Theo quy định của pháp luật người có quyền sử dụng đất sẽ có quyền tặng cho quyền sử dụng đất cho người khác. Nhưng trong một số trường hợp nhất định sẽ có một số cá nhân sẽ không được nhận tặng cho quyền sử dụng đất hoặc chỉ được tặng cho quyền sử dụng đất khi đạt những điều kiện nhất định. Vậy thì khi nào thì cá nhân không được nhận tặng, cho quyền sử dụng đất? Để có thể cung cấp cho các bạn thông tin về việc khi nào thì cá nhân không được nhận tặng cho quyền sử dụng đất? Tư vấn luật đất đai mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Điều kiện tặng cho quyền sử dụng đất tại Việt Nam
Theo quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013; thì người sử dụng đất được thực hiện các quyền tặng cho quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
- Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186; và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật Đất đai ;
- Đất không có tranh chấp;
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
- Trong thời hạn sử dụng đất.
Lưu ý:
– Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 188; người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê; cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật Đất đai.
– Việc chuyển nhượng phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai; và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.
Khi nào thì cá nhân không được nhận tặng, cho quyền sử dụng đất?
Trong quan hệ tặng cho bất động sản, ai cũng có thể dễ dàng nhận biết được ngay hai chủ thể chính và duy nhất là bên tặng cho và bên nhận tặng cho bất động sản. Tuy nhiên, không phải đối tượng nào cũng được nhận mà được điều chỉnh bởi luật pháp. Cho nên, bạn cần lưu ý về các trường hợp được nhận và không được nhận tặng cho.
Đối tượng được nhận tặng cho quyền sử dụng đất
Pháp luật hiện hành chỉ có quy định chung của người sử dụng đất, mà chưa có quy định riêng về điều kiện của người được nhận quyền sử dụng đất.
Tuy nhiên, thông qua quy định tại một số điều như Điều 174, Điều 179, Điều 186 Luật đất đai 2013, có thể xác định các chủ thể được nhận tặng cho bất động sản có thể là Nhà nước, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư, tổ chức (trong nước) và người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Các đối tượng được ghi nhận trong các trường hợp cụ thể:
- Đối với Nhà nước là đại diện sở hữu, thực hiện quản lý thống nhất toàn bộ đất đai của cả nước; do vậy Nhà nước là chủ thể đặc biệt có quyền nhận tặng cho bất động sản từ các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức kinh tế hay người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quyền mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
- Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư (là cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, phum, sóc và các điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ) được nhận quyền sử dụng đất thông qua nhận tặng cho bất động sản của tổ chức kinh tế, hộ gia đình và cá nhân khác tặng cho bất động sản để xây dựng các công trình phục vụ lợi ích chung của cộng đồng, xây dựng nhà tình nghĩa gắn liền với quyền sử dụng đất.
- Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc trường hợp: Người về đầu tư lâu dài có nhu cầu nhà ở trong thời gian đầu tư tại Việt Nam; Người có công đóng góp với đất nước; Những nhà hoạt động văn hóa, nhà khoa học có nhu cầu về hoạt động thường xuyên tại Việt Nam, nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước; Người có nhu cầu về sống ổn định tại Việt Nam; Các đối tượng khác theo quy định của Ủy ban thường vụ Quốc hội, thì được nhận quyền sử dụng đất thông qua việc nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất.
Đối tượng không được nhận tặng cho quyền sử dụng đất
Bên cạnh các đối tượng được nhận tặng cho bất động sản, Điều 191 Luật đất đai 2013 quy định 04 trường hợp không cho phép (cấm) nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất. Như vậy, các bên liên quan trong hợp đồng tặng cho cần ghi nhớ thêm về các đối tượng không được nhận tặng cho bất động sản sau đây:
Trường hợp 1: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.
Trường hợp 2: Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Trường hợp 3: Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.
Trường hợp 4: Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất nhà ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực phòng hộ, rừng đặc dụng đó.
Do vậy, trước khi quyết định sang tên đất, quyền sử dụng đất bạn phải tìm hiểu rõ về các loại đất và xem xét bên kia có đủ điều kiện để nhận chuyển nhượng đất đó hay không.
Loại thuế phí phải đóng khi được tặng cho đất?
Thuế thu nhập cá nhân
Các trường hợp được miễn thuế căn cứ vào Khoản 4 Điều 4 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007:
Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.
Vì vậy, trường hợp nhận tặng cho từ bác ruột thì vẫn phải đóng thuế bình thường. Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thừa kế, quà tặng được áp dụng theo Biểu thuế toàn phần với thuế suất là 10%.
Lệ phí trước bạ
Mức thu lệ phí trước bạ theo tỷ lệ (%) đối với nhà đất là 0,5%
Mời bạn xem thêm:
- Cho thuê đất có phải làm hợp đồng công chứng không?
- Khách bán đất bị lỗ thì người môi giới có được hưởng thù lao không?
- Đại sứ quán có được nhà nước giao đất để xây dựng trụ sở làm việc không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về “Khi nào thì cá nhân không được nhận tặng, cho quyền sử dụng đất?”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về thành lập doanh nghiệp; tra mã số thuế cá nhân, xác nhận độc thân;… vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102. Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Việc tặng cho quyền sử dụng đất của bố mẹ sang cho con phải lập thành hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất ( Nội dung hợp đồng do hai bên tự thỏa thuận) có công chứng chứng thực theo quy định của Pháp luật đất đai.
Theo quy định tại 167 Luật đất đai 2013 thì “Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực”.
Để ghi nhận việc tặng cho quyền sử dụng đất từ bố mẹ cho con là hợp pháp
Để làm căn cứ để sang tên quyền sử dụng đất từ bố mẹ sang con
Để giao dịch tặng cho quyền sử dụng đất từ bố mẹ cho con không bị vô hiệu theo quy định của pháp luật dân sự
Điều 191. Trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.
2. Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.
4. Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.