽ phải bảo đảm đầy đủ các điều kiện sau:
– Đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi để sử dụng vào mục đích quốc phòng- an ninh; phát triển kinh tế- xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;
– Đất nông nghiệp thuộc quyền sở hữu của cá nhân, hộ gia đình không phải là đất thuê trả tiền thu đất hàng năm;
– Đất nông nghiệp bị thu hồi đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc đủ điều kiện để được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng chưa được cấp (trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 Luật Đất đai năm 2013);
– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam mà có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định nhưng của Luật này mà chưa được cấp.
Bên cạnh đó, theo quy định tại điểm c và điểm d khoản 3 Điều 62 Luật Đất đai năm 2013 thì khi nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận như: dự án xây dựng công trình phục vụ sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư, dự án tái định cư, dự án xây dựng khu dân cư nông thôn mới,… được xác định là thu hồi đất để phát triển kinh tế- xã hội vì lợi ích quốc gia công cộng.
Như vậy, Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp làm khu dân cư được xác định là việc thu hồi đất để phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế- xã hội vì lợi ích quốc gia công cộng. Do đó, khi thửa đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi đáp ứng đầy đủ các điều kiện được nêu tại khoản 1 Điều 75 Luật Đất đai năm 2013 đã được phân tích trên thì người sử dụng đất sẽ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất bồi thường khi thu hồi.
Mức đền bù khi thu hồi đất nông nghiệp làm khu dân cư
Một trong những lý do quan trọng mà Nhà nước quyết định thu hồi đất là vì lợi ích quốc gia và công cộng. Việc sử dụng đất để triển khai các dự án quốc phòng, hạ tầng, và phát triển kinh tế có thể đòi hỏi sự tập trung và sử dụng hiệu quả các khu vực đất đai cụ thể. Trong những tình huống như vậy, việc thu hồi đất có thể là cách hiệu quả để đảm bảo tài nguyên đất được sử dụng một cách tốt nhất để phục vụ lợi ích quốc gia.
Mức bồi thường khi thu hồi đất nông nghiệp để làm khu dân cư được xác định như sau:
Thứ nhất, người sử dụng đất được bồi thường bằng đất có cùng mục đích sử dụng với đất bị thu hồi hoặc được bồi thường bằng tiền theo quy định tại khoản 1 Điều 74 Luật Đất đai năm 2013:
Nếu người sử dụng đất bị thu hồi đất nông nghiệp khi đáp ứng các điều kiện tại khoản 1 Điều 75 Luật Đất đai năm 2013 thì sẽ được Nhà nước bồi thường bằng đất hoặc bằng tiền theo nguyên tắc này. Đây là một nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất được áp dụng phổ biến hiện nay. Nếu địa phương có quỹ đất cùng mục đích sử dụng với loại đất bị thu hồi thì sẽ bồi thường cho người sử dụng đất bằng đất nông nghiệp. Trong trường hợp địa phương không có đất cùng mục đích để thu hồi thì sẽ bồi thường bằng tiền theo Bảng giá đất mà Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành tại thời điểm có quyết định thu hồi đất.
Theo đó, mức bồi thường trong trường hợp này nếu xác định bằng tiền sẽ là mức gía đất mà Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương quyết định tại thời điểm thu hồi đất. Hiện nay, các địa phương thường ban hành bảng giá đất và áp dụng trong giai đoạn 05 năm một lần.
Thứ hai, người sử dụng đất sẽ được bồi thường về chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi theo uy định tại khoản 1 Điều 76 Luật Đất đai năm 2013:
Các trường hợp không được Nhà nước bồi thường về đất nhưng lại được bồi thường về chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế- xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng được bao gồm:
– Đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất;
– Đất được Nhà nước giao cho tổ chức thuộc trường hợp có thu tiền sử dụng đất nhưng được miễn tiền sử dụng đất;
– Đất được Nhà nước cho thuê trả tiền thuê đất hàng năm; đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê nhưng được miễn tiền thuê đất, trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuê do thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng;
– Đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn;
– Đất nhận khoán để sản xuất nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối.
Các khoản bồi thường về chi phí đầu tư còn lại mà người sử dụng đất đã đầu tư vào đất bao gồm các khoản chi phí được quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 15 tháng 5 năm 2014 Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, cụ thể như sau:
– Chi phí san lấp mặt bằng;
– Chi phí cải tạo làm tăng độ màu mỡ của đất, thau chua rửa mặn, chống sói mòn, xâm thực đối với đất nông nghiệp;
– Chi phí gia cố khả năng chịu lực, chống rung, sụt lún đất đối với đất làm mặt bằng kinh doanh;
– Các chi phí khác (nếu có).
Thứ ba, một số khoản bồi thường khác khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp để làm khu dân cư:
– Bồi thường về vật nuôi, cây trồng trên đất bị thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 90 Luật Đất đai năm 2013:
+ Mức bồi thường cây hàng năm được xác định bằng giá trị sản lượng của vụ thu hoạch;
+ Mức bồi thường cây lâu năm được xác định bằng giá trị hiện có của vường cây theo giá của địa phương quy định tại thời điểm thu hồi đất;
+ Mức bồi thường với cây trồng chưa thu hoạch nhưng có thể di chuyển đến địa đểm khác được xác định là chi phí di chuyển và thiệt hại thực tế xảy ra do di chuyển;
+ Không phải bồi thường đối với vật nuôi là thuỷ sản đã đến thời kỳ thu hoạch;
+ Mức bồi thường đối với vật nuôi là thuỷ sản mà tại thời điểm thu hồi đất chưa đến kỳ thu hoạch được xác định theo quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành tại thời điểm thu hồi. Tiền bồi thường là chi phí về thiệt hại thực tế do phải thu hồi sớm. Nếu có thể di chuyển vật nuôi thì phát sinh chi phí di chuyển và thiệt hại do di chyên gây ra…
– Bồi thường chi phí di chuyển tài sản trên đất khi Nhà nước thu hồi theo quy định tại Đièu 91 Luật Đất đai năm 2013: Mức bồi thường do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định chi phí tháo dỡ, di chuyển, lắp đặt. Trong trường hợp phải di chuyển hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất thì người sử dụng đất bị thu hồi còn được bồi thường đối với thiệt hại khi tháo dỡ, vận chuyển và lắp đặt.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mức đền bù khi thu hồi đất nông nghiệp làm khu dân cư“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tư vấn luật đất đai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn soạn thảo mẫu hợp đồng cho thuê đất làm nhà xưởng. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm:
- Khi nào thì nhà ở xã hội có thể được bán lại năm 2022?
- Đất chưa có Sổ đỏ, bác ruột vẫn có thể tặng cho cháu hay không?
- Mẫu hợp đồng cho mượn nhà ở năm 2022
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ khoản 1 điều 4 Nghị định 01/2017/NĐ-CP; các trường hợp được giao đất không đúng thẩm quyền trước ngày 1/7/2004 có thể được bồi thường khi bị thu hồi đất.
Căn cứ điều 64 luật đất đai 2013; sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm. Là căn cứ để Nhà nước thu hồi đất.
Theo Điều 66 Luật Đất đai 2013 chỉ có UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện mới có thẩm quyền thu hồi đất, UBND cấp xã không có thẩm quyền thu hồi đất.