Hướng dẫn soạn thảo mẫu hợp đồng cho mượn đất mới năm 2022

28/06/2022 | 11:22 73 lượt xem Thanh Loan

Hiện nay, khi cho thuê, mượn đẩt, chuyển nhượng, mua bán, sang tên nhà đất đều sẽ phải lập thành hợp đồng giữ hai bên. Việc lập hợp đồng này sẽ giúp đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên, ràng buộc pháp lý về mặt nghĩa vụ để tránh tranh chấp có thể xảy ra. Vậy mẫu hợp đồng cho mượn đất được lập như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn soạn thảo mẫu hợp đồng cho mượn đất mới năm 2022. Mời các bạn độc giả tham khảo và áp dụng.

Căn cứ pháp lý

Hướng dẫn soạn thảo hợp mẫu đồng cho mượn đất mới năm 2022

Nội dung mẫu hợp đồng cho mượn đất

Thông tin hai bên

Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức, người đại diện theo đúng pháp luật, chứng minh nhân dân hoặc mã số thuế, địa chỉ của các bên.

Chi tiết về nhà đất thuê/ cho thuê

Các thông tin cần thể hiện: địa chỉ, diện tích, tình trạng nhà, kết cấu.

Nếu hợp đồng thuê căn hộ chung cư thì các bên phải ghi rõ phần sở hữu chung, sử dụng chung; diện tích sử dụng thuộc quyền sở hữu riêng; diện tích sàn xây dựng căn hộ; mục đích sử dụng của phần sở hữu chung, sử dụng chung trong nhà chung cư theo đúng mục đích thiết kế đã được phê duyệt ban đầu.

Thời hạn cho thuê, thời gian bàn giao nhà, thời gian bắt đầu tính tiền thuê

Nên trình bày ngày chính xác và cụ thể, thời hạn, số lượng tháng.

Thời hạn và phương thức thanh toán tiền thuê, tiền cọc

Hai bên thể hiện khoảng thời gian thanh toán tiền thuê, số ngày trễ hạn có thể chấp nhận, số tiền cọc là bao nhiêu, quy định hoàn trả cọc và hình thức hoàn trả, thời gian hoàn trả như thế nào.

Quyền và nghĩa vụ của các bên

Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015, Hợp đồng thuê nhà ở được quy định và hướng dẫn như sau:

Hình thức hợp đồng thuê nhà ở và hợp đồng thuê nhà ở phải được lập thành văn bản, nếu thời hạn thuê từ sáu tháng trở lên thì phải có công chứng hoặc chứng thực và phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác

Nghĩa vụ của bên cho thuê nhà ở

  • Thời gian bàn giao nhà cho bên thuê, nếu bàn giao chậm thì như thế nào.
  • Bảo đảm những phần bảo dưỡng nhà nào cho bên thuê để có thể sử dụng ổn định nhà trong thời hạn thuê.
  • Bảo dưỡng, sửa chữa nhà theo định kỳ hoặc theo thoả thuận; nếu bên cho thuê không bảo dưỡng, sửa chữa nhà mà gây thiệt hại cho bên thuê thì phải bồi thường. 

Quyền của bên cho thuê nhà ở

Bên cho thuê nhà ở có các quyền sau đây:

  • Nhận đủ tiền thuê nhà đúng kỳ hạn đã thoả thuận: số tiền, thể hiện thời gian nhận tiền thuê nhà, và cách thức nhận (tiền mặt, chuyển khoản, v.v.)
  • Các điều kiện đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà theo quy định Bộ luật Dân sự 2015. Chi tiết các điều khoản chấm dứt hợp đồng.
  • Cải tạo, nâng cấp nhà cho thuê khi được bên thuê đồng ý, nhưng không được gây phiền hà cho bên thuê sử dụng chỗ ở.
    Được lấy lại nhà cho thuê khi thời hạn thuê đã hết; nếu hợp đồng không quy định thời hạn thuê thì bên cho thuê muốn lấy lại nhà phải báo cho bên thuê biết trước sáu tháng.

Nghĩa vụ của bên thuê nhà ở

  • Bên thuê nhà có các nghĩa vụ sau đây:
  • Sử dụng nhà đúng mục đích đã thoả thuận.
  • Trả đủ tiền thuê nhà đúng kỳ hạn đã thoả thuận.
  • Giữ gìn nhà, sửa chữa những hư hỏng do mình gây ra.
  • Tôn trọng quy tắc sinh hoạt công cộng.
  • Trả nhà cho bên cho thuê theo đúng thoả thuận.
Hướng dẫn soạn thảo mẫu hợp đồng cho mượn đất mới năm 2022
Hướng dẫn soạn thảo mẫu hợp đồng cho mượn đất mới năm 2022

Quyền của bên thuê nhà ở
Bên thuê nhà có các quyền sau đây:

  • Nhận nhà thuê theo đúng thoả thuận.
  • Được đổi nhà đang thuê với người thuê khác, nếu được bên cho thuê đồng ý bằng văn bản;
  • Được cho thuê lại nhà đang thuê, nếu được bên cho thuê đồng ý bằng văn bản;
  • Được tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thoả thuận với bên cho thuê, trong trường hợp thay đổi chủ sở hữu nhà;
  • Yêu cầu bên cho thuê sửa chữa nhà đang cho thuê trong trường hợp nhà bị hư hỏng nặng.
  • Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê

Quyền, nghĩa vụ của những người thuộc bên thuê có tên trong hợp đồng thuê nhà ở.
Những người thuộc bên thuê có tên trong hợp đồng thuê nhà có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với bên cho thuê và phải liên đới thực hiện các nghĩa vụ của bên thuê đối với bên cho thuê.

Các thỏa thuận khác

Thể hiện những thỏa thuận về phí quản lý, điện, nước, cách thức đóng nếu có. Các thỏa thuận khác giữa hai bên nếu có.

Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng: Hợp đồng có hiệu lực ngay sau khi ký hết hay từ ngày giờ cụ thể nào khác.

Tải xuống mẫu hợp đồng cho mượn đất

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về “Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng cho mượn đất”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về thành lập doanh nghiệp; tra mã số thuế cá nhân, xác nhận độc thân;… vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.  Hoặc qua các kênh sau:

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Điều kiện đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở?

Bên cho thuê nhà có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà khi bên thuê có một trong các hành vi sau đây: Không trả tiền thuê nhà liên tiếp trong ba tháng trở lên mà không có lý do chính đáng; Sử dụng nhà không đúng mục đích thuê; Cố ý làm nhà hư hỏng nghiêm trọng; Sửa chữa, đổi hoặc cho người khác thuê lại toàn bộ hoặc một phần nhà đang thuê mà không có sự đồng ý bằng văn bản của bên cho thuê; Làm mất trật tự công cộng nhiều lần và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt bình thường của những người xung quanh; Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến vệ sinh môi trường.
Bên thuê nhà có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà khi bên cho thuê có một trong các hành vi sau đây: Không sửa chữa nhà khi chất lượng nhà giảm sút nghiêm trọng; Tăng giá thuê nhà bất hợp lý. Quyền sử dụng nhà ở bị hạn chế do lợi ích của người thứ ba.

Đối tượng của hợp đồng cho mượn đất

Trong pháp luật dân sự có quy định về đối tượng của hợp đồng mượn tài sản; cụ thể: “ Tất cả những tài sản không tiêu hao đều có thể là đối tượng của hợp đồng mượn tài sản”. Dựa vào quy định này; ta thấy rằng đối tượng của hợp đồng mượn có thể là bất kì tài sản nào không tiêu hao; quyền sử dụng đất đáp ứng được điều kiện này.
Cho nên; quyền sử dụng đất hoàn toàn có thể là đối tượng của hợp đồng mượn. Do đó; giao dịch cho mượn quyền sử dụng đất là hợp lí và hoàn toàn không trái pháp luật.
Đối tượng của hợp đồng cho mượn đất là mảnh đất, quyền sử dụng đất; và tất cả các tài sản trên cái mảnh đất đó. Hết thời hạn, bên mượn phải trả lại chính tài sản đã mượn cho bên cho mượn; nên đối tượng của hợp đồng này không thể là vật tiêu hao; vì vật tiêu hao là vật sau khi đã qua một lần sử dụng thì mất đi hoặc không giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu.

Hợp đồng mượn đất có phải lập thành văn bản không?

Hợp đồng mượn đất phải được lập thành văn bản. trong hợp đồng quy định các điều khoản nêu rõ quyền và nghĩa vụ của các bên. Nếu một trong hai bên vi phạm hợp đồng thì phải bồi thường theo quy định.