Thưa luật sư, ở địa phương tôi có để 1 phần đất để có thể làm đường xe tuất lúa có thể đi qua cánh đồng. Thế nhưng do chưa có chi phí nên kế hoạch mở đường vẫn chưa được thực hiện. Mảnh đất đó thì bị các nhà có đất bên cạnh lấn chiếm. Tôi muốn hỏi luật sư là nếu như mà lấn chiếm đất công thì sẽ bị xử phạt như thế nào? Không lấn đất công là gì? Mong luật sư tư vấn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi; để giải đáp thắc mắc của bạn; cũng như vấn đề: Không lấn đất công là gì? Quy định như thế nào? Cụ thể ra sao?; Đây chắc hẳn; là thắc mắc của; rất nhiều người để giải đáp thắc mắc đó cũng như trả lời cho câu hỏi ở trên; thì hãy cùng tham khảo qua; bài viết dưới đây của chúng tôi để làm rõ vấn đề nhé!
Căn cứ pháp lý:
Đất công là gì?
Đất công là đất được sử dụng cho mục đích công cộng như: Làm đường xá, cầu cống, công viên, trường học, bệnh viện,..v.v.. thuộc Mục e Khoản 2 Điều 10 của Luật đất đai năm 2013. Đất công thuộc quyền sở hữu nhà nước, bất cứ một cá nhân hay một tổ chức nào muốn sở hữu thì buộc phải có văn bản hoặc quyết định của nhà nước.
Theo đó, đất công gồm đất giao thông (bao gồm cảng hàng hải, sân bay, hay hệ thống giao thông đường bộ hoặc các công trình giao thông thác…); đất có di tích lịch sử – văn hóa hoặc danh lam thắng cảnh; hoặc đất dùng để sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi giải trí công cộng
Không Lấn chiếm đất công là gì?
- Để trả lời cho câu hỏi lấn chiếm đất công là gì, trước tiên phải hiểu rằng hành vi lấn chiếm đất công bao gồm hành vi lấn đất công và hành vi chiếm đất công. Cụ thể, như sau:
- Hành vi lấn đất công được hiểu là hành vi của người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất của mình để mở rộng diện tích đất sử dụng sang cả phần đất công mà không được các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.
- Còn hành vi chiếm đất công thì được hiểu là hành vi cá nhân, tổ chức tự ý sử dụng đất công mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Ví dụ các hành vi lấn chiếm đất công như hành vi xây dựng lấn chiếm đất công (xây nhà lấn chiếm đất công hoặc xây dựng các công trình khác lấn chiếm đất công)…
Những đặc điểm của đất công
Đất công do UBND sử dụng và quản lý
Theo quy định tại khoản 2 điều 7 Luật đất đai 2013, UBND cấp xã được sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích công ích; được giao đất phi nông nghiệp để sử dụng vào mục đích xây dựng trụ sở UBND, các công trình công cộng phục vụ hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí, chợ, nghĩa trang, nghĩa địa và công trình công cộng khác của địa phương.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 164, khoản 2 Điều 8 và khoản 2 Điều 141 Luật đất đai 2013, UBND cấp xã quản lý đất sử dụng vào mục đích công cộng, đất chưa giao, chưa cho thuê tại địa phương bao gồm đất bãi bồi, ven sông ven biển và đất chưa sử dụng thuộc địa phận xã, phường, thị trấn.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 141 Luật đất đai 2013, UBND cấp huyện quản lý đất bãi bồi ven sông, ven biển thường xuyên được bồi tụ hoặc thường xuyên bị sạt lở.
Theo khoản 2 Điều 164 Luật đất đai 2013, UBND cấp tỉnh quản lý đất chưa sử dụng tại các đảo chưa có người ở thuộc địa phương.
Trường hợp, đất công bị lấn chiếm bởi người dân xây nhà thì phần đất bị lấn chiếm không nằm trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) thì sẽ bị thu hồi.
Đất sử dụng vào mục đích công cộng được coi là đất công
Mục d khoản 2 điều 10 Luật đất đai 2013 quy định:
Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác;”
Đất công ích của xã, phường, thị trấn
Theo quy định tại điều 132 Luật đất đai 2013, quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn do UBND cấp xã nơi có đất quản lý, sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.
Quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích không quá 5% tổng diện tích đất trồng cây hàng năm, cây lâu năm, nuôi trồng thủy sản để phục vụ cho nhu cầu công ích của địa phương.
Nguồn của quỹ đất nông nghiệp là đất nông nghiệp do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trả lại hoặc tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước, đất khai hoang, đất nông nghiệp thu hồi.
Đất công ích sử dụng vào mục đích xây dựng các công trình công cộng của xã, phường, thị trấn. Nếu còn đất cho hộ gia đình, cá nhân thuê để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản theo hình thức đấu giá. Thời hạn sử dụng đất với mỗi lần thuê không quá 5 năm.
Tiền thu được từ việc cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích phải nộp vào ngân sách nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý và chỉ được dùng cho nhu cầu công ích của xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.
Xử phạt hành chính hành vi lấn chiếm đất công
Xử lý lấn chiếm đất công còn tùy thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm mà xử phạt hành chính hay phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong đó, về xử phạt hành chính hành vi lấn chiếm đất công như sau:
- Trước tiên, như đã phân tích trên, đất công bao gồm đất giao thông, đất thủy lợi; đất danh lam thắng cảnh… Đối với từng loại lấn chiếm đất công cụ thể (ví dụ như lấn chiếm đất công là đất giao thông, hay lấn chiếm đất công là đất di tích, danh lam thắng cảnh…) thì hình thức và mức xử phạt sẽ được thực hiện theo quy định pháp luật về xử phạt hành chính trong từng lĩnh vực tương ứng đó (dựa vào khoản 6 Điều 14 Nghị định 91/2019 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai).
- Trong đó, phổ biến thường là hành vi lấn chiếm đất công đối với trường hợp đất công đó là đất giao thông, khi đó, căn cứ vào Nghị định 46/2016 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, quy định cụ thể các trường hợp lấn chiếm đất công và hình thức, cũng như mức xử phạt tương ứng. Ví dụ như, đối với hành vi lấn chiếm đất công là hành vi xây dựng lấn chiếm đất công, xây nhà lấn chiếm đất công, trong đó, đất công ở đây chính là đất giao thông thì bị phạt từ 15 triệu đến 20 triệu đồng (căn cứ vào Điều 12 Nghị định này)
Xử lý hình sự tội lấn chiếm đất công
Ngoài hình thức xử lý hành vi lấn chiếm đất công bằng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính cụ thể như đã nêu trên; thì trong một vài trường hợp nếu hành vi lấn chiếm đất công đó có tính chất và mức độ nguy hiểm đáng kể cho xã hội, đủ yếu tố cấu thành tội phạm được quy định cụ thể trong Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 thì hành vi lấn chiếm đất công này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cụ thể, căn cứ vào Điều 228 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 thì theo đó, có thể hiểu rằng, người nào lấn chiếm đất công, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi lấn chiếm đất công này (như đã phân tích trên); hoặc đã bị kết án về tội vi phạm quy định về sử dụng đất đai, chưa được xóa án tích mà vẫn tiếp tục có hành vi vi phạm lẫn chiếm đất công, thì chịu hình phạt như sau:
- Phạm tội cơ bản (trường hợp phạm tội thông thường): Phạt tiền từ 50 triệu đến 500 triệu hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm; hoặc bị xử phạt tù có thời hạn từ 6 tháng đến 3 năm;
- Phạm tội trong trường hợp lấn chiếm đất công có tổ chức; hoặc phạm tội 2 lần trở lên hoặc lấn chiếm đất công thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm thì bị phạt tiền từ 500 triệu đến 2 tỷ; hoặc bị xử phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.
Người phạm tội này (lấn chiếm đất công) còn có thể phải chịu thêm hình phạt bổ sung, đó là phạt tiền từ 10 triệu đến 50 triệu.
Như vậy, bài viết trên đã cơ bản chỉ ra và phân tích làm rõ cho bạn đọc hành vi lấn chiếm đất công là gì, xử lý lấn chiếm đất công
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về “Không lấn đất công là gì”. Chúng tôi hi vọng rằng kiến thức trên sẽ giúp ích cho bạn đọc và bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Nếu quý khách có nhu cầu Tư vấn đặt cọc đất, chia nhà ở khi ly hôn , Bồi thường thu hồi đất, Đổi tên sổ đỏ, Làm sổ đỏ, Tách sổ đỏ, Giải quyết tranh chấp đất đai, tư vấn luật đất đai…, Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về các vấn đề liên quan đến đất đai vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.
Mời bạn xem thêm:
- Thời hạn chi trả tiền bồi thường cho người có đất thu hồi quy định bao lâu?
- Kinh doanh bất động sản có bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp không?
- Đất đang có tranh chấp thì có được đưa vào kinh doanh không?
Câu hỏi thường gặp:
Lấn đất là việc người đang sử dụng đất tự chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất.
Làm mất khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định là trường hợp sau khi thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a,b,c khoản này mà dẫn đến không sử dụng đất được theo mục đích được Nhà nước giao, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất;
Hình phạt đối với trường hợp này của anh là : Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta; buộc trả lại đất.
Căn cứ Điều 203 Luật đất đai 2013 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Trước hết, việc tranh chấp đất đai giữa gia đình bạn và hàng xóm sẽ được thực hiện hoà giải do UBND xã trong thời hạn 45 ngày. Nếu trong trường hợp không hòa giải được tại UBND xã thì gia đình bạn có quyền nộp đơn lên UBND huyện hoặc khởi kiện tại Toà án.
Như vậy, nếu quá thời hạn nêu trên mà UBND xã không tổ chức hoà giải cho bạn thì bạn hoàn toàn có quyền khiếu nại lần đầu lên UBND xã về hành vi hành chính này của UBND xã, nếu khiếu lại lần đầu mà UBND xã vẫn không giải quyết thì bạn khiếu nại lần 2 lên UBND huyện để được giải quyết.
Tại Điều 12 Luật đất đai 2013 có quy định:
“Điều 12. Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai….
9. Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin về đất đai không chính xác theo quy định của pháp luật.
10. Cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.”
Bên cạnh hành vi lấn chiếm thì nhà bên cạnh còn giả mạo chữ ký của gia đình bạn để làm sổ đỏ. Hành vi này hoàn toàn vi phạm quy định của pháp luật. Hành vi giả mạo chữ ký của người khác là hành vi vi phạm pháp luật và tùy vào từng trường hợp cụ thể mà có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chẳng hạn: Hành vi giả mạo chữ ký của người khác để chiếm đoạt tài sản, tước quyền thừa kế của người khác thì có thể phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; đối với một người có chức vụ, quyền hạn mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để thực hiện hành vi giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn nhằm mục đích trục lợi thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giả mạo trong công tác,…
Đối với trường hợp của bạn, nhà bên cạnh mạo danh chữ ký của bạn để làm sổ đổ đất của nhà mình, nếu để nhằm mục đích chiếm đoạt mảnh đất đó thì có thể bị xử lý hình sự khi có căn cứ xác định hành vi cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng.