Hướng xử lý tranh chấp đất đai khi một bên vắng mặt tại phiên toà

11/07/2022 | 17:12 59 lượt xem Thanh Loan

Tranh chấp đất đai có thể được giải quyết thông qua hòa giải tại địa phương hoặc đưa ra tòa án để giải quyết. Có nhiều câu hỏi đặt ra rằng nếu một bên vắng mặt trong quá trình giải quyết thì có được không? Trong nội dung bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu hướng xử lý tranh chấp đất đai khi một bên vắng mặt tại phiên toà.

Căn cứ pháp lý

Những tranh chấp liên quan đến đất đai thường gặp

Căn cứ quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013: “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”

Chủ yếu có 3 dạng về tranh chấp đất đai như sau:

Thứ nhất, tranh chấp về quyền sử dụng đất

Tranh chấp đất đai về quyền sử dụng đất là những tranh chấp giữa các bên với nhau về việc ai có quyền sử dụng hợp pháp đối với một mảnh đất nào đó? Trong dạng tranh chấp này, thường gặp các loại tranh chấp về ranh giới đất; tranh chấp về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong các quan hệ ly hôn, thừa kế; tranh chấp đòi lại đất (đất đã cho người khác mượn sử dụng mà không trả lại, hoặc tranh chấp giữa người dân tộc thiểu số với người đi xây dựng vùng kinh tế mới…); tranh chấp về quyền sử dụng đất có liên quan đến tranh chấp về địa giới hành chính.

Thứ hai, tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất

Dạng tranh chấp này thường xảy ra khi các chủ thể có những giao dịch dân sự về quyền sử dụng đất như tranh chấp về quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng chuyển nhượng, cho thuê quyền sử dụng đất hoặc các tranh chấp liên quan đến việc bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất…

Thứ ba, tranh chấp về mục đích sử dụng đất

Đây là dạng tranh chấp ít gặp hơn, những tranh chấp này liên quan đến việc xác định mục đích sử dụng đất là gì?Thông thường những tranh chấp này có cơ sở để giải quyết vì trong quá trình phân bổ đất đai cho các chủ thể sử dụng, Nhà nước đã xác định mục đích sử dụng đất thông qua quy hoạch sử dụng đất. Tranh chấp chủ yếu do người sử dụng đất sử dụng sai mục đích so với khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.

Hướng xử lý tranh chấp đất đai khi một bên vắng mặt tại phiên toà
Hướng xử lý tranh chấp đất đai khi một bên vắng mặt tại phiên toà

Hòa giải tranh chấp đất đai khi một bên vắng mặt

Theo quy định của pháp luật hiện hành tại Điều 202 Luật Đất đai 2013:

  • Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
  • Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình;
  • Trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác.
  • Thủ tục hòa giải tranh chấp vắng mặt một bên tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
  • Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã.
  • Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

Bên cạnh đó, trong trường hợp giải quyết tranh chấp đất đai một bên vắng mặt đến lần thứ 2 trong buổi hòa giải được UBND Xã tổ chức thì xem như là hòa giải không thành căn cứ theo quy định tại Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP:

  • Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt.
  • Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành.

Như vậy, khi một bên không tham gia hòa giải thì xem như hòa giải không thành. Trong trường hợp đó xem như đã thực hiện xong thủ tục hòa giải, đủ điều kiện để khởi kiện vụ án theo quy định tại Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP.

Trường hợp hoà giải vắng mặt đến lần thứ 2

Bên cạnh đó, trong trường hợp giải quyết tranh chấp đất đai một bên vắng mặt đến lần thứ 2 trong buổi hòa giải được UBND Xã tổ chức thì xem như là hòa giải không thành căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP:

  • Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt.
  • Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành.

Như vậy, khi một bên không tham gia hòa giải thì xem như hòa giải không thành. Trong trường hợp đó xem như đã thực hiện xong thủ tục hòa giải; đủ điều kiện để khởi kiện vụ án theo quy định tại Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP.

Giải quyết tranh chấp đất đai bằng việc khởi kiện tại Tòa án Nhân dân

Sau khi đã tiến hành hòa giải và hòa giải không thành, người có yêu cầu có thể khởi kiện tại tòa án nhân dân có thẩm quyền để giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật.

Đối với trường hợp bị đơn vẫn cố tình vắng mặt thì tòa án vẫn giải quyết vụ án bình thường theo quy định của pháp luật vì theo quy định của pháp luật. Tòa án chỉ đình chỉ giải quyết vụ án khi triệu tập 2 lần mà nguyên đơn vẫn không có mặt.

Thủ tục khởi kiện giải quyết vụ án được thực hiện như sau:

  • Nộp đơn khởi kiện tại tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết;
  • Tòa án thụ lý, giải quyết vụ án;
  • Tòa án xét xử sơ thẩm;
  • Tòa án xét xử phúc thẩm (nếu có)

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về “Hướng xử lý tranh chấp đất đai khi một bên vắng mặt tại phiên toà”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về thành lập doanh nghiệp; tra mã số thuế cá nhân, xác nhận độc thân;… vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.  Hoặc qua các kênh sau:

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Điều kiện khởi kiện tranh chấp đất đai ra Tòa án?

Người khởi kiện có quyền khởi kiện;
Thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án;
Tranh chấp chưa được giải quyết;
Phải được hòa giải tại UBND cấp xã.

Các trường hợp tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án?

Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận hoặc các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013;
Tranh chấp tài sản gắn liền với đất;
Tranh chấp hợp đồng giao dịch quyền sử dụng đất;
Tranh chấp đất đai mà đương sự không có giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 mà đương sự lựa chọn khởi kiện tại tòa án.

Thời hạn giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án

Thời hạn giải quyết tranh chấp đất đai
Căn cứ Điều 191 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về thủ tục nhận và xử lý đơn khởi kiện, theo đó:
Tòa án qua bộ phận tiếp nhận đơn phải nhận đơn khởi kiện do người khởi kiện nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính và phải ghi vào sổ nhận đơn; trường hợp Tòa án nhận đơn khởi kiện được gửi bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án in ra bản giấy và phải ghi vào sổ nhận đơn.
Khi nhận đơn khởi kiện nộp trực tiếp, Tòa án có trách nhiệm cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện. Đối với trường hợp nhận đơn qua dịch vụ bưu chính thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, Tòa án phải gửi thông báo nhận đơn cho người khởi kiện. Trường hợp nhận đơn khởi kiện bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án phải thông báo ngay việc nhận đơn cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).