Hợp đồng tặng cho đất có điều kiện mới 2022

05/09/2022 | 23:54 274 lượt xem Thủy Thanh

Đất đai là một loại tài sản quý giá và chịu sự quản lý của Nhà nước. Bởi vậy nên thủ tục, các hoạt động tác động đến vấn đề sử dụng đất đai đều phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật. Hiện nay pháp luật Việt Nam quy định, các giao dịch liên quan đến đất đai thì phải lập thành hợp đồng. Vậy thì khi muốn tặng cho đất thì cần phải soạn hợp đồng như thế nào?. Hãy cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu qua bài viết ” Hợp đồng tặng cho đất có điều kiện” dưới đây nhé.

Câu hỏi: Chào luật sư, luật sư cho tôi hỏi la việc cha mẹ tặng cho đất cho con cái có điều kiện thì có phải lập thành hợp đồng không ạ? Nếu có thì hợp đồng đó được soạn thảo như thế nào ạ?. Tôi xin cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của mình, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

Tặng cho đất có điều kiện là như thế nào?

Theo quy định tại Điều 462 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về tặng cho có điều kiện là việc bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ dân sự trước và sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được trái pháp luật, đạo đức xã hội. 

Trường hợp thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.  Trong trường hợp phải thực hiện sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Tặng cho quyền sử dụng đất

Một khi mà bản chất của quyền sử dụng đất chưa rõ ràng thì bản chất của tặng cho quyền sử dụng đất cũng chưa được làm rõ. Dưới góc độ của Luật đất đai, tặng cho quyền sử dụng đất là một quyền tài sản trong giao lưu dân sự, kinh tê của thị trường bất động sản, Dưới góc độ Luật dân sự, tặng cho quyền sử dụng đất là một loại quyền khác ngoài quyền sở hữu. Quyền tặng cho quyền sử dụng đất là một vật quyền, quyền năng của nó không chỉ do pháp luật xác định mà còn được xác định do ý chí của chủ sở hữu là Nhà nước, nên nó bị hạn chế hơn so với quyền sở hữu.

Về lý luận, nếu đất đai thuộc sở hữu của Nhà nước, có nghĩa là, “tài sản thuộc sở hữu nhà nước (tài sản công) thì việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc phạm vi điều chỉnh của văn bản khác mà không phải do Bộ luật dân sự điều chỉnh”. Theo quy định của Luật đất đai hiện hành thì người sử dụng đất chỉ có quyền sử dụng đất như là một quyền năng của chủ sỏ hữu, đối tượng sử dụng là quyền sử dụng đất là một quyền tài sản trị giá được thành tiền. Quan điểm này là hợp lý vì: “Luật hợp đồng thuộc lĩnh vực luật tư và mang tính điển hình bởi Nhà nước đặt ra, nhằm hướng dẫn, hỗ trợ và bảo vệ cho các quyền lợi của tư nhân và chỉ giới hạn các quyền lợi này”.

Do đó, bản chất của tặng cho quyển sử dụng đất là tặng cho quyền tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước, nên quan hệ tặng cho quyền sử dụng đất chỉ do Luật đất đai đều chỉnh, theo quy định của pháp luật hiện hành thì Luật đất đai chỉ quy định nội dung của quyền tặng cho quyền sử dụng đất, còn Bộ luật dân sự quy định hình thức thực hiện quyển tặng cho quyền sử dụng đất thông qua giao dịch là hợp đồng là một bất cập.

Hợp đồng tặng cho đất có điều kiện
Hợp đồng tặng cho đất có điều kiện

Điều kiện tặng cho quyền sử dụng đất

Theo quy định tại khoản 1 Điều 188 Luật đất đai 2013 quy định về điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất như sau:

“1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

b) Đất không có tranh chấp;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất.”

Trường hợp người nhận thừa kế mà tài sản là quyền sử dụng đất nhưng là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất thì không được cấp giấy chứng nhận nhưng được tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 3 Điều 186 Luật đất đai 2013

Trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai 2013 được quyền tặng cho đất đai khi:

Thứ nhất, trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được quyền tặng cho đất sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất;

Thứ hai, trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền tặng cho khi có điều kiện để cấp giấy chứng nhận (chưa cần có giấy chứng nhận).

Hợp đồng tặng cho đất có điều kiện

Mời các bạn xem và tải mẫu hợp đồng tặng cho đất có điều kiện tại đây:

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

,

Nội dung mẫu hợp đồng tặng cho nhà đất có điều kiện

– Thông tin bên tặng cho và bên nhận tặng cho (Họ và tên, Ngày sinh, Số CMND, Hộ khẩu thường trú).

– Đối tượng hợp đồng: Nhà đất tặng cho (ghi rõ địa chỉ, diện tích, mục đích sử dụng,…)

– Điều kiện tặng cho.

– Thời điểm, địa điểm và phương thức giao nhà đất

Quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở.

Thủ tục nộp thuế và lệ phí công chứng.

– Phương thức giải quyết tranh chấp và cam đoan của các bên.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của tư vấn luật Đất đai về vấn đề Hợp đồng tặng cho đất có điều kiện“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Nếu quý khách có nhu cầu Tư vấn đặt cọc đất, Bồi thường thu hồi đất, Đổi tên sổ đỏ mất bao nhiêu tiền, Làm sổ đỏ, Tách sổ đỏ, tra cứu quy hoạch đất, Giải quyết tranh chấp đất đai, tư vấn luật đất đai…, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Khi làm hợp đồng tặng cho đất có điều kiện thì cần lưu ý những gì?

– Bên tặng cho nhà đất và bên được tặng cho nhà đất phải là người có năng lực pháp luật và có hành vi dân sự.
Cả hai bên phải hoàn toàn tự nguyện trong thỏa thuận cho và nhận.
– Điều kiện tặng cho nhà đất là những điều cần thiết mà bên tặng cho tài sản cần đạt được. Đó là những nghĩa vụ mà bên được tặng cho nhà đất phải thực hiện. Tức là nghĩa vụ dân sự mà bên được tặng cho phải làm theo yêu cầu của bên tặng cho như chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá thực hiện một công việc hoặc không thực hiện một công việc nhất định.
– Tuân thủ điều kiện không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Các trường hợp tặng cho quyền sử dụng đất có điểu kiện gồm?

Tặng cho quyền sử dụng đất có điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng:
Tặng cho quyền sử dụng đất có điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng là trường hợp cha mẹ hay người thân thuộc lập hợp đồng tặng cho con, cháu quyền sử dụng đất với điều kiện người con, cháu đó phải có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, người thân thuộc đến hết đồi. Tuy pháp luật cho phép khi người con, cháu không thực hiện nghĩa vụ, thì cha mẹ có quyền đòi lại quyền sử dụng đất (khoản 3 Điều 470 Bộ luật dân sự năm 2005).
Trên thực tế, người con, cháu đã thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, người thân thuộc nhưng có thể là thực hiện chưa tốt, chưa đầy đủ hoặc thực hiện tốt, nhưng cha mẹ cho rằng người con không làm tròn nghĩa vụ, nên yêu cầu Tòa án hủy bỏ hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất để lấy lại đất. Về mặt pháp lý, việc tặng cho đã hoàn thành, người con, cháu đã đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; về mặt thực tế, người con, cháu đã nhận đất sử dụng; song các căn cứ để xác định đã thực hiện nghĩa vụ lại chưa có quy định. 
Tặng cho quyền sử dụng đất có điều kiện thờ cúng, hương hỏa:
Thờ cúng ông bà, tổ tiên là một tập quán, truyền thống của dân tộc được truyền từ đời này sang đời khác, một tục lệ có ý nghĩa thiêng liêng, trên nguyên tắc tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân. Pháp luật cho phép người lập di chúc có quyền để lại một phần di sản của mình để dùng vào việc thờ cúng; phần di sản đó không được đem chia thừa kế mà được giao cho một người quản lý được chỉ định trong di chúc để thực hiện việc thờ cúng.
Người quản lý không được sử dụng tài sản vào mục đích riêng của mình, không có quyển định đoạt tài sản này; nếu người quản lý di sản dùng vào việc thò cúng không có điều kiện quản lý tài sản, hoặc không thực hiện đúng di chúc hay không theo thoả thuận của những người thừa kế, thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.