Thưa luật sư, tôi có một mảnh đất được địa phương chia cho. Và theo kế hoạch sử dụng đất hàng năm của địa phương chúng tôi sẽ phải trồng cây thông. tôi muốn hỏi luật sư là nếu mà mình muốn trồng cây khác có được không? Kế hoạch sử dụng đất hàng năm là gì? Pháp luật quy định ra sao về vấn đề này? Nội dung cụ thể về Kế hoạch sử dụng đất hàng năm ra sao? Mong luật sư tư vấn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi; để giải đáp thắc mắc của bạn; cũng như vấn đề: Kế hoạch sử dụng đất hàng năm là gì? Quy định như thế nào? Cụ thể ra sao?; Đây chắc hẳn; là thắc mắc của; rất nhiều người để giải đáp thắc mắc đó cũng như trả lời cho câu hỏi ở trên; thì hãy cùng tham khảo qua; bài viết dưới đây của chúng tôi để làm rõ vấn đề nhé!
Căn cứ pháp lý
Khái niệm của kế hoạch sử dụng đất hằng năm là gì?
Theo từ điển tiếng Việt 2009 của Nhà xuất bản Đà Nẵng thì kế hoạch là: “ toàn bộ những điều vạch ra có hệ thống và cụ thể về cách thức, trình tự, thời hạn tiến hành những công việc dự định làm trong một thời gian nhất định”.
Tại khoản 3 điều 3 của Luật Đất Đai 2013 các nhà làm luật đã đưa ra khái niệm kế hoạch sử dụng đất đó là:
“ Kế hoạch sử dụng đất là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất đai theo thời gian để thực hiện trong kì quy hoạch sử dụng đất”
Như vậy, kế hoạch sử dụng đất là cơ sở để cụ thể hóa và chi tiết hóa quy hoạch sử dụng đất, đồng thời nó là cơ sở để đánh giá và thực hiện việc xây dựng quy hoạch trong thực tiễn.
Kế hoạch sử dụng đất hàng năm được quy định như thế nào?
Nguyên tắc lập kế hoạch sử dụng đất hằng năm
Việc lập kế hoạch sử dụng đất cần đảm bảo 04 nhóm nguyên tắc sau:
Việc lập kế hoạch sử dụng đất cần phải phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cùng cấp đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Đối với kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh phải phù hợp với phương án phân bổ, khoanh vùng đất đai trong quy hoạch tỉnh.
Bên cạnh đó, kế hoạch sử dụng đất cần phải có các phương án sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả, khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh.
Cần phải có sự thống nhất giữa kế hoạch sử dụng đất của ngành, lĩnh vực, địa phương với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt.
Kì quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất hằng năm
Đây là những khái niệm mới, lần đầu tiên được quy định tại Điều 24 Luật đất đai năm 2003 và tiếp tục được thể hiện tại Điều 37 Luật đất đai năm 2013.
Kì quy hoạch, kì kế hoạch sử dụng đất là lượng thời gian vật chất mà mỗi cấp chính quyền, từ trung ương cho đến từng địa phương xây dựng chiến lược từ tổng thể đến chi tiết để thực hiện các nội dung quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đại.
Lượng thời gian vật chất đó không thể quá ngắn cũng không quá dài, vì xét về mặt tổng thể, thời gian quá ngắn sẽ chưa thể hiện đầy đủ ý tưởng xây dựng quy hoạch của người xây dựng chính sách, nếu dài quá sẽ dẫn tới quy hoạch không mang tính khả thi và xa rời cuộc sống.
Vì vậy, kì quy hoạch sử dụng đất là mười năm và kì kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh và kì kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh là năm năm ứng với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội trong một chu kì mười năm và năm năm để thực hiện kế hoạch đó đối với cả nước và tất cả các địa phương.
Khoản 2 Điều 37 xác định kì kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập hàng năm để đáp ứng các nhu cầu sử dụng đất của người dân và doanh nghiệp trong ngắn hạn.
Tuy nhiên, dưới góc độ khác, nhiều người sử dụng đất, đặc biệt là các doanh nghiệp tỏ ra băn khoăn trước việc các kì quy hoạch được xác định với thời gian không dài, trong khi đó việc giao đất hoặc thuê đất có thể đến 50 năm.
Do đó, có thể việc giao đất với một thời gian vật chất gấp 5 lần kì quy hoạch và gấp 10 lần kì kế hoạch sử dụng đất dẫn tới những thay đổi về kì quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sẽ ảnh hưởng tới quá trình đầu tư kinh doanh làm ăn lâu dài của người sử dụng đất.
Vì vậy, nếu trong kì quy hoạch đã giao đất cho doanh nghiệp để tổ chức sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp đã xây dựng chiến lược kinh doanh trong thời gian dài nhưng sau đó, ở một giai đoạn nào đó kì quy hoạch mới lại xác định đất đang sử dụng của doanh nghiệp không còn cho mục đích sản xuất kinh doanh, mà được quy hoạch đất khu dân cư ổn định lâu dài.
Cho nên, ở góc độ nào đó, kì quy hoạch tuy là 10 năm song định hướng có thể rất lâu dài để đảm bảo thời gian vật chất của việc giao đất, cho thuê đất đối với các chủ thể sử dụng đất.
Từ lí do đó nên hiểu kì quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất không những lượng hoá thời gian cho một tổng thể phát triển kinh tế-xã hội mà còn thể hiện tính liên tục và tính kế tiếp trong việc xây dựng chiến lược khai thác sử dụng đất đai.
Qua đó, người sử dụng đất hoàn toàn an tâm trước các kì quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Nhà nước.
Lập kế hoạch sử dụng đất hằng năm
Bảo đảm cho quy hoạch, kế hoạch hoá đất đai được thống nhất trong cả nước, Luật đất đai năm 2013 quy định một cơ chế mới về lập, xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo hướng xác định rõ nhiệm vụ của từng cấp lập quy hoạch, không giao việc lập quy hoạch cho chính quyền phường, thị trấn cũng như đối với những xã thuộc khu vực phát triển đô thị.
Nhằm gắn việc quản lí, sử dụng với việc lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai đồng thời có tính đến tính đặc thù của đất quốc phòng và an ninh, Điều 42 Luật đất đai năm 2013 xác định cụ thể là:
– Chính phủ tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai trong cả nước trình Quốc hội quyết định;
– UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong địa phương mình trình hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua trước khi trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt;
– UBND cấp huyện lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp của mình.
Như vậy, Luật đất đai năm 2013 không cho phép UBND các phường, thị trấn được phép lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đại mà tập trung thẩm quyền này cho cơ quan hành chính cấp trên để quy về một mối trong việc lập quy hoạch và nâng cao tính khả thi của các quy hoạch trừ trường hợp đối với các xã thuộc khu vực không phát triển đô thị;
– Bộ quốc phòng và Bộ công an có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của ngành mình đảm bảo phù hợp giữ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương phù hợp với quy hoạch vùng lãnh thổ đã được xác định về mặt nguyên tắc trong Luật đất đai.
– Cơ quan quản lý đất đai ở trung ương và địa phương giúp Chính phủ và UBND các cấp trong việc lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất.
Như vậy, lập quy hoạch bao giờ cũng là thẩm quyền và trách nhiệm trong tổ chức của cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở theo phân cấp, trừ đất sử dụng cho mục đích quốc phòng và an ninh với đặc thù riêng thì phân cấp cho Bộ quốc phòng và Bộ công an.
Các cơ quan chuyên môn triệt để tuân thủ các quy trình quy phạm để giúp Chính phủ và UBND các cấp trong việc lập quy hoạch sử dụng đất từ cấp quốc gia đến cấp địa phương.
Thẩm quyền quyết định, phê duyệt và điều chỉnh, kế hoạch sử dụng đất đai
Xét duyệt vừa là thực hiện quyền quản lí đối với đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đồng thời làm cho quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất của cấp dưới hợp lí, phù hợp với nhau và phù hợp với quy hoạch, kế hoạch chung.
Khác với lập, thẩm quyền quyết định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai là đảm bảo hiệu lực pháp lí cho việc thực hiện các quy hoạch, kế hoạch đó.
Cho nên quyết định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bao giờ cũng thuộc thẩm quyền của cơ quan cấp trên cấp lập quy hoạch.
Cụ thể, Điều 45 Luật đất đai năm 2013 quy định:
– Quốc hội quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia do Chính phủ trình;
– Chính phủ phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của UBND cấp tỉnh, kế hoạch sử dụng đất đai 5 năm, kế hoạch điều chỉnh, bổ sung hàng năm của từng tỉnh đồng thời phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh của Bộ quốc phòng và Bộ công an;
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bao giờ cũng phải công khai minh bạch và dựa trên các căn cứ pháp lí nhất định, trên cơ sở phế duyệt của chính phủ, UBND cấp có thẩm quyền.
Càng công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bao nhiêu thì người sử dụng đất càng có cơ hội tiếp cận thông tin về đất đai, xây dựng chiến lược kinh doanh khi sử dụng đất.
Nếu không công khai, không được phê duyệt đúng cấp có thẩm quyền thì dẫn tới sự tuỳ tiện trong xây dựng quy hoạch và thực hiện quy hoạch.
Do đó, Những trở ngại không đáng có đó dẫn đến sự của quyền từ phía cơ quan nhà nước, sự lạm dụng thông tin quy hoạch của một số người để trục lợi và người dân do không được thông tin về quy hoạch nên vi phạm quy hoạch đã được phê duyệt và gây cản trở cho việc thực hiện quy hoạch.
Do đó, khoản 1 Điều 48 Luật đất đai khẳng định: các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất dù ở cấp nào thì sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt, điều chỉnh phê duyệt thì phải công bố công khai và xác định luôn trách nhiệm của từng cấp, của Bộ tài nguyên và môi trường trong việc công khai hoá các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Việc công khai hoá này thực hiện trong suốt kì quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Bởi vậy, điểm a khoản 3 Điều 48 Luật đất đai năm 2013 quy định các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong vòng 30 ngày, kể từ khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất – UBND cấp tỉnh trình hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh trước khi trình Chính phủ phê duyệt.
– UBND cấp huyện trình hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp mình trước khi trình uỷ ban nhân cấp tỉnh phê duyệt.
– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai thì có thẩm quyền cho phép bổ sung, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch đó.
Với cơ chế như trên, quá trình xây dựng, lập, quyết định, phê duyệt quy hoạch vừa tập trung thống nhất từ trung ương đến địa phương, vừa phân công, phân nhiệm rõ ràng giữa cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước và thẩm quyền chuyên môn của cơ quan tài nguyên và môi trường.
Thực hiện kế hoạch sử dụng đất hằng năm
Các quy định của pháp luật về nguyên tắc, căn cứ, quy trình về lập, xét duyệt quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai là cơ sở quan trọng để hiện thực hoá quy hoạch và kế hoạch.
Tuy nhiên, thực hiện quy hoạch là vấn đề hiện đang được cả xã hội rất quan tâm. Từ diễn đàn Quốc hội đến nhiều người dân, chúng ta nghe được những ý kiến xung quanh “quy hoạch treo” ở nhiều dự án và ở nhiều địa phương.
Điều đó có thể hiểu là, các quy hoạch được xây dựng đã nhiều năm nhưng đi vào thực hiện thì không có tính khả thi.
Nguyên nhân của tình trạng trên có thể lí giải ở các khía cạnh khác nhau song dưới góc độ quy hoạch thì đó là khi xây dựng quy hoạch chúng ta chưa tính toán đầy đủ các điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, hiện trạng sử dụng đất và khả năng thực tế nguồn vốn trong nước và vốn vay để thực thi quy hoạch.
Các ý tưởng quy hoạch nhiều khi thể hiện quan điểm chủ quan của người làm quy hoạch mà chưa thể hiện được chiến lược tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, quan điểm của người dân góp ý cho các chiến lược đó chưa được lưu tâm một cách đầy đủ.
Vì vậy, nhiều dự án bị phá sản do thiếu vốn, thiếu lòng tin ở người dân, không thuyết phục được người bị thu hồi đất để bàn giao mặt bằng cho Nhà nước thực hiện các dự án đầu tư.
Để không lặp lại những khiếm khuyết đã qua trong việc thực hiện quy hoạch, Luật đất đai năm 2013 đã thể hiện sự chỉ đạo sát sao của các cơ quan công quyền trong việc thực thi quy hoạch.
Điều 49 Luật đất đai năm 2013 giao cho Chính phủ chỉ đạo và kiểm tra quá trình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai trong phạm vi cả nước, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh chỉ đạo việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch của UBND cấp dưới.
Với cơ chế này đã ràng buộc các cấp chính quyền vào cuộc trong chỉ đạo và thực hiện quy hoạch, nhanh chóng phát hiện các biểu hiện vi phạm về quy hoạch để xử lí, ngăn chặn kịp thời các hành vi sử dụng đất trái với quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.
Đối với người sử dụng đất có diện tích đất nằm trong quy hoạch nhưng chưa thực hiện việc thu hồi đất thì họ vẫn tiếp tục sử dụng đất theo mục đích đã được xác định như trước khi công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Quyền lợi của người sử dụng đất trong trường hợp Nhà nước thu hồi đất được Nhà nước bảo hộ thông qua việc bồi thường và hỗ trợ.
Nhà nước nghiêm cấm mọi hành vi tự ý xây dựng, đầu tư kinh doanh bất động sản trong khu vực bị thu hồi đất để thực hiện quy hoạch, nếu có nhu cầu cải tạo sửa chữa nhà ở, công trình thì phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đối với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của những dự án, công trình mà sau nhiều năm không thực hiện hoặc không thể thực hiện được thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xét duyệt quy hoạch phải có quan điểm, ý kiến rõ ràng về tương lai của những quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đó, tránh tình trạng “quy hoạch treo”.
Người chịu tác động lớn nhất chính là người dân nằm trong vùng quy hoạch. Vì vậy, khoản 3 Điều 49 Luật đất đai năm 2013 xác định rõ:
Đối với diện tích ghi trong kế hoạch sử dụng đất đã được công bố phải thu hồi đất thực hiện dự án, công trình hoặc phải chuyển mục đích sử dụng đất mà sau ba năm không được thực hiện theo kế hoạch thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải thực hiện quyền điều chỉnh hoặc huỷ bỏ quy hoạch đồng thời công bố cho người sử dụng đất biết.
Những quy định trên góp phần khắc phục tình trạng quy hoạch không mang tính khả thi ở nhiều địa phương, trả lại cho người sử dụng đất niềm tin vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Nhà nước.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về “Kế hoạch sử dụng đất hàng năm là gì”. Chúng tôi hi vọng rằng kiến thức trên sẽ giúp ích cho bạn đọc và bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Nếu quý khách có nhu cầu Tư vấn đặt cọc đất, chia đất khi ly hôn , Bồi thường thu hồi đất, Đổi tên sổ đỏ, Làm sổ đỏ, Tách sổ đỏ, Giải quyết tranh chấp đất đai, tư vấn luật đất đai…, Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về các vấn đề liên quan đến đất đai vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.
Mời bạn xem thêm:
- Thời hạn chi trả tiền bồi thường cho người có đất thu hồi quy định bao lâu?
- Kinh doanh bất động sản có bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp không?
- Đất đang có tranh chấp thì có được đưa vào kinh doanh không?
Câu hỏi thường gặp:
Khi bàn về quy hoạch sử dụng đất có nhiều định nghĩa khác nhau của các nhà khoa học, do họ nhìn nhận quy hoạch sử dụng đất ở những khía cạnh khác nhau hoặc cách diễn đạt khác nhau. Xét về mặt thuật ngữ, quy hoạch nói chung được hiểu là sự bố trí sắp xếp toàn bộ theo một trình tự hợp lý trong từng thời gian, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch dài hạn. Theo đó:
– Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế – xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định.
– Kế hoạch sử dụng đất là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời gian để thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất.
Quy hoạch bao giờ cũng gắn liền với kế hoạch hoá đất đai. Bởi vì kế hoạch hoá đất đai chính là việc xác định các biện pháp, thời gian để sử dụng đất theo quy hoạch. Do vậy, trong một số trường hợp, quy hoạch hoá đất đai đã bao hàm cả kế hoạch hoá đất đai.
Thời kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là lượng thời gian vật chất mà mỗi cấp chính quyền từ trung ương cho tới từng địa phương xây dựng chiến lược từ tổng thể đến chi tiết để thực hiện các nội dung quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai.
Căn cứ tại Điều 37, Luật đất đai năm 2013 sửa đổi tại Khoản 1 điều 6 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 số 35/2018/QH14 ngày 20/11/2014, thời kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được như sau:
Thời kì quy hoạch sử dụng đất là 10 năm, tầm nhìn của quy hoạch sử dụng đất quốc gia là từ 30 năm đến 50 năm và cấp huyện là từ 20 năm đến 30 năm.
Thời kì kế hoạch sử dụng đất quốc gia, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng và kế hoạch sử dụng đất an ninh là 05 năm còn kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập hàng năm.
Sở dĩ có quy định như vậy bởi vì việc sử dụng đất quốc gia, sử dụng đất cấp tỉnh, đất quốc phòng và việc sử dụng đất an ninh diễn ra trên vùng diện tích rộng, liên quan đến cộng đồng dân cư lớn, hoặc liên quan đến các công trình mang tính đặc thù trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước đối với đất quốc phòng, an ninh. Do vậy lập kế hoạch hàng năm là điều không khả thi và rất khó thực hiện. Còn kế hoạch sử dụng đất cấp huyện chỉ liên quan tới một bộ phận dân cư không lớn, do vậy, việc lập kế hoạch hàng năm là hoàn toàn khả thi.