Mẫu đơn tranh chấp đường đi mới năm 2022

17/10/2022 | 14:44 92 lượt xem Thanh Thùy

Chào Luật sư, tôi muốn hỏi hiện nay khi tranh chấp đường đi được giải quyết thế nào? Do nhà tôi ở vùng nông thông nên để đi được ra quốc lộ thì tôi có sử dụng đường đi chung với hàng xóm. Gần đây họ kiếm chuyện và không cho tôi đi ngang con đường đó nữa dù đây là đường đi chung. Trước đây tôi cũng có đóng phí để xây dựng đường này. Giờ tôi làm đơn nộp cho ai để giải quyết tranh chấp đường đi? Mẫu đơn tranh chấp đường đi như thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn. Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:

Nội dung mẫu đơn tranh chấp đường đi

Nội dung mẫu đơn sẽ bao gồm những mục sau đây:

  • Ngày tháng, tiêu ngữ, tên mẫu đơn;
  • Họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, hộ khẩu, chứng minh nhân dân… các thông tin liên lạc cá nhân của các bên;
  • Lý do viết đơn: Đề nghị quý cơ quan giải quyết vấn đề tranh chấp lối đi chung giữa hai gia đình;
  • Trình bày nội dung vụ việc tranh chấp về lối đi chung;
  • Giải trình cụ thể về thửa đất đang được tranh chấp làm lối đi chung: Thửa đất số, loại đất, hạng đất, địa chỉ…
  • Đưa ra các yêu cầu cụ thể: Yêu cầu cơ quan thẩm quyền tiến hành đo đạc lại diện tích và ranh giới thửa đất có tranh chấp, lập biên bản hòa giải tranh chấp lối đi chung giữa hai bên gia đình…
  • Mục liệt kê các tài liệu đính kèm theo: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, biên bản hòa giải, xác nhận của UBND, xác nhận của hàng xóm…
  • Chữ kí xác thực của người làm đơn.
Mẫu đơn tranh chấp đường đi như thế nào?
Mẫu đơn tranh chấp đường đi như thế nào?

Hồ sơ nộp đơn khởi kiện đường đi có những gì?

  • Sổ hộ khẩu người khởi kiện (bản sao y);
  • Chứng minh nhân dân người khởi kiện (bản sao y);
  • Biên bản hòa giải tại UBND xã (nếu thuộc trường hợp bắt buộc phải hòa giải);
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản sao y);
  • Sơ đồ thể hiện vị trí, kích thước phần diện tích thửa đất.
  • Hợp đồng liên quan đến tranh chấp đất đai (bản sao y);
  • Văn bản thể hiện tình trạng hiện tại của bất động sản (hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp tài sản tại ngân hàng… – bản sao y);
  • Di chúc (bản photo hoặc trích lục công chứng).
  • Hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận về việc mở lối đi chung;

Mẫu đơn tranh chấp đường đi như thế nào?

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…….,ngày…..tháng…..năm…….

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

(V/v yêu cầu giải quyết tranh chấp lối đi chung)

Kính gửi: UBND xã (phường, thị trấn)……………

Chúng tôi gồm những ông bà có tên sau đây:

1.Ông (bà): …………………..
Sinh ngày… tháng … năm …… Giới tính: …
Số CMND: ……………………Ngày cấp: ../../…. Nơi cấp:……………
Số điện thoại:………………………………
Địa chỉ thường trú:……………………………………………………

2.Ông (bà): …………………..

Sinh ngày… tháng … năm …… Giới tính: …

Số CMND: ……………………Ngày cấp: ../../…. Nơi cấp:……………

Số điện thoại:………………………………

Địa chỉ thường trú:……………………………………………………

Tôi viết đơn này đề nghị quý cơ quan giải quyết tranh chấp lối đi chung giữa gia đình tôi với gia đình ông (bà):…………….. Địa chỉ:………………..

Nội dung vụ việc như sau:

Gia đình tôi có thửa đất tại thôn……..xã……..được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào ngày   tháng   năm   tờ bản đồ số………tại thửa………… diện tích………….

Tôi đã sử dụng thửa đất từ năm………đến  nay.

Các hộ được phép sử dụng lối đi chung dài … m, rộng … m, cao … m tại địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………….
1. Lối đi chung được hình thành từ phần đất của những người sau đây:
Ông/bà ……………………………, diện tích góp … m2 (dài…m, rộng …m) từ thửa đất số ………

Ông/bà ……………………………, diện tích góp … m2 (dài…m, rộng …m) từ thửa đất số ……….

Ông/bà ……………………………, diện tích góp … m2 (dài…m, rộng …m) từ thửa đất số ……….

Ranh giới của lối đi chung:

Phía Bắc giáp thửa đất:……………………………………………………………………

Phía Nam giáp thửa đất:…………………………………………………………………..

Phía Đông giáp thửa đất:………………………………………………………………….

Phía Tây giáp thửa đất:……………………………………………………………………

2. Diện tích lối đi chung thuộc quyền sở hữu của:……………………………………..
3.Mức đền bù cho chủ sở hữu khi mở lối đi chung: ………………………………….
4. Chuyển quyền sử dụng lối đi chung khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất:

……………………………………………………………………………………………………………….

5. Quyền và nghĩa vụ của các hộ đối với lối đi chung:

………………………………………………………………………………………………………………..

6. Thời hạn sử dụng lối đi chung:………………………………………………………….

Đến nay, các bên không thể thương lượng, hòa giải được với nhau để giải quyết vụ việc tranh chấp về lối đi chung nêu trên. Vì vậy, tôi làm đơn này đề nghị UBND xã…………. tổ chức hòa giải tranh chấp lối đi chung giữa gia đình tôi với gia đình ông/ bà……….. trú tại…………….để giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp nêu trên.

Cụ thể:

  • Yêu cầu UBND xã tiến hành đo đạc lại ranh giới thửa đất để xác định phần đất của các bên.
  • Xác lập lối đi chung thuận tiện và có mức đền bù thỏa đáng với các hộ gia đình có tranh chấp nêu trên.

Kính mong quý cơ quan sớm xem xét giải quyết.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tài liệu gửi kèm:– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất– ……………………..NGƯỜI LÀM ĐƠN(ký và ghi rõ họ tên)

Chấm dứt quyền đối với bất động sản liền kề

Quyền đối với bất động sản liền kề chấm dứt trong trường hợp sau đây:

– Bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền thuộc quyền sở hữu của một người.

– Việc sử dụng, khai thác bất động sản không còn làm phát sinh nhu cầu hưởng quyền.

– Theo thỏa thuận của các bên.

– Trường hợp khác theo quy định của luật.

Khi nào cần làm đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai

  • Khi những tranh chấp đất đai xảy ra dẫn đến quyền và lợi ích hợp pháp về đất bị xâm hại mà không thể tự hòa giải được, các cá nhân, hộ gia đình có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
  • Theo đó, các bên có thể nộp đơn yêu cầu tại UBND cấp xã nơi có đất để hòa giải. Sau đó, nếu vẫn chưa thể hòa giải được, hai bên có thể nộp đơn khởi kiện lên Tòa án có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp.
  • Tuy nhiên, dù nộp đơn tại UBND cấp xã hay Tòa án thì đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai vẫn là một loại giấy tờ bắt buộc phải có trong hồ sơ.

Cách viết đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai

  1. Xác định tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của UBND được xác định tại khoản 3 Điều 203 Luật đất đai 2013.
  2. Ghi rõ họ và tên, nơi cư trú của người đề nghị giải quyết tranh chấp, những người mà người đề nghị cho rằng có liên quan đến vấn đề giải quyết tranh chấp đất đai.
  3. Trình bày nội dung đề nghị giải quyết tranh chấp: lý do, mục đích, tóm tắt vụ việc dẫn đến tranh chấp đất đai (các sự việc diễn ra theo trình tự thời gian, nêu các tranh chấp giữa hai bên liên quan đến khu vực tranh chấp, thửa đất, đường đi bị lấn chiếm,..), yêu cầu giải quyết tranh chấp.
  4. Ký tên và ghi rõ họ tên của người làm đơn cũng như sự xác nhận của chính quyền địa phương.
  5. Trình bày danh mục tài liệu, chứng cứ liên quan đến tranh chấp đất đai kèm theo đơn đề nghị như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ đỏ, sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân,…
Mẫu đơn tranh chấp đường đi như thế nào?
Mẫu đơn tranh chấp đường đi như thế nào?

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về Chia di sản thừa kế là nhà ở như thế nào?”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển đất ao sang đất sổ đỏ; thủ tục mua bán, cho thuê, cho mượn nhà đất khiếu nại, khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai; hợp đồng mua bán nhà đất; đất nông nghiệp chuyển đổi sang đất thổ cư… vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.  Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Thời hạn giải quyết khiếu nại tranh chấp đường đi là bao lâu?

  Lần đầu: không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý; nếu vụ việc phức tạp thì không quá 45 ngày; đối với vùng sâu, vùng xa không quá 45 ngày kể từ ngày thụ lý; nếu vụ việc phức tạp thì không quá 60 ngày.
– Lần hai: không quá 45 ngày kể từ ngày thụ lý; nếu vụ việc phức tạp thì không quá 60 ngày; đối với vùng sâu, vùng xa không quá 60 ngày kể từ ngày thụ lý; nếu vụ việc phức tạp thì không quá 70 ngày.

Thẩm quyền, trình tự thủ tục tranh chấp lối đi chung hiện nay ra sao?

Khoản 2, Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “…nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định”.
Do đó đối với các đất không có lối đi mà không thể thỏa thuận được với nhau về tạo lỗi hay đền bù thì có thể làm đơn khởi kiện tranh chấp lối đi chung tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Hòa giải cơ sở trong giải quyết tranh chấp lối đi chung thế nào?

Theo luật quy định việc giải quyết tranh chấp đất đai phải được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã. Và việc hòa giải chỉ được tiến hành khi có đầy đủ các bên tranh chấp và nếu vắng mặt 2 lần thì được xem là hòa giải không thành.
Nếu hòa giải thành thì căn cứ theo đơn đề nghị giải quyết tranh chấp, mẫu đơn xác nhận lối đi chung và biên bản hòa giải để thực hiện và đây sẽ là căn cứ để sau này các bên không khởi kiện nữa.