Án phí tranh chấp đất đai ai chịu?

29/05/2023 | 10:52 11 lượt xem Gia Vượng

Hiện nay số lượng vụ tranh chấp đất đai ngày càng diễn ra càng nhiều và án phí trong tranh chấp đất đai là một nghĩa vụ mà các bên đương sự khi yêu cầu Tòa giải giải quyết vụ việc tranh chấp đất đai đó sẽ phải đóng. Hiện nay mức án phí được Nhà nước quy định sẽ căn cứ vào cấp xét xử và từng vụ việc tranh chấp cụ thể. Vậy pháp luật quy định về án phí tranh chấp đất đai và mức tạm ứng án phí là bao nhiêu? Và án phí tranh chấp đất đai ai chịu? Hãy cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu tại nội dung bài viết sau:

Căn cứ pháp lý

Tranh chấp đất đai là gì?

Hiện nay các vụ việc về tranh chấp đất đai diễn ra rất nhiều và phổ biến, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu tranh chấp đất đai là vụ việc tranh chấp như thế nào? Chi tiết nội dung này được quy định tại Khoản 24 Điều 3 Luật đất đai năm 2013 về khái niệm tranh chấp đất đai như sau:

“Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.”

Tranh chấp đất đai hiện nay đang là dạng tranh chấp rất phổ biến và phức tạp vì giá trị đất ngày càng lên cao, sự xảy ra tranh chấp ngày càng nhiều.

Một số loại tranh chấp đất đai thường xảy ra như sau: 

* Tranh chấp về quyền sử dụng đất: 

– Tranh chấp giữa những người sử dụng đất liền kề về ranh giới giữa các thửa đất, cụ thể là tranh chấp về ranh giới thửa đất liền kề, tranh chấp ranh giới về lối đi chung… Loại tranh chấp này thường là một cá nhân, hộ gia đình có đất lấn chiếm ranh giới đất sang phía bên gia đình hàng xóm còn lại, thậm chí là chiếm luôn một phần diện tích đất.

– Tranh chấp đòi lại thửa đất thuộc quyền sử dụng của mình: tranh chấp này hiện nay đang xảy ra khá phổ biến. Đây là dạng tranh chấp đòi lại quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất có nguồn gốc trước đây là của mình khai hoang hoặc Nhà nước giao cho sử dụng bằng giấy tờ viết tay mà nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau họ không còn quản lý, sử dụng nữa mà do một đối tượng khác đang quản lý nên xảy ra tranh chấp. Về bản chất, khi giải quyết tranh chấp này Tòa án phải xác định quyền sử dụng đất thuộc về ai. Tranh chấp này không áp dụng thời hiệu khởi kiện.

* Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất: 

Bản chất của tranh chấp trong trường hợp này là tranh chấp về hợp đồng dân sự. Cụ thể về loại tranh chấp này như sau: tranh chấp yêu cầu thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng; tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu; công nhận hiệu lực của hợp đồng…

* Tranh chấp liên quan đến đất:

Cụ thể là dạng tranh chấp liên quan đến thừa kế đất đai đai hay tranh chấp khi vợ chồng ly hôn:

– Tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn: hai vợ chồng ly hôn không tự thỏa thuận được về mặt tài sản là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất nên phải đưa ra Tòa án để tiến hành giải quyết tranh chấp.

Án phí tranh chấp đất đai ai chịu?

– Tranh chấp về quyền thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất: Đây là dạng tranh chấp do người có tài sản là đất đai chết để lại mà không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp, người thừa kế phân chia di sản theo pháp luật mà không thỏa thuận được nên phải khởi kiện ra Tòa để phân chia thừa kế

Án phí tranh chấp đất đai và mức tạm ứng án phí

Án phí có thể được hiếu theo nghĩa rộng, bao gồm nhiều khoản chỉ phí khác nhau phát sinh và tăng lên trong suốt quá trình tổ tụng, từ khi thụ lý đến sau khi có bản án, quyết định giải quyết vụ án của Tòa án. Những khoản chỉ phí này do các đương sự chịu theo quy định của pháp luật thể hiện trong quyết định của cơ quan có thẩm quyền xét xử là Tòa án. Vậy quy định về Án phí tranh chấp đất đai và mức tạm ứng án phí như thế nào? Chi tiết như sau:

Căn cứ theo khoản 2 Điều 27 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, đối với tranh chấp về quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được xác định như sau:

– Trường hợp tranh chấp về quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất mà Tòa án không xem xét giá trị, chỉ xem xét quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất của ai thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án không có giá ngạch

– Trường hợp tranh chấp về quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất mà Tòa án phải xác định giá trị của tài sản hoặc xác định quyền sở hữu quyền sử dụng đất theo phần thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như trường hợp vụ án có giá ngạch đối với phần giá trị mà mình được hưởng

Căn cứ Điều 7 và Danh mục án phí, lệ phí Tòa án ban hành kèm theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, mức tạm ứng án phí và án phí sơ thẩm đối với vụ án có giá ngạch tính như sau:

– Từ 6.000.000 đồng trở xuống thì mức án phí phải nộp cho Tòa là 300.000 đồng

– Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng thì mức án phí là 5% giá trị tài sản có tranh chấp

– Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng mức án phí là 20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng

– Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng thì mức án phí là 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng

– Tài sản có giá trị từ 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng thì mức án phí phải nộp là 72.000.000.000.000 đồng thì mức án phí là 112.000.000 đồng + 0.1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.

Án phí tranh chấp đất đai ai chịu?

Việc thu án phí, lệ phí phản ánh đúng bản chất của vụ việc dân sự, đồng thời có ý nghĩa rất lớn đối với giải quyết vụ việc dân sự. Mặt khác, cũng góp phần bảo đảm thực hiện được chính sách tài chính của Nhà nước. Vậy khi xảy ra tranh chấp đất đai, ai là người sẽ phải đóng án phí này?

Căn cứ tại Điều 25 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 thì nghĩa vụ nộp tiền án phí dân sự sơ thẩm được quy định như sau:

– Đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí sơ thẩm.

– Bị đơn phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm trong trường hợp toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn được Tòa án chấp nhận.

– Nguyên đơn phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm trong trường hợp toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn không được Tòa án chấp nhận.

– Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với phần yêu cầu không được Tòa án chấp nhận. Bị đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với phần yêu cầu của nguyên đơn đối với bị đơn được Tòa án chấp nhận.

– Bị đơn có yêu cầu phản tố phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với phần yêu cầu phản tố không được Tòa án chấp nhận. Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo phần yêu cầu phản tố của bị đơn được Tòa án chấp nhận.

– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo phần yêu cầu độc lập không được Tòa án chấp nhận. Người có nghĩa vụ đối với yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo phần yêu cầu độc lập được Tòa án chấp nhận.

Thời hạn nộp tạm ứng án phí tranh chấp đất đai

Căn cứ theo quy định tại Điều 195 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 nêu rõ về việc thụ lý vụ án, cụ thể như sau:

“1. Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.

2. Thẩm phán dự tính số tiền tạm ứng án phí, ghi vào giấy báo và giao cho người khởi kiện để họ nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.

3. Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.

4. Trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo”

Như vậy thời hạn nộp án phí theo quy định của Luật là trong vòng 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí. Sau đó, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.

Nếu trường hợp quá thời hạn 07 ngày nộp tạm ứng án phí, Thẩm phán sẽ trả lại đơn khởi kiện, trừ trường hợp có trở ngại khách quan, sự kiện bất khả kháng làm căn cứ giải trình.

Thông tin liên hệ:

Tư vấn luật đất đai đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Án phí tranh chấp đất đai ai chịu?“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về bố mẹ tách sổ đỏ cho con. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Khởi kiện tranh chấp đất đai cần chuẩn bị hồ sơ gì?

Căn cứ khoản 2 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, người khởi kiện cần chuẩn bị hồ sơ khởi kiện gồm các giấy tờ sau:
Đơn khởi kiện theo mẫu.
Biên bản hòa giải không thành có chứng nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất có chữ ký của các bên tranh chấp.
Một số loại giấy tờ của người khởi kiện như: Sổ hộ khẩu, Chứng minh thư nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng.
Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

Thẩm quyền hòa giải tranh chấp đất đai thuộc cơ quan nào?

Luật đất đai 2013 quy định cụ thể về thẩm quyền hòa giải tranh chấp đất đai với những nội dung chính sau:
Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với UBMTTQ Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì UBND cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

Khởi kiện tranh chấp đất đai cần đáp ứng điều kiện gì?

– Người khởi kiện có quyền khởi kiện;
– Thuộc thẩm quyền của Tòa án theo loại việc;
– Tranh chấp chưa được giải quyết;
– Phải được hòa giải tại UBND cấp xã.