Đất đai là nguồn tài nguyên quý giá và các quy định, chính sách về đất đai luôn được nhà nước đặc biệt quan tâm và điều chỉnh. Trong đó, có cả các quy định về quyền sử dụng đất của hợp tác xã. Nhiều người dân vẫn luôn thắc mắc hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tập thể dù có tư cách pháp nhân thì liệu có thể chia đất không. Vậy trên thực tế quy định về quyền và nghĩa vụ của hợp tác xã trong việc sử dụng đất như thế nào? Hợp tác xã có quyền chia đất không? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết bên dưới của Tư vấn luật đất đai để được giải đáp những thắc mắc về vấn đề này cùng những quy định liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn.
Căn cứ pháp lý
Hợp tác xã là gì?
Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.
Hợp tác xã là một mô hình tổ chức kinh tế phổ biến từ lâu và được khuyến khích phát triển ở Việt Nam, tồn tại song hành cùng với các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam.
Việc thành lập hợp tác xã cũng giống với việc thành lập công ty, đều phải đăng ký tại Cơ quan có thẩm quyền.
Theo Điều 29 Luật Hợp tác xã 2012, cơ cấu tổ chức hợp tác xã gồm đại hội thành viên, hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc) và ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên.
Hợp tác xã có tư cách pháp nhân không?
Theo định nghĩa về hợp tác xã tại khoản 1 Điều 3 Luật Hợp tác xã 2012 đã khẳng định hợp tác xã có tư cách pháp nhân.
Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.
Để một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
- Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 Bộ luật Dân sự 2015;
- Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
- Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
(Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015)
Quyền và nghĩa vụ của hợp tác xã sử dụng đất
Theo Điều 174 Luật Đất đai năm 2013, hợp tác xã sử dụng đất dưới hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất và thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê có các quyền và nghĩa vụ sau:
- Quyền, nghĩa vụ chung theo Điều 166, 170 Luật Đất đai năm 2013;
- Chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất;
- Cho thuê quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất đối với trường hợp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất; cho thuê lại quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất đối với trường hợp được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;
- Tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước; tặng cho quyền sử dụng đất cho cộng đồng dân cư để xây dựng các công trình phục vụ lợi ích chung của cộng đồng; tặng cho nhà tình nghĩa gắn liền với đất theo quy định của pháp luật;
- Thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam;
- Góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất để hợp tác sản xuất, kinh doanh với tổ chức, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật.
- Theo Điều 175 Luật Đất đai năm 2013, hợp tác xã sử dụng đất dưới hình thức thuê đất trả tiền thuê đất hằng năm có các quyền và nghĩa vụ sau:
- Quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166, 170 Luật Đất đai năm 2013;
- Thế chấp tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam;
- Bán tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê khi có đủ điều kiện quy định tại Điều 189 của Luật này; người mua tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định;
- Góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê; người nhận góp vốn bằng tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định;
- Cho thuê lại quyền sử dụng đất theo hình thức trả tiền thuê đất hàng năm đối với đất đã được xây dựng xong kết cấu hạ tầng trong trường hợp được phép đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng đối với đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
- Sự khác biệt ở chỗ, hợp tác xã thuê đất trả tiền thuê đất hằng năm không có quyền giao dịch quyền sử dụng đất (không được chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất) như hợp tác xã được giao đất, thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, mà chỉ có quyền giao dịch đối với tài sản thuộc sở hữu của hợp tác xã gắn liền với đất được giao, thuê.
Tài sản không chia được của liên hiệp hợp tác xã sẽ gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 48 Luật Hợp tác xã 2012 quy định như sau:
Tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
- Tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được hình thành từ nguồn sau đây:
a) Vốn góp của thành viên, hợp tác xã thành viên;
b) Vốn huy động của thành viên, hợp tác xã thành viên và vốn huy động khác;
c) Vốn, tài sản được hình thành trong quá trình hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
d) Khoản trợ cấp, hỗ trợ của Nhà nước và khoản được tặng, cho khác. - Tài sản không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bao gồm:
a) Quyền sử dụng đất do Nhà nước giao đất, cho thuê đất;
b) Khoản trợ cấp, hỗ trợ không hoàn lại của Nhà nước; khoản được tặng, chữ theo thỏa thuận là tài sản không chia;
c) Phần trích lại từ quỹ đầu tư phát triển hằng năm được đại hội thành viên quyết định đưa vào tài sản không chia;
d) Vốn, tài sản khác được điều lệ quy định là tài sản không chia. - Việc quản lý, sử dụng tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thực hiện theo quy định của điều lệ, quy chế quản lý tài chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, nghị quyết đại hội thành viên và các quy định của pháp luật có liên quan.
Theo đó, tài sản không chia được của liên hiệp hợp tác xã sẽ gồm:
- Quyền sử dụng đất do Nhà nước giao đất, cho thuê đất;
- Khoản trợ cấp, hỗ trợ không hoàn lại của Nhà nước; khoản được tặng, chữ theo thỏa thuận là tài sản không chia;
- Phần trích lại từ quỹ đầu tư phát triển hằng năm được đại hội thành viên quyết định đưa vào tài sản không chia;
- Vốn, tài sản khác được điều lệ quy định là tài sản không chia.
Hợp tác xã có quyền chia đất không?
HTX hoàn toàn có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Tùy từng trường hợp mà pháp luật quy định và hướng dẫn thực hiện cụ thể.
Đối với dự án đầu tư được nhà nước giao đất, cho thuê đất
Việc thanh lý QSDĐ khi chấm dự án được quy định như sau: “Trong trường hợp chấm dứt dự án nhà đầu tư tự thanh lý dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về thanh lý tài sản khi dự án đầu tư chấm dứt hoạt động.”
Ngoài ra điểm b Khoản 5 Điều 41 Nghị định 118/2015/NĐ-CP quy định “Đối với dự án đầu tư được nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.”
Đối với trường hợp HTX được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất thì sau khi chấm dứt dự án nhà nước sẽ thu hồi theo quy định của pháp luật về đầu tư, được hướng dẫn tại Khoản 14 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP.
Các trường hợp Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại khoản 1 Điều 64 và khoản 1 Điều 65 của Luật đất đai thì xử lý thu hồi đất như sau:
Kể từ ngày dự án đầu tư bị chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật về đầu tư, HTX được tiếp tục sử dụng đất 24 tháng;
Sau 24 tháng kể từ ngày dự án đầu tư bị chấm dứt hoạt động theo quy định, HTX được thực hiện chuyển quyền sử dụng đất, bán tài sản hợp pháp gắn liền với đất cho nhà đầu tư khác theo quy định của pháp luật;
Sau 24 tháng kể từ ngày dự án đầu tư bị chấm dứt hoạt động theo quy định, HTX không thực hiện được việc chuyển quyền sử dụng đất, bán tài sản hợp pháp của mình gắn liền với đất cho nhà đầu tư khác thì Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 64 của Luật đất đai.
Do đó, trong trường hợp HTX được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho nhà đầu tư khác trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày dự án đầu tư bị chấm dứt hoạt động. Ngược lại, nếu ngoài thời hạn nói trên mà HTX vẫn chưa chuyển nhượng được quyền sử dụng đất thì sẽ bị thu hồi đất.
Đất đai thuộc quyền sở hữu của HTX, không thuê của nhà nước
Theo quy định tại Điều 188 Luật đất đai, HTX được quyền chuyển nhượng QSDĐ là tài sản do HTX mua sắm và thỏa mãn các điều kiện sau đây:
Có Giấy chứng nhận, ngoại trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
Đất sạch không kiện tụng, tranh chấp;
Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
Trong thời hạn sử dụng đất.
Như vậy, đất do thành viên góp quyền sử dụng vào hợp tác xã thì Nhà nước không thu hồi đất. HTX là chủ sở hữu, sử dụng, quản lý QSDĐ đó và xử lý (bán, cho thuê, tặng,..) theo điều lệ của hợp tác xã, nghị quyết của đại hội thành viên.
Mời bạn xem thêm:
- Tranh chấp thừa kế nhà đất giải quyết thế nào?
- Đất đang có tranh chấp thì có được đưa vào kinh doanh không?
- Trưởng thôn được từ chối hòa giải tranh chấp khi có yêu cầu hay không?
Thông tin liên hệ
Tư vấn luật đất đai sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Hợp tác xã có quyền chia đất không?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tách sổ đỏ đồng sở hữu. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo khoản 4 Điều 52 Luật Hợp tác xã 2012 quy định như sau:
Chia, tách hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
…
Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bị chia chấm dứt tồn tại sau khi các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký. Các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mới phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ khác của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bị chia.
Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bị tách và được tách phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ khác của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bị tách.
Tài sản không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bị chia, tách được chuyển thành tài sản không chia của các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã sau khi chia, tách theo phương án do đại hội thành viên quyết định.
Như vậy, tài sản không chia được khi tách liên hiệp hợp tác xã được được chuyển thành tài sản không chia của các liên hiệp hợp tác xã sau khi tách theo phương án do đại hội thành viên quyết định.
Theo Điều 55 Luật Đất đai năm 2013, hợp tác xã được Nhà nước giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê; được giao đất thực hiện dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng.
Theo Điều 56 Luật Đất đai năm 2013, hợp tác xã được sử dụng đất dưới hình thức thuê đất (thu tiền thuê đất hàng năm hoặc thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê) để thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; đất xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh; đất để thực hiện dự án đầu tư nhà ở để cho thuê; sử dụng đất xây dựng công trình sự nghiệp.
Theo quy định tại khoản 27, Điều 3 Luật Đất đai thì; Hợp tác xã được xác định là tổ chức kinh tế sử dụng đất; nên việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; cho HTX thực hiện như việc cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức kinh tế.
Trường hợp HTX có tên trong sổ đăng ký ruộng đất; (giấy tờ quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 100 Luật Đất đai); thì việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; cho Hợp tác xã được xác định theo quy định tại Điều 25 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP; ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.