Mẫu biên lai thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp mới năm 2022

16/11/2022 | 09:15 232 lượt xem Thanh Loan

Thuế đất phi nông nghiệp luôn thu hút sự quan tâm của hầu hết mọi người dân Việt Nam bởi đây là loại thuế bắt buộc và thường xuyên được sửa đổi, bổ sung. Vậy đâu là sự thật về cách tính thuế sử dụng đất phi nông nghiệp? Mẫu biên lai thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp mới năm 2022 quy định như thế nào? Chúng tôi sẽ cho bạn biết câu trả lời ngay bài viết sau đây. Hi vọng bài viết hữu ích này đã giải đáp được thắc mắc của bạn và giúp bạn tìm được những giây phút khám phá thú vị!. Ngoài ra, bạn đọc có thể theo dõi Trang Tư vấn luật đất đai của chúng tôi để tìm hiểu thêm các bài viết khác.

Căn cứ pháp lý

  • Thông tư 78/2021/TT-BTC

Thuế đất phi nông nghiệp là gì?

Thuế đất phi nông nghiệp (hay còn được gọi là thuế sử dụng đất phi nông nghiệp) là một loại thuế trực thu được quy định trong Luật Đất đai 2013. Theo đó, các cá nhân hay tổ chức sử dụng loại đất phi nông nghiệp phải thực hiện đóng thuế này theo định kỳ hàng năm. Số tiền nộp thuế sẽ phụ thuộc chủ yếu vào vị trí và diện tích sử dụng đất mà pháp nhân đăng ký với cơ quan thuế.

Pháp nhân sử dụng các loại đất ở, đất sản xuất kinh doanh hay các loại đất phi nông nghiệp khác đề phải đóng thuế đất phi nông nghiệp. 

Mẫu ký hiệu ghi trên biên lai theo quy định mới nhất?

Căn cứ Phụ lục I.B ban hành kèm theo Thông tư 78/2021/TT-BTC ngày 17 tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mẫu ký hiệu ghi trên biên lai như sau:

Ký hiệu mẫu biên lai có 10 ký tự, gồm:

  • 02 ký tự đầu thể hiện loại biên lai (01 là ký hiệu biên lai thu phí, lệ phí không có mệnh giá; 02 là ký hiệu biên lai thu phí, lệ phí có mệnh giá.)
  • 03 ký tự tiếp theo thể hiện tên biên lai (“BLP”).
  • 01 ký tự tiếp theo thể hiện số liên biên lai. Ví dụ: biên lai có 03 liên ký hiệu là “3”.
  • 01 ký tự tiếp theo (dấu “-”) phân cách giữa nhóm ký tự đầu với nhóm 03 ký tự cuối của ký hiệu mẫu biên lai.
  • 03 ký tự cuối là số thứ tự của mẫu trong một loại biên lai.

Ví dụ: Ký hiệu 01BLP2-001 được hiểu là: biên lai thu phí, lệ phí (loại không in sẵn mệnh giá), 02 liên, mẫu thứ 1.

Ký hiệu biên lai gồm 08 ký tự:

  • 02 ký tự đầu là mã tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo hướng dẫn tại Phụ lục I.A và chỉ áp dụng đối với biên lai do Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đặt in để bán cho các cơ quan thu phí, lệ phí.
  • 02 ký tự tiếp theo là nhóm hai trong 20 chữ cái in hoa của bảng chữ cái tiếng Việt bao gồm: A, B, C, D, E, G, H, K, L, M, N, P, Q, R, S, T, U, V, X, Y dùng để phân biệt các ký hiệu biên lai. Đối với biên lai do cơ quan thu phí, lệ phí đặt in, tự in thì 02 ký tự này là 02 ký tự đầu của ký hiệu biên lai.
  • 01 ký tự tiếp theo (dấu “-”) phân cách giữa các ký tự đầu với ba ký tự cuối của biên lai.
  • 02 ký tự tiếp theo thể hiện năm in biên lai. Ví dụ: biên lai in năm 2022 thì ghi là 22.
  • 01 ký tự cuối cùng thể hiện hình thức biên lai. Cụ thể: biên lai thu phí, lệ phí tự in ký hiệu là T; biên lai đặt in ký hiệu là P.

Ví dụ: Ký hiệu 01AA-22P được hiểu là biên lai thu phí, lệ phí do Cục Thuế Thành phố Hà Nội đặt in năm 2022.

Mẫu biên lai thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp mới năm 2022
Mẫu biên lai thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp mới năm 2022

Những địa bàn nào được sử dụng biên lai thuế?

Cục thuế in, khởi tạo và phát hành biên lai thuế Mẫu CTT50 Phụ lục 1C ban hành kèm theo Thông tư này theo hình thức đặt in, tự in, điện tử để sử dụng thu thuế, phí, lệ phí đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh tại địa bàn đáp ứng điều kiện sử dụng biên lai và thu nợ đối với hộ khoán, thu thuế sử dụng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân.

Về tiêu chí xác định địa bàn đáp ứng điều kiện sử dụng biên lai thuế, Bộ Tài chính quy định, căn cứ tình hình thực tế quản lý tại địa bàn chi cục thuế, chi cục thuế khu vực có trách nhiệm xác định và cập nhật danh sách địa bàn đáp ứng điều kiện sử dụng biên lai thuế trình cục thuế phê duyệt.

Những địa bàn được sử dụng biên lai thuế là địa bàn đáp ứng đồng thời 3 điều kiện: không có điểm thu, chưa thực hiện uỷ nhiệm thu thuế và thuộc địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn theo quy định về đơn vị hành chính cấp xã thuộc vùng khó khăn.

Thông tư số 78 cũng nêu rõ, trong quá trình quản lý thuế, phí, lệ phí theo quy định của Luật Quản lý thuế, trường hợp tổ chức có nhu cầu sử dụng các loại chứng từ khác theo quy định tại khoản 2 Điều 30 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP thì tổ chức có văn bản gửi Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) để được chấp thuận, thực hiện.

Đối với tổ chức thu phí, lệ phí sử dụng biên lai điện tử trong trường hợp cần điều chỉnh một số tiêu thức nội dung trên biên lai theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP thì tổ chức có văn bản gửi Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) để được chấp thuận, thực hiện.

Cách tính thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

Cách tính thuế sử dụng đất phi nông nghiệp được quy định rất rõ ràng và cụ thể trong Luật Đất đai 2013. Số tiền thuế phải đóng được thể hiện ở công thức chung:

Số tiền thuế phải nộp (đồng) = Số tiền thuế phát sinh (đồng) – số tiền thuế được miễn/giảm (đồng).

Trong đó các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp như số tiền thuế phát sinh còn được tính bằng công thức khác. Bên cạnh đó, còn có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến số tiền thuế đất phi nông nghiệp phải nộp. Cụ thể như sau:

Giá tính thuế

Giá tính thuế chính là số tiền thuế cụ thể phát sinh khi sử dụng đất phi nông nghiệp. Số tiền này được tính toán cụ thể bằng công thức:

Số tiền thuế phát sinh (đồng) = Diện tích đất tính thuế (m2) * Giá của 1m2 đất (đồng/m2) * Thuế suất đất phi nông nghiệp.

Nhìn vào công thức, ta thấy có các yếu tố chính ảnh hưởng đến số tiền thuế phải nộp như: diện tích đất tính thuế, thuế suất hay giá tính thuế,… Vậy thực hư về chúng như thế nào?

Thuế suất tính thuế đất phi nông nghiệp

Thuế suất thuế đất phi nông nghiệp được tính dựa trên phần trăm diện tích đất sử dụng, có xu hướng lũy tiến theo độ lớn của diện tích này. Vì vậy mà thuế suất tính thuế đất phi nông nghiệp được chia thành nhiều bậc, cụ thể là:

  • Với diện tích đất sử dụng trong hạn mức cho phép, thuế suất áp dụng là 0.03%.
  • Với diện tích đất phi nông nghiệp sử dụng từ 3 lần hạn mức trở xuống, thuế suất sẽ được áp dụng ở mức 0.07%.
  • Với diện tích đất vượt quá 3 lần hạn mức trở lên, thuế suất được áp dụng là 0.15%.

Nhìn chung, càng vượt hạn mức sử dụng cho phép thì thuế suất tính thuế áp dụng càng cao. Bên cạnh đó, hạn mức sử dụng đất còn được quy định phụ thuộc vào từng khu vực địa lý:

  • Khu vực phường: hạn mức tối đa cho phép là 90m2.
  • Khu vực xã giáp đô thị: hạn mức sử dụng đất tối đa là 120m2.
  • Khu vực đồng bằng: hạn mức cho phép là 180m2.
  • Khu vực trung du: áp dụng hạn mức sử dụng đất tối đa là 240m2.
  • Khu vực vùng núi: áp dụng hạn mức cao nhất khi sử dụng đất phi nông nghiệp là 300m2.

Không những vậy, thuế suất tính thuế đất phi nông nghiệp còn được căn cứ dựa trên loại đất mà pháp nhân sử dụng. Cụ thể như sau:

  • Đất dùng trong sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp hoặc các loại đất phi nông nghiệp khác theo quy định sẽ áp dụng mức thuế suất 0.03%.
  • Với loại đất không sử dụng theo mục đích đã đăng ký hoặc sử dụng sai quy định của Nhà nước sẽ phải áp dụng mức thuế suất là 0,15%.
  • Với các loại đất lấn, chiếm sẽ áp dụng mức thuế suất tính thuế sử dụng đất là 0.2%.

Diện tích đất tính thuế

Diện tích đất tính thuế với từng trường hợp đều được quy định cụ thể:

  • Diện tích đất dùng để tính thuế sử dụng đất phi nông nghiệp chủ yếu được dựa vào số liệu ghi nhận trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ).
  • Với trường hợp nhiều pháp nhân sử dụng chung một mảnh đất, diện tích tính thuế sẽ được căn cứ vào diện tích thực tế và mỗi bên đang sử dụng.
  • Nếu như thửa đất do nhiều pháp nhân sử dụng và có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì vẫn ưu tiên áp dụng số liệu diện tích đất ghi nhận trong sổ.

Giá của 1 m2 đất tính thuế

Giá của 1m2 đất tính thuế chủ yếu phụ thuộc vào mục đích sử dụng mà pháp nhân đã đăng ký với cơ quan thuế. Khi tính thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, giá này phải được dựa trên bảng giá đất do UBND tỉnh mà thửa đất đó tọa lạc quy định. Bên cạnh đó, cơ quan này cũng sẽ xác định mục đích sử dụng đất trong chu kỳ 5 năm. Một số lưu ý cụ thể về vấn đề này như sau:

  • Mục đích sử dụng được xác định vào mỗi đầu chu kỳ và sẽ không thay đổi nếu có sự chuyển nhượng hay đổi pháp nhân sở hữu trong suốt khoảng thời gian đó.
  • Trường hợp nhận đất từ Nhà nước (giao đất, thuê đất) hay chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, từ đất sản xuất kinh doanh thành đất ở thì giá sử dụng tính thuế của 1m2 đất sẽ được UBND tỉnh tính toán và áp dụng lại.
  • Với việc đất sử dụng lấn chiếm hoặc không theo mục đích sử dụng thì vẫn áp dụng tính thuế dựa vào mục đích đang sử dụng và tuân theo bảng giá do cơ quan UBND tỉnh đã quy định.

Mẫu biên lai thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp mới năm 2022

Căn cứ Phụ lục I.C ban hành kèm theo Thông tư 78/2021/TT-BTC ngày 17 tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mẫu biên lai thu thuế, phí, lệ phí của cơ quan thuế sử dụng khi thu thuế, phí, lệ phí của cá nhân như sau:

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là các thông tin của Tư vấn luật đất đai về “Mẫu biên lai thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp mới năm 2022” theo pháp luật hiện hành. Ngoài ra nếu bạn đọc quan tâm tới vấn đề như hướng dẫn download mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất theo quy định thì có thể tham khảo và liên hệ tới Tư vấn luật đất đai để được tư vấn, tháo gỡ những khúc mắc một cách nhanh chóng.

Liên hệ hotline: 0833.101.102

Câu hỏi thường gặp

Đối tượng phải đóng thuế sử dụng đất phi nông nghiệp?

Đối tượng chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp được quy định tại Điều 1 Thông tư 153/2011/TT-BTC, cụ thể là:
Đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị.
Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, bao gồm:
Đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh bao gồm đất để xây dựng cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; xây dựng cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ và các công trình khác phục vụ cho sản xuất, kinh doanh;
Đất để khai thác khoáng sản, đất làm mặt bằng chế biến khoáng sản, trừ trường hợp khai thác khoáng sản mà không ảnh hưởng đến lớp đất mặt hoặc mặt đất;
Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm bao gồm đất để khai thác nguyên liệu và đất làm mặt bằng chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm

Thời hạn đóng thuế sử dụng đất phi nông nghiệp?

Nghĩa vụ tài chính của người nộp thuế đất phi nông nghiệp cần phải được thực hiện trong vòng 90 ngày, kể từ khi nhận được giấy thông báo của cơ quan thuế và ký xác nhận. Thời gian đóng thuế được quy định như sau:
Trong 30 ngày đầu: nộp 50% tiền thuế theo thông báo đã ký.
Trong 60 ngày tiếp theo: nộp 50% tiền thuế còn lại và kết thúc đợt nộp thuế.
Chủ sở hữu có thể xin gia hạn nộp thuế bằng cách làm đơn xin nợ tiền thuế và phải được xét duyệt bởi cơ quan thuế.

Đất nghĩa địa có phải đóng thuế sử dụng đất phi nông nghiệp hay không?

Tại Điều 3 Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010 có quy định về những đối tượng không chịu thuế như sau:
Đất phi nông nghiệp sử dụng không vào mục đích kinh doanh bao gồm:
1. Đất sử dụng vào mục đích công cộng bao gồm: đất giao thông, thủy lợi; đất xây dựng công trình văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi ích công cộng; đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất xây dựng công trình công cộng khác theo quy định của Chính phủ;
2. Đất do cơ sở tôn giáo sử dụng;
3. Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa;
Căn cứ theo quy định hiện hành, trong trường hợp của bạn thì đất làm nghĩa địa không phải đóng thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.