Nhiều người đặt ra câu hỏi là ” Không sản xuất nông nghiệp có được nhận tặng cho đất nông nghiệp không?” Để biết được câu trả lời hãy cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu qua bài viết dưới đây quy định của pháp luật về tặng cho đất nông nghiệp.
Căn cứ pháp lý
Không sản xuất nông nghiệp có được nhận tặng cho đất nông nghiệp không?
Điều 191. Trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.
2. Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.
4. Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.
Khoản 3 Điều 191 của Luật Đất đai năm 2013 có nêu quy định “Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa” nhằm bảo đảm quyền và lợi ích cho người nông dân.
Ngoài ra, để hạn chế việc mất rừng, đảm bảo hệ sinh thái và môi trường, tại Khoản 4 Điều 191 của Luật Đất đai năm 2013 cũng quy định: “Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó”.
Điều 167 của Luật Đất đai năm 2013 cũng quy định, người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai.
Còn theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 191 của Luật Đất đai thì chỉ hạn chế đối với trường hợp người sử dụng đất nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa; không hạn chế việc nhận quyền sử dụng đất thông qua nhận thừa kế đất trồng lúa từ bố mẹ.
Tặng cho đất bằng miệng khi ly hôn bố mẹ lấy lại nhà và đất có hợp pháp không?
Theo quy định tại Điều 459 Bộ luật dân sự 2015 thì:
Điều 459. Tặng cho bất động sản
1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.
2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013 thì:
3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;
b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;
c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;
d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
Theo đó, việc tặng cho quyền sử dụng đất bắt buộc phải được lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực. Việc tặng cho đất bằng miệng trong trường hợp của bạn chưa là cơ sở để có thể làm thủ tục sang tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất phải chứng thực không?
Tại Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
– Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;
– Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;
– Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;
– Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
Theo đó thì hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất phải được công chứng hoặc chứng thực. Tức là bạn được lựa chọn một trong hai hình thức công chứng hoặc chứng thực.
– Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng,
– Việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
Mời bạn xem thêm
- Thông tư 30/2013/TT-BTNMT quy định về nội dung gì?
- Chủ trọ không sửa chữa gây thiệt hại, sinh viên thuê nhà có phải bồi thường không?
- Mẫu hợp đồng thuê nhà xưởng và kho bãi mới năm 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về “Không sản xuất nông nghiệp có được nhận tặng cho đất nông nghiệp không?”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về thành lập doanh nghiệp; tra mã số thuế cá nhân, xác nhận độc thân;… vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102. Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Điều 188 Luật đất đai 2013 quy định để thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất thì mảnh đất này cần đáp ứng các điều kiện như sau:
+ Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
+ Đất không có tranh chấp;
+ Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
+ Trong thời hạn sử dụng đất.
Căn cứ Điều 44, Điều 45 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, hạn mức chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa được quy định như sau:
Đối với đất trồng cây hàng năm (đất trồng lúa):
+ Không quá 30 héc ta cho mỗi loại đất đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực Đông Nam bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;
+ Không quá 20 héc ta cho mỗi loại đất đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn lại
Phí trước bạ
Theo quy định tại khoản 1 điều 1 Thông tư 34/2013/TT-BTC ngày 28/3/2013 của bộ tài chính sửa đổi. Bổ sung khoản 10 điều 3 chương I của thông tư 124/2011/TT-BTC ngày 31/08/2013 của Bộ tài chính về lệ phí trước bạ như sau:
Thuế thu nhập cá nhân
Căn cứ điểm D khoản 1 điều 3 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013. Của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân. Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân. Và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP cảu Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân.