Để hạn chế những rủi ro không đáng có khi thực hiện mua bán nhà đất hay khi thực hiện các giao dịch dân sự khác liên quan đến đất đai, người dân có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp thông tin về thửa đất liên quan đến giao dịch đó theo quy định của pháp luật hoặc có thể tự tra thông tin dữ liệu đất đai trên hệ thống. Vậy, tra cứu hay yêu cầu cung cấp thông tin về dữ liệu đất đai như thế nào? Tư vấn luật đất đai xin Hướng dẫn tra cứu, cung cấp thông tin dữ liệu đất đai qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Tra cứu thông tin đất đai là gì?
Theo Điều 3 Luật đất đai 2013 đã đưa ra định nghĩa về hệ thống thông tin đất đai cụ thể như sau: “Hệ thống thông tin đất đai là hệ thống tổng hợp các yếu tố hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, phần mềm, dữ liệu và quy trình, thủ tục được xây dựng để thu thập, lưu trữ, cập nhật, xử lý, phân tích, tổng hợp và truy xuất thông tin đất đai.”
Theo từ điển tiếng Việt thì tra cứu là việc tìm tòi qua tài liệu, sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng để có được những thông tin cần thiết: ví dụ như tra cứu hồ sơ, tra cứu các tài liệu để xác minh…
Từ những trình bày trên, có thể hiểu tra cứu thông tin đất đai là việc tìm tòi qua tài liệu, sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng… để có được những tổng hợp các yếu tố hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, phần mềm, dữ liệu và quy trình, thủ tục được xây dựng để thu thập, lưu trữ, cập nhật, xử lý, phân tích, tổng hợp và truy xuất thông tin đất đai.
Thông qua thông tin đất đai mà việc khai thác, chia sẻ các thông tin đất đai giữa các cơ quan và các bên liên quan như cơ quan thuế, công chứng, ngân hàng, cơ quan thanh tra, điều tra, tư pháp để thực hiện các nhiệm vụ chuyên ngành, đặc biệt là những thông tin liên quan đến nguồn gốc sử dụng đất, giá đất và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đảm bảo tính bền vững và quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn rất nhiều, cho thấy những hiệu quả lâu dài đối với hoạt động quản lý đất đai của các cơ quan chức năng.
Để nắm rõ hơn về cách tra cứu và yêu cầu cung cấp thông tin dữ liệu đất đai, Hãy theo dõi phần tiếp theo của bài viết Hướng dẫn tra cứu, cung cấp thông tin dữ liệu đất đai năm 2022 nhé.
Hướng dẫn tra cứu thông tin dữ liệu đất đai
Cách tra cứu thông tin đất trực tiếp
Theo Thông tư 34/2014/TT-BTNMT, người dân có quyền khai thác hệ thống thông tin đất đai do Nhà nước cung cấp thông qua phiếu yêu cầu.
Cách tra cứu số thửa đất đai trực tiếp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền là cách thức chính xác nhất, được nhiều người áp dụng. Độ tin tưởng khi tra cứu trực tiếp sẽ đảm bảo đúng 100%.
Tuy nhiên, nhược điểm của cách thức này sẽ mất nhiều thời gian. Vì cần có sự hợp tác của người bán cũng như phải thực hiện các thủ tục hành chính. Trường hợp chủ thửa đất không muốn công khai thông tin, không hợp tác bạn sẽ khó lòng mà tra cứu được và đặc biệt thủ tục cung cấp thông tin sẽ mất phí.
Các bước tra cứu thông tin thửa đất trực tiếp:
Bước 1: Điền phiếu yêu cầu/văn bản yêu cầu cung cấp thông tin đất đai
Bước 2: Nộp phiếu yêu cầu hoặc gửi văn bản yêu cầu đến Văn phòng đăng ký đất đai thuộc sở Tài Nguyên và Môi trường hoặc UBND cấp xã.
Bước 3: Tiếp nhận yêu cầu: khi nhận được yêu cầu từ cá nhân tổ chức, cơ quan công chức sẽ tiếp nhận, xử lý và thông báo nghĩa vụ tài chính cho người yêu cầu. Trường hợp từ chối cung cấp thông tin sẽ phải trả lời bằng văn bản có nêu rõ lý do.
Bước 4: Trả kết quả: Nếu phiếu, văn bản yêu cầu được tiếp nhận trước 15 giờ thì thông tin sẽ được cung cấp ngay trong ngày. Trong trường hợp nhận sau 15 giờ thì kết quả sẽ được cung cấp vào ngày làm việc tiếp theo.
– Chi phí phải trả để được cung cấp thông tin do cơ quan cung cấp quy định bao gồm:
+ Phí khai thác và sử dụng tài liệu;
+ Phí in ấn, sao chụp;
+ Chi phí gửi tài liệu (nếu có).
Tra cứu thông tin đất online
Trước đây, khi muốn tra cứu số thửa đất, quyền sở hữu và các thông tin khác người dân sẽ phải đến trực tiếp UBND quận, huyện nơi cư trú gặp cán bộ chuyên trách để tìm hiểu thông tin và giải đáp các thắc mắc.
Hiện nay, thay vì phải tốn thời gian, công sức di chuyển và làm đủ loại thủ tục người dân có thể dễ dàng tra cứu dữ liệu đất đai trên Internet hoặc phần mềm tra cứu thông tin đất đai.
Hiện tại, một số thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Đồng Nai,… đã cung cấp website và app tra cứu thông tin số thửa đất, quyền sử dụng đất,… Với các tỉnh thành khác, hệ thống hiện chưa được phát triển, hãy lưu ý nhé!
Chẳng hạn, các bước tra cứu thông tin thửa đất tại Hồ Chí Minh như sau:
Bước 1: Truy cập website: https://thongtinquyhoach.hochiminhcity.gov.vn/
Bước 2: nhấp vào hình kính lúp tìm kiếm và lựa chọn loại điền thông tin phù hợp.
Bước 3: Điền đầy đủ thông tin và bấm vào tìm kiếm.
Tra cứu thông tin đất qua phần mềm tra cứu thông tin đất đai
Chỉ với một chiếc điện thoại thông minh có kết nối internet khách hàng có thể dễ dàng tra cứu thông tin đất đai chỉ với vài thao tác. Nhanh chóng, tiện dụng không tốn công sức di chuyển, chờ đợi so với cách tra cứu trực tiếp, tra cứu bằng phần mềm hay ứng dụng là giải pháp hoàn hảo cho cuộc sống số hiện nay.
Bước 1: Tải phần mềm “Quy hoạch sử dụng đất TP Hà Nội” về máy.
Bước 2: Khởi động ứng dụng vừa tải về và tra cứu bằng một trong 3 cách sau:
– Tra cứu bằng GPS: Bật dịch vụ định vị trên điện thoại. Khởi động ứng dụng > Chọn Bản đồ quy hoạch > Chọn biểu tượng định vị góc dưới màn hình để xem quy hoạch chi tiết tại vị trí bạn đang đứng.
– Tra cứu bằng tọa độ: Chọn vào biểu tượng tìm kiếm (kính lúp) ngay góc trái màn hình > Nhập vào dãy tọa độ như theo hướng dẫn.
– Tra cứu bằng số tờ, thửa: Chọn biểu tượng kính lúp > chọn nhập số tờ, thửa > Tìm kiếm.
Trình tự thực hiện thủ tục yêu cầu cung cấp thông tin đất đai
Theo khoản 4 Điều 28 Luật Đất đai 2013 quy định cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong quản lý, sử dụng đất đai có trách nhiệm tạo điều kiện, cung cấp thông tin về đất đai cho tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Theo đó, căn cứ điều 12 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT, thủ tục yêu cầu cung cấp thông tin đất đai được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác dữ liệu đất đai nộp phiếu yêu cầu hoặc gửi văn bản yêu cầu đến văn phòng đăng ký đất đai (văn phòng đăng ký đất đai được tổ chức thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường cấp tỉnh và có các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai ở các huyện) hoặc UBND cấp xã.
Phiếu yêu cầu hoặc văn bản yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai theo Mẫu số 01/PYC được ban hành kèm theo Thông tư 34/2014/TT-BTNMT.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
- Tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có nhu cầu khai thác dữ liệu đất đai nộp phiếu yêu cầu hoặc gửi văn bản yêu cầu đến tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại Sở Tài nguyên và Môi trường ; Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông của cấp huyện hoặc cấp xã.
- Cán bộ tiếp nhận kiểm tra hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp phiếu yêu cầu thiếu hoặc không hợp lệ thì Cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người nộp hồ sơ bổ sung, làm lại cho kịp thời.
Bước 3: Giải quyết yêu cầu
- Khi nhận được phiếu yêu cầu, văn bản yêu cầu hợp lệ của tổ chức, cá nhân, cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện việc cung cấp dữ liệu cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu khai thác dữ liệu. Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai tiếp nhận, xử lý và thông báo nghĩa vụ tài chính (trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính) cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp từ chối cung cấp dữ liệu thì phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do;
- Sau khi tổ chức, cá nhân thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện cung cấp dữ liệu đất đai theo yêu cầu. Đối với các trường hợp khai thác dữ liệu cần phải tổng hợp, xử lý trước khi cung cấp cho tổ chức, cá nhân thì phải thực hiện bằng hình thức hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự giữa cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai và tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác dữ liệu.
Bước 4: Trả kết quả
- Sau khi tổ chức, cá nhân thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện cung cấp dữ liệu đất đai theo yêu cầu.
- Đối với các trường hợp khai thác dữ liệu cần phải tổng hợp, xử lý trước khi cung cấp cho tổ chức, cá nhân thì phải thực hiện bằng hình thức hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự giữa cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai và tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác dữ liệu.
Thời hạn giải quyết: Trường hợp nhận được yêu cầu trước 15 giờ thì phải cung cấp ngay trong ngày; trường hợp nhận được yêu cầu sau 15 giờ thì cung cấp dữ liệu đất đai được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo; Trường hợp yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai dưới hình thức tổng hợp thông tin thì thời hạn cung cấp dữ liệu đất đai được xác định theo thỏa thuận giữa cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai và người có yêu cầu bằng hình thức hợp đồng.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Hướng dẫn tra cứu, cung cấp thông tin dữ liệu đất đai năm 2022”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; tư vấn luật đất đai, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102 hoặc qua các kênh sau:
FB: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Tra cứu thông tin đất đai và giá áp dụng để tính lệ phí trước bạ
- Trình tự thủ tục về xin thông tin tra cứu quy hoạch đất đai?
- Phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ điều 15 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT quy định về xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống thông tin đất đai thì cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai ở Trung ương là Trung tâm Dữ liệu và Thông tin đất đai thuộc Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai ở địa phương là Văn phòng đăng ký đất đai.
Đối với địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, Văn phòng đăng ký đất đai, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm cung cấp dữ liệu đất đai từ hồ sơ địa chính theo phân cấp quản lý hồ sơ địa chính.
Việc tra cứu thông tin đất có ý nghĩa sau đây:
– Đối với người bán: Nhằm có thể đảm bảo thông tin về đất đai chuẩn. Kiểm tra những mảnh đất dự định mua tầm khoảng bao nhiêu. Đáng chú ý việc mua đất để đầu tư thì tra cứu quy hoạch đất đai là việc tất yếu phải làm. Để có thể biết được các dự án chuẩn bị được triển khai. Từ đó giá trị mảnh đất có thể tăng cao hơn nhiều ở thời điểm hiện tại.
– Đối với người mua: Việc tra cứu thông tin đất đối với người mua cũng quan trọng không kém. Việc kiểm tra này để xác thực các thông tin bên người bán cung cấp có đúng sự thật pháp lý hay không, có đang tranh chấp hay đất có hợp pháp không, có đang trong diện giải phóng mặt bằng, thu hồi hay không. Ở từng khu vực đều được quy hoạch để thực hiện nhiều mục đích, nhiệm vụ khác nhau: khu công nghiệp, đất ở, đất quy hoạch… Qua đó khách hàng sẽ có quyết định cho mảnh đất tùy theo hiện trạng thực tế, mong muốn của bản thân, tránh tình trạng bị lừa trong các giao dịch đất đai. Bởi hiện nay rất nhiều người bị lừa trắng trợn vì không nắm bắt thông tin kịp thời khiến cho kinh tế gia đình suy sụp.
Căn cứ điều 13 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT, những trường hợp không được cung cấp dữ liệu đất đai gồm:
– Văn bản, phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu mà nội dung không rõ ràng, cụ thể; yêu cầu cung cấp dữ liệu thuộc phạm vi bí mật Nhà nước không đúng quy định.
– Văn bản yêu cầu không có chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu xác nhận đối với tổ chức; phiếu yêu cầu không có chữ ký, tên và địa chỉ cụ thể của cá nhân yêu cầu cung cấp dữ liệu.
– Mục đích sử dụng dữ liệu không phù hợp theo quy định của pháp luật.
– Không thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định gồm: Phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai; chi phí in ấn, sao chụp hồ sơ, tài liệu; chi phí gửi tài liệu (nếu có).
Như vậy, chỉ cần thuộc một trong những lý do nêu trên thì cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai có quyền từ chối cung cấp thông tin thửa đất, thông tin địa chính.