Mẫu đơn khiếu nại về đất mới năm nay

30/11/2022 | 09:28 30 lượt xem Lò Chum

Mẫu đơn khiếu nại về đất

Thưa luật sư, tôi có một mảnh đất vườn có diện tích là 1ha, chủ yếu mảnh đất này để trồng cây ăn quả. Ngay cạnh mảnh đất này thì là đất của nhà hàng xóm của nhà tôi cũng để trồng cây ăn quả. Do không có thời gian ở quê trông nom nên cứ thu hoạch nhà tôi mới về thu còn chăm bón thì thuê người. Gần đây thì tôi có thuê bác tôi làm cỏ cho thì bác có nói với tôi là đất nhà tôi bị nhà bên cạnh chiếm vào 5m. Tôi đã về giải quyết và yêu cầu nhà kia trả lại mảnh đất đó cho tôi. Nhưng mà họ nhất quyết không chịu, nên tôi định làm đơn khiếu nại lên chính quyền địa phương. Luật sư có thể tư vấn cho tôi cách để viết đơn khiếu nại đối với trường hợp của nhà tôi? Mẫu đơn khiếu nại về đất đúng theo quy định pháp luật hiện hành như thế nào? Mong luật sư tư vấn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi; để giải đáp thắc mắc của bạn cũng như vấn đề: Mẫu đơn khiếu nại về đất? Cụ thể ra sao Đây chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người để giải đáp thắc mắc đó cũng như trả lời cho câu hỏi ở trên thì hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây của chúng tôi để làm rõ vấn đề nhé!

Căn cứ pháp lý:

Khiếu nại về đất đai là gì?

Khiếu nại đất đai là từ ngữ được sử dụng phổ biến, tuy nhiên pháp luật không quy định thế nào là khiếu nại đất đai.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại 2011 về khái niệm khiếu nại thì khiếu nại đất đai được hiểu như sau:

– Khiếu nại về đất đai là việc người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất theo thủ tục của Luật Khiếu nại đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai của cơ quan hành chính Nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính đó trái pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Người có quyền khiếu nại đất đai là những ai?

Người khiếu nại có thể tự mình thực hiện hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện, cụ thể:

+ Tự mình khiếu nại: Người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất chịu sự tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất thì có quyền tự mình khiếu nại.

+ Người đại diện theo pháp luật của người sử dụng đất thực hiện việc khiếu nại (chỉ áp dụng khi người sử dụng đất là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự).

+ Trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tự mình khiếu nại thì được ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện việc khiếu nại.

+ Uỷ quyền cho luật sư khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Đối tượng khiếu nại hiện nay được quy định thế nào?

Theo khoản 1 Điều 204 Luật Đất đai 2013 đối tượng khiếu nại đất đai là quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai.

Theo thực tiễn quản lý đất đai, những quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai gồm các loại quyết định và hành vi cụ thể sau:

– Quyết định hành chính về quản lý đất đai như:

+ Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;

+ Quyết định bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư;

+ Quyết định cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

+ Quyết định gia hạn thời hạn sử dụng đất.

+ Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai…

– Hành vi hành chính trong quản lý đất đai:

Hành vi hành chính bị khiếu nại là hành vi của cán bộ, công chức khi giải quyết công việc thuộc phạm vi quy định để ban hành các quyết định quản lý hành chính về đất đai với các biểu hiện thường gặp như: Chậm thực hiện, thực hiện không đúng, gây khó dễ cho người sử dụng đất…

Điều kiện khiếu nại đất đai hiện nay là gì?

Để thực hiện quyền khiếu nại đất đai phải có đủ điều kiện sau:

1 – Người khiếu nại tự mình thực hiện thì phải là người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất chịu sự tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại;

Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất như: Người nhận chuyển nhượng (người mua đất) làm thủ tục sang tên nhưng cơ quan có thẩm quyền chậm thực hiện…

2 – Có căn cứ cho rằng quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai trái pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chính mình.

3 – Người khiếu nại phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có người đại diện hợp pháp thực hiện khiếu nại trong trường hợp khiếu nại thông qua người đại diện;

4 – Việc khiếu nại chưa được toà án thụ lý để giải quyết.

5 – Còn thời hiệu, thời hạn khiếu nại hoặc đã hết thời hiệu, thời hạn mà có lý do chính đáng.

6 – Khiếu nại chưa có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai (điều kiện này áp dụng với trường hợp đã có quyết định khiếu nại lần 1 nhưng không đồng ý).

Cách gửi đơn khiếu nại hiện nay ra sao?

Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật Khiếu nại quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Như vậy, có thể hiểu khiếu nại được thực hiện khi quyết định hành chính, hành vi hành chính của cá nhân có thẩm quyền, của cơ quan nhà nước có những căn cứ cho rằng quyết định hay hành vi đó là trái quy định của pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người làm đơn khiếu nại.

Trong đó:

  • Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành để quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.
  • Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.
  • Quyết định kỷ luật là quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng một trong các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của mình theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

Điều 8 Luật Khiếu nại 2011 quy định 02 hình thức khiếu nại là: Khiếu nại bằng đơn; Khiếu nại trực tiếp.

Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày; kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính; hành vi hành chính. Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau; thiên tai; địch họa; đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.

Mẫu đơn khiếu nại về đất theo quy định pháp luật

Mời bạn tham khảo và tải xuống Mẫu đơn khiếu nại về đất dưới đây của chúng tôi:

Cách viết đơn khiếu nại về đất đai năm 2022

1. Tên đơn khiếu nại

Tùy từng quyết định, hành vi hành chính về quản lý đất đai bị khiếu nại mà có cách viết khác nhau:

Ví dụ:

– Khiếu nại quyết định không cho phép chuyển mục đích sử dụng đất Ủy ban nhân dân cấp huyện, sẽ ghi là:

“ĐƠN KHIẾU NẠI về việc không cho phép chuyển mục đích sử dụng đất”

– Khi làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu. Tuy có đủ điều kiện, hồ sơ cấp giấy chứng nhận, thực hiện nghĩa vụ tài chính đầy đủ và có Phiếu tiếp nhận và trả kết quả khi nộp hồ sơ nhưng quá 30 ngày làm việc nhưng Văn phòng đăng ký đất đai không cấp giấy chứng nhận thì sẽ ghi là:

“ĐƠN KHIẾU NẠI Về việc chậm giải quyết thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”

2. Nơi gửi đơn khiếu nại

– Kính gửi: Tên người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai.

– Để biết cụ thể người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai hãy xem tại: Thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai.

3. Nội dung, lý do khiếu nại

– Nêu tóm tắt sự việc xảy ra, ngắn gọn, đủ tình tiết trong đó phải nêu rõ quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai của cơ quan, người có thẩm quyền mà người khiếu nại có căn cứ cho là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

4. Nêu yêu cầu giải quyết khiếu nại:

– Đề nghị thẩm tra, xác minh (có thể giới thiệu tài liệu, chứng cứ, chứng minh).

– Xem xét lại quyết định, hành vi để giải quyết theo đúng quy định của pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, người liên quan đến quyền sử dụng đất.

Thông tin liên hệ

Trên đây là các thông tin của tư vấn luật Đất đai về vấn đề “Mẫu đơn khiếu nại về đất“ theo pháp luật hiện hành. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Ngoài ra nếu bạn đọc có quan tấm đến dịch vụ khác liên quan như tư vấn pháp lý về phí tách sổ đỏ bao nhiêu tiền,… Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Tư vấn luật đất đai qua số hotline:0833.102.102.  Chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai?


Giải quyết khiếu nại lần đầu: người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính.
Giải quyết khiếu nại lần hai: Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu.
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại cụ thể của các chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại được quy định chi tiết từ Điều 17 đến Điều 26 Luật Khiếu nại 2011.
Cơ sở pháp lý: Điều 204 Luật đất đai 2013, Điều 7 Luật khiếu nại 2011.

Quy trình thực hiện khiếu nại về đất đai năm 2022 như thế nào?


Bước 1: Nộp đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp
Bước 2: Thụ lý giải quyết khiếu nại
Bước 3: Xác minh nội dung khiếu nại
Bước 4: Tổ chức đối thoại
Bước 5: Ra quyết định giải quyết khiếu nại
Bước 6: Gửi quyết định giải quyết khiếu nại. Trong trường hợp không đồng ý quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, người khiếu nại có thể gửi đơn khiếu nại lần hai, các bước thực hiện như khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện.
Bước 7: Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại trong trường hợp không.

Ai là người có Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai?

– Chủ tịch UBND các cấp giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính trong lĩnh vực đất đai của mình, của người do mình quản lý trực tiếp;
– Thủ trưởng các cơ quan quản lý đất đai và các cơ quan, đơn vị liên quan khác giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính trong lĩnh vực đất đai của mình hoặc của cán bộ công chức do mình quản lý trực tiếp;
– Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường giải quyết lần đầu đối với khiếu nại quyết định hành chính của mình hoặc của người mình trực tiếp quản lý;