Xin chào Luật sư, gia đình tôi có thuê một căn nhà nguyên căn nằm tại khu vực Mỹ Đình Hà Nội với hợp đồng thuê là 36 tháng, tính đến nay gia đình tôi đã ở được 32 tháng nhưng vì lí do cá nhân gia đình tôi phải chuyển nhà trước thời hạn hợp đồng. Vậy Luật sư có thể cho tôi biết khi tôi chấm dứt hợp đồng thuê nhà trước thời hạn thì tôi cần làm biên bản hợp đồng thanh lý theo mẫu nào? Và nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà trước thời hạn thì có bị xử lý không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi, cảm ơn Luật sư.
Chào bạn, cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi tư vấn về cho chúng tôi. Biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà được ký khi hợp đồng thuê nhà hết hạn hay khi bên thuê, bên cho thuê thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trước thời hạn. Sau đây mời bạn đọc cùng Tư vấn Luật Đất đai tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này qua bài viết “mẫu thanh lý hợp đồng thuê nhà trước thời hạn 2023“, dưới đây.
Căn cứ pháp lý
- Bộ Luật dân sự 2015
- Luật Đất đai 2013
Biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà là gì?
Biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà là văn bản thỏa thuận nhằm chấm dứt và giải phóng các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng được giao kết. Sau khi hai bên đã xác định, giải quyết xong các quyền và nghĩa vụ có trong hợp đồng và ký kết vào biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà thì việc thuê nhà sẽ được chấm dứt.Về mặt pháp lý, bên thuê và bên cho thuê sẽ không còn bất kỳ liên quan, ràng buộc nào với nhau nữa.
Nếu không ký kết biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà, có thể sẽ gây ra khó khăn khi xảy ra rủi ro, tranh chấp.
Mẫu thanh lý hợp đồng thuê nhà trước thời hạn 2023
Biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà thể hiện hai bên (bên cho thuê và bên thuê) đã hoàn thành nghĩa vụ pháp lý đối với nhau và không phát sinh các tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về sau. Đây là một văn bản pháp lý quan trọng ghi nhận quyền/nghĩa vụ pháp lý liên quan đến tài sản thuê là (nhà đất), cũng là một chứng từ kế toán cần thiết để chứng minh việc chấm dứt hoạt động cho thuê.
Xử lý chủ nhà khi đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 điều 167 Luật đất đai năm 2013 quy định về quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất, cụ thể như sau:
- “a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;
- b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;
- c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;
- d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.”
Theo đó, hợp đồng thuê nhà giữa bên thuê và bên cho thuê không bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chỉ cần hai bên tự thỏa thuận với nhau là được. Tức, nếu hợp đồng thuê nhà giữa bên cho thuê và bên cho thuê đáp ứng điều kiện tại điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì hợp đồng này có hiệu lực:
- “1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
- a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
- b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
- c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
- 2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.”
Trong trường hợp hai bên vi phạm quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự hoặc bên bạn vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng thuê thì bên cho thuê mới có quyền chấm dứt hợp đồng trước thời hạn. Tuy nhiên bên thuê muốn chấm dứt hợp đồng thuê nhà thì cần phải đưa ra những bằng chứng kèm theo để chứng minh việc bên cho thuê đã vi phạm, ví dụ như: yêu cầu bên thuê quyền sử dụng đất chấm dứt ngay việc sử dụng đất không đúng mục đích, huỷ hoại đất hoặc làm giảm sút giá trị sử dụng của đất; nếu bên thuê không chấm dứt ngay hành vi vi phạm thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, yêu cầu bên thuê trả lại đất đang thuê và bồi thường thiệt hại.
Những lưu ý khi thanh lý hợp đồng thuê nhà
Khi thanh lý hợp đồng thuê nhà, cần lưu ý:
- Ghi thông tin cơ bản và chính xác của các bên tham gia thanh lý hợp đồng;
- Nếu thuộc trường hợp thanh lý hợp đồng trước khi hết hạn thì cần ghi rõ lý do chấm dứt hợp đồng;
- Hợp đồng thanh lý có thể công chứng để đảm bảo về tính pháp lý nhưng không bắt buộc;
- Nếu là hợp đồng thanh lý giữa cá nhân và doanh nghiệp thì người ký hợp đồng thanh lý của doanh nghiệp phải là người có thẩm quyền hoặc có giấy ủy quyền ký vào biên bản thanh lý;
- Biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà đính kèm theo hợp đồng thuê nhà đã hết giá trị hiệu lực.
Thông tin liên hệ
Tư vấn Luật Đất đai vừa cung cấp đến bạn đọc những thông tin cần thiết về vấn đề làm biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà trước thời hạn mà bạn quan tâm. Ngoài ra, Tư vấn Luật Đất đai chuyên tư vấn pháp lý, giải quyết các thủ tục pháp lý liên quan đến các vấn đề khác như tra cứu quy hoạch thửa đất,… Bạn đọc hãy liên hệ ngay đến số hotline 0833102102 để đội ngũ Luật sư, chuyên viên tư vấn pháp lý của chúng tôi hỗ trợ bạn đọc giải quyết vấn đề nhanh chóng nhất.
Mời bạn đọc thêm
- Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất mới năm 2022
- Mẫu hợp đồng cho thuê nhà đất mới hiện nay
- Bên thuê chấm dứt hợp đồng thuê nhà trước thời hạn xử lý sao?
Câu hỏi thường gặp
Bên cho thuê nhà (chủ nhà) có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà khi bên thuê có một trong các hành vi sau đây:
– Không trả tiền thuê nhà liên tiếp trong ba tháng trở lên mà không có lý do chính đáng
– Sử dụng nhà không đúng mục đích thuê;
– Cố ý làm nhà hư hỏng nghiêm trọng;
– Sửa chữa, đổi hoặc cho người khác thuê lại toàn bộ hoặc một phần nhà đang thuê mà không có sự đồng ý bằng văn bản của bên cho thuê;
– Làm mất trật tự công cộng nhiều lần và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt bình thường của những người xung quanh;
– Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến vệ sinh môi trường.
Bên thuê nhà có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà khi bên cho thuê có một trong các hành vi sau đây:
– Không sửa chữa nhà khi chất lượng nhà giảm sút nghiêm trọng;
-Tăng giá thuê nhà bất hợp lý.
– Quyền sử dụng nhà ở bị hạn chế do lợi ích của người thứ ba.
Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà phải báo cho bên kia biết trước một tháng, nếu không có thoả thuận khác.
Khi hợp đồng thuê nhà hết hạn thì bắt buộc hai bên sẽ ký biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà. Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà tham khảo trên bài viết. Việc bàn giao đồ đạc và tiền đặt cọc thực hiện theo hợp đồng thuê nhà mà hai bên đã thỏa thuận.
Hợp đồng thuê nhà ở chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
– Thời hạn thuê đã hết; nếu hợp đồng không xác định thời hạn thuê thì hợp đồng chấm dứt sau sáu tháng, kể từ ngày bên cho thuê báo cho bên thuê biết về việc đòi nhà;
– Nhà cho thuê không còn;
– Bên thuê nhà chết và không có ai cùng chung sống;
– Nhà cho thuê phải phá dỡ do bị hư hỏng nặng có nguy cơ sập đổ hoặc do thực hiện quy hoạch xây dựng của Nhà nước.