Những tình huống, trường hợp liên quan đến đất đai trong thời điểm hiện nay đều là vấn đề được mọi người rất chú ý và quan tâm. Hiện tại, có rất nhiều trường hợp bên mua được hướng dẫn mua bán đất bằng cách lập vi bằng để thay thế cho hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Thuật ngữ “Vi bằng” tuy đã được nghe rất nhiều nhưng vẫn còn những người không hiểu biết về việc lập vi bằng. Vậy, lập vi bằng nhằm chuyển nhượng quyền sử dụng đất có giá trị pháp lý không? Vi bằng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có thể thay thế hợp đồng chuyển nhượng không? Thủ tục lập vi bằng chuyển nhượng quyền sử dụng đất như thế nào?
Để nắm được quy định pháp luật về các vấn đề trên, mời bạn đọc theo dõi bài viết “Lập vi bằng chuyển nhượng quyền sử dụng đất” của Tư vấn luật đất đai.
Căn cứ pháp lý
- Luật Đất đai 2013;
- Nghị định 08/2020/NĐ-CP.
Vi bằng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là gì?
Vi bằng là thuật ngữ được nhiều người dân biết đến, nhất là vi bằng liên quan đến nhà đất. Khoản 3 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định rõ về vi bằng như sau:
“Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.”
Theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật trong phạm vi toàn quốc; trừ các trường hợp quy định tại Điều 37 của Nghị định 08/2020/NĐ-CP.
Giá trị pháp lý của việc lập vi bằng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Khoản 3 Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định:
Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Vi bằng thực chất chỉ là văn bản xác nhận một sự kiện có thật tuy nhiên nó không có giá trị pháp lý như việc công chứng, chứng thực; hoặc xác nhận sao y bản chính. Chính vì vậy:
- Vi bằng không thay thế văn bản công chứng; văn bản chứng thực; văn bản hành chính khác.
- Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Nhiều người lầm tưởng rằng; việc lập vi bằng cho hợp đồng giao dịch liên quan tới đất đai cũng tương tự như công chứng; chứng thực. Do đó nhiều vụ việc lừa đảo, chiếm đoạt tài sản đã xảy ra do sai lầm này.
Tuy nhiên vi bằng không thể thay thế hợp đồng chuyển nhượng có công chứng. Do đó với hợp đồng chuyển nhượng đất; bắt buộc bạn phải ra cơ quan có thẩm quyền để thực hiện công chứng, chứng thực. Điều này nhằm đảm bảo đúng quy định pháp luật; bảo vệ quyền lợi cho các bên.
Tuy không được lập vi bằng để chuyển nhượng nhà đất nhưng Thừa phát lại được lập vi bằng để ghi nhận sự kiện liên quan đến chuyển nhượng nhà đất như sau:
- Xác nhận tình trạng nhà, đất;
- Giao nhận tiền khi chuyển nhượng nhà đất hợp pháp, khi hợp đồng chuyển nhượng đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định;
- Ghi nhận việc đặt cọc.
Lập vi bằng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có thể thay thế hợp đồng chuyển nhượng không?
Căn cứ theo Điểm a, Khoản 3, Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định:
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định bắt buộc phải công chứng, chứng thực.
Căn cứ Khoản 4, Khoản 5 Điều 37 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định các trường hợp không được lập vi bằng , cụ thể:
“4. Xác nhận nội dung, việc ký tên trong hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định thuộc phạm vi hoạt động công chứng, chứng thực; xác nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt; xác nhận chữ ký, bản sao đúng với bản chính.
5. Ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, vi bằng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không thể thay thế hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Thủ tục lập vi bằng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Thừa phát lại phải trực tiếp chứng kiến, lập vi bằng và chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và trước pháp luật về vi bằng do mình lập. Việc ghi nhận sự kiện, hành vi trong vi bằng phải khách quan, trung thực. Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng.
Người yêu cầu phải cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến việc lập vi bằng (nếu có); và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của các thông tin, tài liệu cung cấp.
Khi lập, Thừa phát lại giải thích rõ cho người yêu cầu về giá trị pháp lý của vi bằng. Người yêu cầu phải ký hoặc điểm chỉ vào vi bằng.
Vi bằng phải được Thừa phát lại ký vào từng trang, đóng dấu Văn phòng thừa phát lại và ghi vào sổ vi bằng được lập theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.
Vi bằng phải được gửi cho người yêu cầu và được lưu trữ tại Văn phòng thừa phát lại theo quy định của pháp luật về lưu trữ như đối với văn bản công chứng.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc lập vi bằng, Văn phòng thừa phát lại phải gửi vi bằng, tài liệu chứng minh (nếu có) đến Sở Tư pháp nơi Văn phòng thừa phát lại đặt trụ sở để vào sổ đăng ký. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được vi bằng; Sở Tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng.
Lưu ý: Việc lập vi bằng văn bản chuyển nhượng quyền sử dụng đất dùng làm chứng cứ trong xét xử nhưng không được coi là chứng cứ không phải chứng minh. Do đó, nếu có tranh chấp xảy ra, Tòa án và các cơ quan có thẩm quyền khác sẽ xác định người có quyền sử dụng đất dựa trên tất cả tài liệu, chứng cứ do các bên cung cấp và do cơ quan nhà nước thu thập được.
Có thể bạn quan tâm
- Cách viết đơn khởi kiện tranh chấp đất đai nhanh
- Phí đo đạc tách thửa đất hiện nay là bao nhiêu?
- Quy định tách thửa đất rừng sản xuất năm 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về “Lập vi bằng chuyển nhượng quyền sử dụng đất”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thủ tục mua bán, cho thuê, gia hạn thời gian sử dụng đất nông nghiệp, cho mượn nhà đất khiếu nại, khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai;…
Vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.
Câu hỏi thường gặp
Khoản 1 điều 188 Luật đất đai 2013 quy định người sử dụng đất muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có đủ các điều kiện sau:
Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
Đất không có tranh chấp;
Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
Trong thời hạn sử dụng đất.
Người yêu cầu lập vi bằng phải thỏa thuận bằng văn bản với Trưởng Văn phòng Thừa phát lại về việc lập vi bằng với các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Nội dung vi bằng cần lập;
b) Địa điểm, thời gian lập vi bằng;
c) Chi phí lập vi bằng;
d) Các thỏa thuận khác (nếu có).
Việc cấp bản sao vi bằng do Văn phòng Thừa phát lại đang lưu trữ bản chính vi bằng đó thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc cung cấp hồ sơ vi bằng phục vụ cho việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án liên quan đến việc đã lập vi bằng;
b) Theo yêu cầu của người yêu cầu lập vi bằng, người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến vi bằng đã được lập.