Chào Luật sư tôi muốn hỏi hiện nay lấn chiếm đất mương bị xử lý thế nào? Cạnh nhà tôi có hàng xóm rất khó chịu, chuyên lấn đất của hàng xóm. Hôm qua họ còn lấy đất lấn qua phần mương của tôi. Tôi có thể khởi kiện hành vi lấn chiếm đất mương được hay không? Làm gì khi bị hàng xóm lấn chiếm đất mương? Lấn chiếm đất mương bị xử lý thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:
Lấn, chiếm đất đai là gì?
Căn cứ theo khoản 1, 2 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về hành vi lấn, chiếm đất như sau:
* Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.
* Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép;
– Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép;
– Sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng đất và đã có quyết định thu hồi đất được công bố, tổ chức thực hiện nhưng người sử dụng đất không chấp hành (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp);
– Sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.
Lấn chiếm đất mương bị xử lý thế nào?
Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật này của ông B, bạn có quyền tố cáo hành vi đó đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ vào điều 205 và 208 Luật đất đai:
“Điều 205. Giải quyết tố cáo về đất đai
1. Cá nhân có quyền tố cáo vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai.
2. Việc giải quyết tố cáo vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo.”
“Điều 208. Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai tại địa phương.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời việc chuyển quyền sử dụng đất trái phép, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép; phát hiện, áp dụng biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời việc xây dựng các công trình trên đất lấn, chiếm, đất sử dụng không đúng mục đích ở địa phương và buộc người có hành vi vi phạm khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm.”
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm kiểm tra, xác minh thực địa và hồ sơ kỹ thuật thửa đất để ngăn chặn việc xây dựng trên đất lấn, chiếm. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền ra quyết định xử lý vi phạm hành chính và phạt tiền tối đa là 5.000.000 đồng.
Sở hữu chung của cộng đồng được quy định ra sao?
1. Sở hữu chung của cộng đồng là sở hữu của dòng họ, thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, cộng đồng tôn giáo và cộng đồng dân cư khác đối với tài sản được hình thành theo tập quán, tài sản do các thành viên của cộng đồng cùng nhau đóng góp, quyên góp, được tặng cho chung hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật nhằm mục đích thỏa mãn lợi ích chung hợp pháp của cộng đồng.
2. Các thành viên của cộng đồng cùng quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung theo thỏa thuận hoặc theo tập quán vì lợi ích chung của cộng đồng nhưng không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
3. Tài sản chung của cộng đồng là tài sản chung hợp nhất không phân chia.”
Như vậy, con đường đó là phần đất được Nhà nước giao, làm lối đi chung của cả xóm vì vậy nếu hàng xóm nhà bạn có hành vi lấn, chiếm phần đất đó thì sẽ bị xử phạt hành chính về hành vi lấn, chiếm đất phi nông nghiệp theo quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP:
“4. Trường hợp lấn, chiếm đất phi nông nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
c) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
d) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
đ) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.”
Theo quy định trên thì tùy thuộc vào diện tích đất lấn, chiếm mà mức xử phạt sẽ khác nhau. Theo thông tin bạn cung cấp, phần đất bị lấn, chiếm có số đo là 1.5m*10m, suy ra diện tích đất sẽ là 15m2, quy đổi thành 0.0015 héc ta. Áp vào quy định trên thì mức xử phạt đối với hành vi vi phạm của nhà hàng xóm sẽ từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng căn cứ theo điểm a khoản 4 Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP.
Xử phạt hành chính đối với hành vi lấn, chiếm đất đai
Mức phạt tiền đối với hành vi lấn, chiếm đất phụ thuộc vào loại đất bị lấn chiếm, diện tích, khu vực và đối tượng thực hiện hành vi. Mức xử phạt đối với hành vi này được quy định tại Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, cụ thể:
TT | Diện tích | Mức phạt tiền | Biện pháp khắc phục hậu quả |
Nông thôn | Thành thị | ||
Lấn, chiếm đất chưa sử dụng | – Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm;Trừ 02 trường hợp sau:+ Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất và các trường hợp người đang sử dụng đất vi phạm được tạm thời sử dụng cho đến khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.+ Buộc thực hiện tiếp thủ tục giao đất, thuê đất theo quy định đối với trường hợp sử dụng đất khi chưa thực hiện xong thủ tục giao đất, thuê đất.- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm. | ||
1 | Dưới 0,05 ha | 02 – 03 triệu đồng | Bằng 02 lần mức phạt ở nông thôn nhưng không vượt quá:+ Cá nhân: 500 triệu đồng;+ Tổ chức: 1 tỷ đồng. |
2 | Từ 0,05 đến dưới 0,1 ha | 03 – 05 triệu đồng | |
3 | Từ 0,1 đến dưới 0,5ha | 05 – 15 triệu đồng | |
4 | Từ 0,5 đến dưới 01 ha | 15 – 30 triệu đồng | |
5 | Từ 01 ha trở lên | 30 – 70 triệu đồng | |
Lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất | |||
1 | Dưới 0,05 héc ta | 03 – 05 triệu đồng | Bằng 02 lần mức phạt ở nông thôn nhưng không quá:+ Cá nhân: 500 triệu đồng;+ Tổ chức: 1 tỷ đồng. |
2 | Từ 0,05 đến dưới 0,1 ha | 05 – 10 triệu đồng | |
3 | Từ 0,1 đến dưới 0,5 ha | 10 – 30 triệu đồng | |
4 | Từ 0,5 đến dưới 01 ha | 30 – 50 triệu đồng | |
5 | Từ 01ha trở lên | 50 – 120 triệu đồng | |
Lấn, chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất | |||
1 | Dưới 0,02 ha | 03 – 05 triệu đồng | Bằng 02 lần mức phạt ở nông thôn nhưng không vượt quá:+ Cá nhân: 500 triệu đồng;+ Tổ chức: 1 tỷ đồng. |
2 | Dưới 0,05 héc ta | 05 – 07 triệu đồng | |
3 | Từ 0,05 đến dưới 0,1 ha | 07 – 15 triệu đồng | |
4 | Từ 0,1 đến dưới 0,5 ha | 15 – 40 triệu đồng | |
5 | Từ 0,5 đến dưới 01 ha | 40 – 60 triệu đồng | |
6 | Từ 01ha trở lên | 60 – 150 triệu đồng | |
Lấn, chiếm đất phi nông nghiệp, trừ trường hợp lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình và đất công trình có hành lang bảo vệ, đất trụ sở làm việc và cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức | |||
1 | Dưới 0,05 ha | 10 – 20 triệu đồng | Bằng 02 lần mức phạt ở nông thôn nhưng không vượt quá:+ Cá nhân: 500 triệu đồng;+ Tổ chức: 1 tỷ đồng. |
2 | Từ 0,05 đến dưới 0,1 ha | 20 – 40 triệu đồng | |
3 | Từ 0,1 đến dưới 0,5 ha | 40 – 100 triệu đồng | |
4 | Từ 0,5 đến dưới 01 ha | 100 – 200 triệu đồng | |
5 | Từ 01 ha trở lên | 200 – 500 triệu đồng |
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của tư vấn luật Đất đai về vấn đề “Lấn chiếm đất mương bị xử lý thế nào?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Nếu quý khách có nhu cầu Tư vấn về Đổi tên sổ đỏ, Làm sổ đỏ, chuyển đất ao sang đất sổ đỏ, Xây dựng nhà xưởng trên đất ở nông thôn, xin cấp lại sổ đỏ bị mất, chuyển đất ao sang đất sổ đỏ, Tách sổ đỏ, cấp sổ đỏ lần đầu mất bao nhiêu tiền… của tư vấn luật đất đai, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm:
- Quy định chuyển nhượng đất rừng phòng hộ
- Quy định về thanh tra đất đai hiện nay
- Thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng hiện nay
Câu hỏi thường gặp
Người nào lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Người nào lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.