Chào Luật sư, hiện nay tôi và vợ tôi định mua một căn chung cư gần chỗ làm để tiện đi lại. Tuy nhiên hiện tại căn cư vẫn chưa được cấp sổ hồng. Tôi và vợ tôi vẫn còn phân vân vì không biết có nên mua hay không. Tôi muốn hỏi Mua chung cư chỉ có hợp đồng mua bán có được không? Giá trị của hợp đồng mua bán chung cư hiện nay được quy định như thế nào? Mong luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn về nội dung trên như sau:
Rủi ro khi mua chung cư chưa có sổ hồng thế nào?
Mua chung cư chưa có sổ hồng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bởi theo quy định của pháp luật hiện nay, với căn hộ chung cư, nhà dự án chưa có sổ hồng hoặc sổ đỏ, nếu muốn chuyển nhượng lại cho người khác thì có thể làm hợp đồng ủy quyền quản lý sử dụng – thực chất là hợp đồng chuyển nhượng, sang tên hợp đồng mua bán chung cư. Người nhận chuyển nhượng có thể gặp nhiều rủi ro, ví dụ như sau đó hai bên mua bán mất liên lạc với nhau, người ủy quyền mất năng lực hành vi dân sự hoặc qua đời.
Chưa kể, sau khi ký hợp đồng đặt cọc, nếu muốn bán lại căn hộ đó thì chủ đầu tư dự án vẫn sẽ cho người chủ đầu tiên đứng tên sổ hồng bởi người chủ thứ hai trở đi chỉ được ủy quyền sử dụng căn hộ chứ không có gì để đảm bảo quyền lợi.
Với những dự án chung cư đang trong thời gian cấp sổ hồng, nếu thực hiện mua bán thì sẽ mua bán theo dạng ủy quyền toàn phần. Chủ đầu tư không hỗ trợ xác nhận căn hộ vì đã nộp hồ sơ lên Sở Tài nguyên và Môi trường.
Ngoài ra, nếu không tìm hiểu kỹ, mua “nhầm” căn hộ trong dự án chung cư của những chủ đầu tư kém uy tín, năng lực thì có nguy cơ chậm cấp sổ hồng, thậm chí không có sổ hồng.
Mua chung cư chỉ có hợp đồng mua bán được không?
Giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ chung cư (sổ hồng) là chứng thư pháp lý do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ sở hữu căn hộ chung cư hợp pháp.
Thực tế không phải dự án chung cư nào cũng đủ điều kiện được cấp sổ hồng. Trên thị trường mua bán chung cư hiện nay, có rất nhiều căn hộ chung cư chưa có sổ hồng được chào bán với mức giá thấp hơn so với chung cư đã có sổ hồng. Với những người không dư giả về tài chính, mức giá rẻ luôn được coi là tiết kiệm, kinh tế.
Tuy nhiên, đi kèm lợi thế về giá, mua chung cư chưa có sổ hồng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Căn cứ theo điều 118 Luật Nhà ở năm 2014, một trong những điều kiện mua bán chung cư là phải có Giấy chứng nhận (sổ hồng), trừ trường hợp mua bán chung cư hình thành trong tương lai.
Tuy nhiên, theo Khoản 2 Điều 123 Luật nhà ở 2014, chung cư chưa có sổ hồng vẫn được phép mua bán bằng hình thức chuyển nhượng hợp đồng mua bán chung cư thương mại. Trong đó, người bán bắt buộc phải có biên bản bàn giao căn hộ và hợp đồng mua bán với chủ đầu tư.
Mua bán chung cư có cần công chứng hợp đồng không?
Theo quy định tại Điều 122 Luật Nhà ở năm 2014, trường hợp mua bán nhà ở thương mại trong đó có nhà chung cư phải thực hiện công chứng, chứng thực ngoại trừ các trường hợp sau đây:
– Mua bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước.
– Mua bán nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư.
Những trường hợp ngoại lệ này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ trường hợp các bên có nhu cầu.
Đồng thời, theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 02/2022/NĐ-CP, hợp đồng mua bán căn hộ chung cư phải thực hiện theo mẫu số 01 ban hành kèm phụ lục Nghị định này.
Việc bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua, cho thuê lại bất động sản và chuyển nhượng dự án bất động sản phải lập thành hợp đồng theo mẫu quy định dưới đây:
1. Hợp đồng mua bán, thuê mua căn hộ chung cư quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Trong khi trước đây, quy định cũ tại Điều 6 Nghị định 76/2015/NĐ-CP chỉ đưa ra các loại hợp đồng mẫu và không mang tính chất bắt buộc.
Thủ tục công chứng hợp đồng mua bán chung cư thế nào?
Do hợp đồng mua bán chung cư giữa cá nhân với cá nhân phải được công chứng hoặc chứng thực. Do đó, bài viết hướng dẫn thủ tục công chứng hợp đồng mua bán chung cư như sau:
Hồ sơ chuẩn bị
– Phiếu yêu cầu công chứng (theo mẫu của Văn phòng/Phòng công chứng).
– Giấy tờ tuỳ thân: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/hộ chiếu còn hạn, sổ hộ khẩu, đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, bản án/quyết định ly hôn đã có hiệu lực pháp luật…
– Giấy tờ về quyền sở hữu chung cư: Sổ hồng (nếu chung cư đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở) hoặc biên bản bàn giao hoặc các giấy tờ khác có giá trị tương đương.
– Hợp đồng uỷ quyền (nếu có).
Căn cứ Điều 40, 41 Luật Công chứng năm 2014.
Nơi công chứng
Căn cứ khoản 4 Điều 122 Luật Nhà ở năm 2014, việc công chứng hợp đồng mua bán căn hộ chung cư được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng (Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng).
Lưu ý: Các bên có thể trực tiếp đến trụ sở Phòng/Văn phòng công chứng hoặc yêu cầu Công chứng viên thực hiện công chứng ngoài trụ sở nếu là người già yếu, không thể đi lại được, đang bị tạm giam, tạm giữ, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác (theo Điều 44 Luật Công chứng năm 2014).
Thời gian giải quyết
Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc (nếu phức tạp có thể kéo dài không quá 10 ngày làm việc), Công chứng viên sẽ thực hiện công chứng hợp đồng mua bán chung cư.
Phí, thù lao công chứng
Phí công chứng được tính theo giá trị của tài sản theo Thông tư 257/2016/TT-BTC.
Thông tin liên hệ
Luật sư tư vấn luật đất đai đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mua chung cư chỉ có hợp đồng mua bán được không?” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Tra cứu chỉ giới xây dựng Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Tranh chấp thừa kế nhà đất giải quyết thế nào?
- Đất đang có tranh chấp thì có được đưa vào kinh doanh không?
- Trưởng thôn được từ chối hòa giải tranh chấp khi có yêu cầu hay không?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ định nghĩa về hợp đồng uỷ quyền nêu tại Điều 562 Bộ luật Dân sự năm 2015, có thể thấy, việc uỷ quyền là sự thoả thuận của bên uỷ quyền và bên được uỷ quyền. Hiện nay, chỉ có một số công việc sau đây, luật không cho phép các bên thực hiện uỷ quyền:
– Đăng ký kết hôn theo khoản 1 Điều 18 Luật Hộ tịch năm 2014.
– Ly hôn theo khoản 4 Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
– Xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 theo khoản 2 Điều 46 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009.
– Công chứng di chúc của mình theo Điều 56 Luật Công chứng năm 2014.
Mặc dù uỷ quyền không bắt buộc phải công chứng tuy nhiên, trong thực tế, có rất nhiều trường hợp lừa đảo uỷ quyền vay vốn sau đó không trả và trở thành nợ xấu.
Trong trường hợp này, ngân hàng là bên chịu nhiều rủi ro. Do đó, thông thường ngân hàng sẽ yêu cầu các bên phải công chứng hợp đồng uỷ quyền vay vốn ngân hàng.
Ủy quyền để sử dụng đất hoặc thực hiện các quyền khác của người sử dụng đất khác với chuyển nhượng, nếu trả tiền nhưng chỉ nhận ủy quyền thì sẽ gặp nhiều rủi ro pháp lý. Dưới đây là một số quy định làm rõ cho nhận định trên:
* Bên nhận ủy quyền nhân danh bên ủy quyền để thực hiện công việc ủy quyền
Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng ủy quyền như sau:
“Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”
Như vậy, bản chất của ủy quyền là bên nhận ủy quyền thay mặt bên ủy quyền để thực hiện các quyền của người sử dụng đất như sử dụng, chuyển nhượng, tặng cho và các quyền khác nếu có thỏa thuận.