Xin chào Luật sư. Tôi hiện nay đang sinh sống và làm việc tại Bình Dương, hiện nay tại địa vàn tôi sinh sống có một thửa đất trong khu công nghiệp bỏ trống, đã lâu không sử dụng tới nên tôi muốn thuê lại đất trong khu công nghiệp này để kinh doanh. Tuy nhiên tôi thắc mắc quy định về việc sử dụng đất khu công nghiệp hiện nay như thế nào? Khi muốn thuê đất trong khu công nghiệp như vậy thì cần đáp ứng điều kiện gì và hồ sơ xin thuê đất trong khu công nghiệp gồm những gì? Thủ tục thực hiện thuê ra sao? Mong được luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến Tư vấn luật đất đai, chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc trên của bạn tại bài viết này, hi vọng bài viết mang lại thông tin hữu ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Đất khu công nghiệp là gì?
Theo điểm đ khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai 2013 quy định về đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.
Như vậy, đất khu công nghiệp được hiểu là đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp dùng để xây dựng cụm công nghiệp, khu chế xuất và các khu sản xuất.
Quy định về việc sử dụng đất khu công nghiệp
Việc sử dụng đất khu công nghiệp được quy định tại Điều 149 Luật Đất đai 2013 như sau:
– Việc sử dụng đất xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, làng nghề phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Khi quy hoạch, thành lập khu công nghiệp, khu chế xuất phải đồng thời lập quy hoạch, xây dựng khu nhà ở, công trình công cộng nằm ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất phục vụ đời sống người lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu chế xuất.
– Nhà nước cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất.
Đối với phần diện tích thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì người được Nhà nước cho thuê đất có quyền cho thuê lại đất với hình thức trả tiền thuê đất hàng năm;
Đối với phần diện tích thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê thì người được Nhà nước cho thuê đất có quyền cho thuê lại đất với hình thức trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê hoặc trả tiền thuê đất hàng năm.
Nhà đầu tư được miễn tiền thuê đất đối với diện tích đất xây dựng kết cấu hạ tầng sử dụng chung trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất.
– Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất được thuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầng của cá nhân, tổ chức gồm:
+ Tổ chức kinh tế khác;
+ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
+ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng.
Đồng thời, có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
+ Trường hợp thuê lại đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê thì có các quyền và nghĩa vụ của tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê theo Điều 174 Luật Đất đai 2013;
+ Trường hợp thuê lại đất trả tiền thuê đất hàng năm thì có các quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập sử dụng đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm quy định tại Điều 175 Luật Đất đai 2013.
– Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất phải sử dụng đất đúng mục đích đã được xác định, được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và có các quyền, nghĩa vụ theo quy định.
– Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất đã được Nhà nước giao đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với kết cấu hạ tầng của cá nhân, tổ chức sau:
+ Tổ chức kinh tế khác;
+ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất
Nếu được giao đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trước ngày 01/7/2014 thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn còn lại của dự án mà không phải chuyển sang thuê đất. Khi hết thời hạn thực hiện dự án nếu có nhu cầu được Nhà nước xem xét cho thuê đất theo quy định.
Hồ sơ xin thuê đất trong khu công nghiệp gồm những gì?
Chuẩn bị hồ sơ xin thuê đất trong khu công nghiệp gồm:
- Đơn xin thuê đất theo mẫu (có thể xin mẫu tại ban quản ký khu công nghiệp)
- Bản sao giấy chứng nhận đầu tư hoặc văn bản chấp thuận đầu tư kèm theo bản thuyết minh dự án đầu tư
- Đề cương tóm tắt dự án đầu tư vào cụm công nghiệp
- Văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất; thẩm định điều kiện cho thuê đất đã lập khi cấp giấy chứng nhận đầu tư hoặc thẩm định dự án đầu tư hoặc xét duyệt dự án
- Trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất
- Hồ sơ sẽ được gửi đến Sở Tài nguyên và môi trường nơi có đất. Cơ quan chức năng sẽ xem xét và xử lý hồ sơ.
Quy trình thủ tục thuế đất trong khu công nghiệp năm 2023
Quy trình thủ tục thuê đất trong khu công nghiệp
- Bước 1: Nhà đầu tư tìm kiếm khu công nghiệp thích hợp và thỏa thuận với đơn vị chủ quản về hạ tầng, vị trí, diện tích, dịch vụ tiện ích, giá, phí và phương thức thanh toán.
- Bước 2: Sau khi thỏa thuận hoàn tất, công ty cho thuê đất trình Ban Quản lý Khu kinh tế cho chủ trương tiếp nhận đầu tư.
- Bước 3: Ban Quản lý Khu kinh tế cho chủ trương tiếp nhận đầu tư.
- Bước 4: Sau khi có chủ trương tiếp nhận, công ty cho thuê đất và chủ đầu tư tiến hành ký hợp đồng thuê đất hay chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
- Bước 5: Đăng ký thành lập doanh nghiệp hay chi nhánh doanh nghiệp để trực tiếp đầu tư dự án (tại Ban Quản lý Khu kinh tế nếu là dự án FDI; tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nếu là dự án DDI). Sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, nhà đầu tư tiến hành trình Ban Quản lý Khu kinh tế cấp Giấy Chứng nhận đầu tư dự án.
- Bước 6: Công ty cho thuê đất và nhà đầu tư bàn giao mặt bằng.
- Bước 7: Nhận mặt bằng và thực hiện các thủ tục để tiến hành xây dựng nhà xưởng
Thông tin liên hệ:
Tư vấn luật đất đai đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Hồ sơ xin thuê đất trong khu công nghiệp gồm những gì?” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Mức bồi thường thu hồi đất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Phí môi giới thuê nhà là bao nhiêu?
- Diện tích nhà ở tối thiểu trên đầu người
- Phí quản lý chung cư tính theo diện tích nào?
Câu hỏi thường gặp:
Thời hạn sử dụng đất khu công nghiệp theo khoản 1 Điều 51 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (sửa đổi tại khoản 36 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP) quy định như sau:
– Thời hạn sử dụng đất trong khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, làng nghề theo thời hạn của dự án đầu tư.
– Trường hợp thời hạn của dự án đầu tư dài hơn thời hạn sử dụng đất còn lại của khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, làng nghề thì doanh nghiệp đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, làng nghề phải thực hiện:
Hợp đồng thuê đất khu công nghiệp là thỏa thuận pháp lý ký giữa nhà đầu tư hạ tầng khu công nghiệp và bên có nhu cầu thuê đất trong khu công nghiệp với mục đích thuê đất và hạ tầng của đất trong khu công nghiệp.
Hợp đồng thuê đất khu công nghiệp về bản chất là hợp đồng thuê lại đất trong khu công nghiệp. Bên cho thuê đất thuê lại đất của nhà nước, đầu tư hạ tầng khu công nghiệp và cho thuê lại đất đã đầu tư.
Điều kiện để được thuê đất trong khu công nghiệp yêu cầu quyền sử dụng đất chỉ được cho thuê lại khi không nằm trong quy định tại điều 175 của Luật đất đai. Bên cạnh đó, hợp đồng thuê đất và các giấy tờ pháp lý để làm thủ tục thuê đất khu công nghiệp cần phải minh bạch và được công chứng theo đúng quy định của pháp luật.
Thuê đất để hoạt động đầu tư kinh doanh trong khu công nghiệp cần phải phù hợp với quy định và điều kiện đầu tư của từng địa phương cũng như đơn vị chủ sở hữu khu công nghiệp.