Mẫu thanh lý hợp đồng thuê mặt bằng năm 2023

12/04/2023 | 10:35 206 lượt xem SEO Tài

Thuê mặt bằng là giao dịch dân sự giữa người cho thuê và người thuê, trong đó người thuê bỏ ra một số tiền để sở hữu co mình một diện tích thường dùng để làm văn phòng, nơi kinh doanh, còn người cho thuê mặt bằng sẽ cho thuê diện tích mặt bằng mình sở hữu và nhận số tiền theo hợp đồng, thỏa thuận cho thuê. Và bên cạnh đó khi muốn chấm dứt các giao dịch quanh việc thuê mặt bằng đó là sự xuất hiện của thanh lý hợp đồng thuê mặt bằng, văn bản thỏa thuận để chấm dứt và giải phóng các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng thuê mặt bằng, chấm dứt việc thuê mặt bằng. Vậy pháp luật quy định ra sao về Mẫu thanh lý hợp đồng thuê mặt bằng?

Bải viết sau, Tư vấn luật đất đai sẽ mang đến những thông tin liên quan đến vấn đè này đến với các bạn.

Căn cứ pháp lý

Luật đất đai năm 2013

Luật nhà năm 2020

Mặt bằng là gì?

Mặt bằng là một thuật ngữ trong xây dựng dùng để chỉ hình chiếu của ngôi nhà lên một mặt phẳng nằm ngang. Khi nhìn vào mặt bằng, chúng ta có thể tưởng tượng được chi tiết không gian bên trong của công trình dưới góc độ nhìn từ trên cao xuống.

Mặt bằng tầng trệt. Bản vẽ mặt bằng thể hiện chi tiết các nội dung như vị trí, kích thước của tường vách ngăn, cửa đi, cửa sổ, cầu thang, cách bố trí phòng, đồ nội thất, đường đi,…

Mặt bằng tổng thể là khái niệm rộng hơn của mặt bằng. Đây là bản vẽ hình chiếu của cả một công trình trên khu đất xây dựng. Bản vẽ này sẽ thể hiện đầy đủ về vị trí của công trình cây xanh và hệ thống giao thông.

Thuê mặt bằng là gì?

Mặt bằng là một diện tích dùng để làm văn phòng hoặc nơi kinh doanh buôn bán. Đó có thể là tầng một của căn nhà mặt phố, có thể một sàn cho thuê ở các dự án chung cư, văn phòng, thương mại. Thuê mặt bằng là việc thuê diện tích để sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định theo hợp đồng, thường là từ 1 năm trở lên.

Nhạy bén với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng thuê mặt bằng văn phòng. Hiện nay, các nhà đầu tư không ngừng rót vốn để cho mọc lên những công trình phục vụ khách hàng thuê văn phòng theo hướng chuyên nghiệp và đẳng cấp. Điều này cũng có lợi cho khách thuê văn phòng bởi không có ai độc quyền về mặt bằng và giá cả. Bạn có thể lựa chọn văn phòng phù hợp với giá cạnh tranh. Tóm lại, thị trường rất nhộn nhịp. Nếu ai chuẩn bị tìm thuê mặt bằng văn phòng thì hãy tìm hiểu trước để có thể tự tin tìm được văn phòng ưng ý.

Mẫu thanh lý hợp đồng thuê mặt bằng

Thế nào là hợp đồng thuê mặt bằng?

Hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh là hợp đồng song vụ được quy định tại Điều 472 Bộ Luật Dân Sự 2015 như sau:

Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê. Hợp đồng thuê nhà ở, hợp đồng thuê nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật nhà ở và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Hợp đồng thuê mặt bằng mang bản chất của hợp đồng thuê tài sản, do đó các quy định chung của pháp luật liên quan đến vấn đề này hầu hết đều được quy định chung ở Bộ luật dân sự 2015 từ Điều 472 đến Điều 482 gồm có giá thuê, thời hạn thuê, giao tài sản, cho thuê lại, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thuê.

Thanh lý hợp đồng thuê mặt bằng là gì?

Biên bản thanh lý hợp đồng thuê mặt bằng là văn bản thỏa thuận nhằm chấm dứt và giải phóng các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng được giao kết.

Sau khi hai bên đã xác định, giải quyết xong các quyền và nghĩa vụ có trong hợp đồng và ký kết vào biên bản thanh lý hợp đồng thuê mặt bằng thì việc thuê mặt bằng sẽ được chấm dứt.

Về mặt pháp lý, bên thuê và bên cho thuê sẽ không còn bất kỳ liên quan, rằng buộc nào với nhau nữa.

Nếu không ký kết biên bản thanh lý hợp đồng thuê mặt bằng, có thể sẽ gây ra khó khăn khi xảy ra rủi ro, tranh chấp.

Mục đích của mẫu thanh lý hợp đồng thuê mặt bằng

Thực chất bước thanh lý hợp đồng là để các bên biết được quyền và nghĩa vụ của mình được thực hiện đến đâu. Có những trách nhiệm nào đã thực hiện, quyền lợi nào đã được nhận và chưa. Những phần đã thực hiện có thể coi như chấm dứt. Còn những phần chưa thực hiện có thể tiếp tục có hiệu lực hoặc đạt một thỏa thuận đền bù nào khác. Các bên sẽ xác định cụ thể trách nhiệm tài sản, hậu quả pháp lý trong quan hệ hợp đồng trong trường hợp thanh lý trước thời hạn.

Trường hợp nào cần sử dụng mẫu thanh lý hợp đồng thuê mặt bằng?

Biên bản thanh lý hợp đồng thuê mặt bằng được sử dụng trong những trường hợp phổ biến như:

Khi chưa hết thời hạn sử dụng mặt bằng theo hợp đồng cho thuê ban đầu. Nhưng bên công ty thuê mặt bằng không có nhu cầu sử dụng mặt bằng này nữa. Có thể là vì nhiều nguyên do khác nhau. Nhưng chỉ cần bạn thông báo bằng văn bản theo đúng thời hạn quy định. Và phía cho thuê cũng đồng ý với quyết định này. Vậy thì hai bên sẽ sử dụng biên bản thanh lý hợp đồng thuê mặt bằng để kết thúc quá trình hợp tác tại đây.

Ngược lại khi phía cho thuê muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn. Lúc đó thì cũng thực hiện các quy trình tương tự. Và biên bản thanh lý hợp đồng được sử dụng để cam kết việc hoàn thành trách nhiệm và quyền lợi của hai bên.

Ý nghĩa pháp lý của việc thanh lý hợp đồng thuê mặt bằng là gì?

Mục đích của việc thanh lý hợp đồng thuê mặt bằng/nhà ở có ý nghĩa pháp lý là hạn chế tranh chấp đối với những phần nghĩa vụ đã hoàn thành sau khi kết thúc hợp đồng thuê. Biên bản thanh lý hợp đồng được bên cho thuê và bên thuê sử dụng như một sự xác nhận lại việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng đã giao kết.

Trong biên bản thanh lý hợp đồng thuê văn phòng/nhà ở sẽ thể hiện những nội dung về việc thực hiện hợp đồng của các bên. Cụ thể là: bên thuê đã thanh toán đủ tiền thuê cho đến thời điểm kết thúc hợp đồng, đã bàn giao lại mặt bằng/nhà ở như yêu cầu đã thỏa thuận, đã bồi thường những hư hại và hao mòn trong quá trình sử dụng…; hoặc bên cho thuê đã thực hiện đúng nghĩa vụ trong quá trình cho thuê, đã hoàn trả tiền đặt cọc… Đồng thời, Bên bản thanh lý còn có thể đề cập việc hai bên còn những quyền và nghĩ vụ gì chưa thực hiện.

Do đó, việc thanh lý hợp đồng thuê mặt bằng/nhà ở có thể xảy ra ngay cả khi nghĩa vụ chưa hoàn thành nếu hai bên chấp nhận thỏa thuận thanh lý. Sau khi đồng ý ký vào biên bản thanh lý hợp đồng, hợp đồng không còn hiệu lực, hai bên từ đó không còn ràng buộc với nhau.

Mẫu thanh lý hợp đồng thuê mặt bằng

Một số lưu ý khi thanh lý hợp đồng thuê mặt bằng

Khi thanh lý hợp đồng thuê mặt bằng, cần lưu ý:

Ghi thông tin cơ bản và chính xác của các bên tham gia thanh lý hợp đồng,

Nếu thuộc trường hợp thanh lý hợp đồng trước khi hết hạn thì cần ghi rõ lý do chấm dứt hợp đồng:

Hợp đồng thanh lý có thể công chứng để đảm bảo về tính pháp lý nhưng không bắt buộc,

Nếu là hợp đồng thanh lý giữa cá nhân và doanh nghiệp thì người ký hợp đồng thanh lý của doanh nghiệp phải là người có thẩm quyền hoặc có giấy ủy quyền ký vào biên bản thanh lý.

Biên bản thanh lý hợp đồng thuê mặt bằng đính kèm theo hợp đồng thuê mặt bằng đã hết giá trị hiệu lực.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Mẫu thanh lý hợp đồng thuê mặt bằng”  Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất…. cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Rủi ro về hợp đồng thuê mặt bằng

Trước tiên, doanh nghiệp cần phải biết về các quy định đối với trụ sở doanh nghiệp. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có). Đồng thời, trụ sở doanh nghiệp không được đặt tại chung cư, nhà tập thể theo quy định của Luật Nhà ở.
Sau khi đã lựa chọn được mặt bằng thuê văn phòng phù hợp, địa chỉ trụ sở đảm bảo các yêu cầu của pháp luật thì doanh nghiệp tiến hành ký kết hợp đồng cho thuê mặt bằng với chủ nhà hoặc chủ đầu tư. Khi tiến hành ký kết hợp đồng cho thuê mặt bằng có thể gặp các rủi ro như sau:
Chủ thể hợp đồng không có khả năng ký kết: có rất nhiều trường hợp cá nhân, tổ chức giả mạo đứng ra ký kết hợp đồng nhưng họ không có thẩm quyền cho thuê mặt bằng đó. Điều này có thể làm hợp đồng vô hiệu, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần xác thực các thông tin, giấy tờ chứng minh về bên cho thuê có đủ thẩm quyền cho thuê;
Hình thức hợp đồng: pháp luật chỉ quy định hợp đồng cho thuê phải lập thành văn bản, tức pháp luật không công nhận hình thức cho thuê bằng miệng. Pháp luật không quy định bắt buộc hợp đồng cho thuê phải công chứng, chứng thực. Do đó, doanh nghiệp có thể ký kết hợp đồng cho thuê với bên cho thuê bằng văn bản, có đầy đủ thông tin về chủ thể, nhà đất, chữ kỹ các bên,… Để tránh các tranh chấp phát sinh sau này, doanh nghiệp nên ghi rõ các thỏa thuận bằng văn bản để làm chứng cứ chứng minh sau này.

Kiểm tra pháp lý của mặt bằng muốn thuê?

Theo Luật Nhà ở 2014, tại điều 91 quy định điều kiện về bất động sản cho thuê phải đáp ứng các yêu cầu như sau:
Có giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở theo quy định của pháp luật
Không có tranh chấp về quyền sở hữu
Không bị kê biên để thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Bảo đảm chất lượng, an toàn cho bên thuê nhà ở, cung cấp điện, nước, vệ sinh môi trường và các điều kiện thiết yếu khác cho người đi thuê.
Bên cạnh đó, Điều 119 luật này cũng quy định, người có quyền cho thuê phải là chủ sở hữu nhà ở hoặc là người đại diện theo quy định của pháp luật về dân sự.
Đồng thời người đó phải có năng lực hành vi dân sự. Cá nhân hay tổ chức cho thuê là người có chức năng kinh doanh nhà ở.